Dự báo thời tiết
Con người, như bất cứ loài sinh vật nào, chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong đó có các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, mưa... Khí hậu bao gồm vô số các yếu tố khí tượng ghi nhận tại một khu vực địa lý nhất định trong một khoảng thời gan dài. Ngược lại, thời tiết là biểu hiện của các yếu tố khí hậu ở hiện tại. Chúng ta nói hôm nay thời tiêt tốt, hôm nay thời tiết ở Hà Nội khác ở Huế chứ không nói rằng hôm nay khí hậu tốt nhưng lại nói khí hậu ở Hà Nội khác với ở Huế.
Con người luôn tìm hiểu, khám phá tự nhiên và dự báo thời tiết là một trong những biều hiện tìm hiều tự nhiên để tận dụng những điều kiện thuận lợi và hạn chế những khó khăn do tự nhiên đem lại. Dự báo thời tiết ứng dụng rất nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật nhằm dự đoán tình trạng khí quyển cho thời điểm trong tương lai tại ở địa điểm nhất định. Dự báo thời tiết đã ra đời cách hàng ngàn năm trước và đạt đến trình độ cao vào thế kỷ 19.
Mục lục
Lịch sử[sửa]
Cách đây hàng thiên niên kỷ con người đã cố gắng dự đoán các hiện tượng thời tiết. Từ 650 trước tây lịch (TrTL), người Babylon đã quan sát mây và dùng chiêm tinh để dự báo thời tiết. Khoảng 300 năm sau đó, Aristotle đã mô tả các hiện tượng thời tiết trong cuốn sách về viết về trái đất, Meteorologica. Tiếp sau đó, Theophrastus biên soạn cuốn sách về dự báo thời tiết có tên "Cuốn sách của các biểu hiện". Các truyển thuyết gắn với dự báo thời tiết cũng có từ 300 năm TrTL. Năm 904 sau tây lịch, Ibn Wahshiyah, người Ả rập đã bàn luận về thời tiết, thay đổi của khí quyển, các dấu hiệu của sao đổi ngôi, dấu hiệu của mưa dựa vào quan sát tuần trăng hay thay đổi thời tiết căn cứ vào gió.
Có thể thấy rằng khi đó dự báo thời tiết chủ yếu dựa vào những dạng biểu hiện của các hiện tượng như mây, gió... hay nói cách khác là nhận biết dấu hiệu. Ví dụ, khi thấy mặt trời đỏ lúc hoàng hôn dự đoán ngày hôm sau thời tiết tốt. Những nhận biết đã giúp con người tích lũy thành kinh nghiệm và được truyền cho các thế hệ sau. Các câu chuyện dân gian, ca dao về thời tiết ra đời đã giúp truyền lại những kinh nghiệm này. Tuy vậy không phải lúc nào những dự đoán theo kinh nghiệm đó cũng chính xác.
Trước năm 1835, khi chưa có liên lạc vô tuyến, việc truyền đạt thông tin được thực hiện một cách thủ công nên thông tin về thời tiết chỉ được truyền đi với tốc độ không nhanh hơn tốc độ của một ... đoàn tàu chạy bằng hơi nước. Liên lạc vô tuyến đã cho phép phát các thông tin về thời tiết một cách nhanh chóng từ cuối những năm 1840. Như vậy, con người đã có thể biết được dự báo về những cơn lốc trước khi chúng tới nơi. Francis Beaufort và Robert FitzRoy làm việc trong lực lượng hải quân Hoàng gia Anh đã phát triển phương pháp tốc độ gió và áp suất khí quyển, những đóng góp khoa học cho lịch sử phát triển của ngành khí tượng học. Công việc của họ được hải quân Hoàng gia công nhận và tạo cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo của khoa học dự báo thời tiết.
Thế kỷ 20 ghi nhận những bước tiến vượt bậc của khí tượng học. Dự báo định lượng (mô tả bằng các con số cụ thể các yếu tố khí tượng) đã được Lewis Fry Richardson đề xuất vào năm 1922 trong điều kiện không có máy tính để xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ và đưa ra con số dự báo trước khi các sự kiện thời tiết sảy ra. Công việc này trở nên phổ biến vào năm 1955 với sự trợ giúp của các chương trình tính toán.