Dạy học theo trạm
Mục lục
1. Khái niệm[sửa]
Xuất phát từ quá trình tổ chức dạy học ở bậc tiểu học, dạy học theo trạm đã được áp dụng rộng rãi nhờ tính linh hoạt trong các bước tổ chức thực hiện. Dạy học theo trạm là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm HS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt (Hình 2).
Việc phân hóa trong dạy học theo trạm khả là linh hoạt, đa dạng. Có thể thực hiện phân hóa theo nội dung bằng cách xây dựng những nhiệm vụ tự chọn với mức độ khó dễ khác nhau. Cũng có thể tổ chức dạy học theo trạm với sự phân hóa về mức độ hướng dẫn cụ thể, chi tiết hay là khái quát, định hướng chung thông qua hệ thống phiếu trợ giúp.
Một đặc trưng quan trọng của dạy học theo trạm đó là phải đảm bảo sự linh hoạt, các nhiệm vụ phải có tính độc lập đối với nhau. Do đó, trong trường hợp dạy học các bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ logic chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành nhiều hệ thống trạm (vòng tròn học tập) khác nhau, sao cho các các nhiệm vụ trong mỗi hệ thống trạm đó là độc lập với nhau [16].
2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo trạm[sửa]
B1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập[sửa]
- Mỗi hệ thống trạm gồm các trạm học tập, nhiệm vụ ở các trạm học tập độc lập với nhau. Nội dung hệ thống trạm có thể là kiến thức của một bài học hoặc một phần kiến thức xác định.
- Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệ thống trạm.
B2: Xây dựng nội dung các trạm[sửa]
- Ở mỗi trạm học tập có thể xây dựng các loại nhiệm vụ phong phú. Các nhiệm vụ ở các trạm có thể xây dựng được thể hiện trong bảng sau
Nhiệm vụ | Phiếu học tập | Vật liệu đi kèm |
---|---|---|
Tiến hành thí nghiệm và xử lí kết quả thí nghiệm | Cần có ảnh chụp các thiết bị, ô dành cho việc vẽ bố trí thí nghiệm, các câu hỏi, câu định hướng việc tiến hành thí nghiệm | Các thiết bị thí nghiệm |
Giải thích hiện tượng | Có ảnh chụp hiện tượng, yêu cầu giải thích hiện tượng, có thể sử dụng các kĩ thuật ra bài tập dưới dạng điền khuyết | Có thể chuẩn bị dụng cụ để tạo ra hiện tượng cần giải thích |
Làm việc mới máy tính: chạy phần mềm mô phỏng, xem clips, sử dụng phần mềm | Cần có ảnh chụp màn hình, các hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy tính, nhiệm vụ cần thực hiện: quan sát, mô tả, tóm tắt, ghi số liệu… | Máy tính có chứa tư liệu dạy học kĩ thuật số tương ứng |
Giải bài tập | Cần có nội dung bài tập, yêu cầu | |
Quan sát một thiết bị kĩ thuật và mô tả lại nguyên tắc cấu tạo của nó |
Ảnh
chụp
thiết
bị
kĩ
thuật,
Ô để vẽ nguyên tắc cấu tạo, khung để viết nguyên tắc hoạt động |
Thiết bị kĩ thuật |
Đọc các nguồn thông tin và tóm tắt thông tin quan trọng | Mô tả rõ ràng nội dung nhiệm vụ: đọc, tóm tắt dưới dạng bảng biểu hay sơ đồ tư duy | Văn bản cần đọc |
Ví dụ phiếu học tập trạm thí nghiệm
Ví dụ phiếu học tập trạm giải thích hiện tượng
B3. Tổ chức dạy học theo trạm[sửa]
- Chuẩn bị nguyên vật liệu cho từng trạm
- Thống nhất nội quy làm việc theo trạm với HS
- HS tiến hành các nhiệm vụ học tập trong từng trạm
- Tổng kết, hệ thống hóa kiến thức
Nguồn[sửa]
- Tài liệu tập huấn Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí; Vụ Giáo dục trung học; 2014