Duy trì động lực học tập: Có cách nào khác ngoài phần thưởng?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Phần thưởng dường như giống vô số việc. Có thể bạn chỉ muốn kích hoạt sự tò mò tự nhiên của sinh viên để họ có thể học. Làm cho nội dung trở nên phù hợp hơn bằng cách kết nối nó với cuộc sống của sinh viên luôn luôn là cách thông minh nhưng điều này không có nghĩa là tạo nên kết nối mới đến não là tốt. Nhiệm vụ phải liên quan đến hành vi của người học (Ahis- sar et al., 1992)[1], đó là lí do tại sao bộ não không thích ứng với các nhiệm vụ vô nghĩa. Yêu cầu người học cảm nhận về một dự án sắp tới, họ sẽ nói rằng nó thật ngu ngốc. Cảm xúc của họ gặp vấn đề lớn. Có thể một sự thay đổi đơn giản trong dự án sẽ làm cho nó có giá trị. Trong quá trình thực hiện dự án, hãy thêm phản hồi và giải thích cho các giai đoạn.

Cho dù bạn có thể kích hoạt được động lực nội sinh một cách dễ dàng hoặc không phụ thuộc vào sinh viên cũng như mức độ kỹ năng của chính bạn. Có nhiều yếu tố góp phần thúc đẩy động lực - chỉ có một vài yếu tố bạn có thể kiểm soát được. Nhưng các kỹ năng của bạn trong việc sắp xếp môi trường tốt - ít căng thẳng và thử thách cao - là rất quan trọng. Đối với nhiều người, động lực nội sinh là một nơi khó có thể truy cập. Tuy nhiên, cũng có một vài gợi ý.

Ảnh minh họa

Gợi ý thực tế[sửa]

Dưới đây là một số cách để xây dựng động lực nội sinh của sinh viên

  • Đảm bảo sinh viên có một mô hình quá trình để theo dõi tiến độ hoặc có một mục đích cuối cùng mạnh mẽ.
  • Đảm bảo sinh viên có đủ các công cụ học tập mà họ cần.
  • Cung cấp nhiều sự khích lệ, không phải là một phần thưởng trực tiếp.
  • Cho phép sinh viên lựa chọn bài tập - cho những điều nhỏ nhất cũng như những điều lớn hơn.
  • Đóng vai trò niềm vui học tập
  • Cung cấp các trải nghiệm liên quan.
  • Đảm bảo nội dung có liên quan.
  • Cho phép sinh viên trờ thành một phần của nhóm thành công.
  • Tăng phản hồi cho người học.
  • Đồng ý dành nhiều thời gian cho trạng thái "dòng chảy”, khi người học hăng say trong việc học và quên mất thời gian
  • Xây dựng chương trình học việc
  • Mời sinh viên tốt nghiệp chia sẻ những câu chuyện thành công

Lựa chọn thay thế phần thưởng[sửa]

Một cách khác để hiểu về trạng thái cảm xúc là thông qua lăng kính của động lực và sự cam kết. Những trạng thái tích cực xuất hiện khi chúng có ở trong trạng thái cảm xúc tâm trí-tình cảm cụ thể. Phát hiện chính trong lịch sử của khoa học thần kinh là các hành vi bên ngoài bằng cách nào đó có liên quan đến quá trình bên trong của não. Hàng triệu tế bào thần kinh phối hợp để hình thành một hệ thống tín hiệu phức tạp, đại diện cho những hành vi mà ta gọi là "trạng thái”. Đây là nguyên nhân tương tự như cách mà gió, ánh nắng và độ ẩm kết hợp với nhau hình thành nên một mô hình khí quyển phức tạp mà ta gọi là "thời tiết”. Trạng thái tạo nên các điều kiện "thời tiết” trong não tại mỗi thời điểm. Bạn có thể thấy rằng tất cả chúng ta đều trải qua sự thay đổi của trạng thái (trừ khi đang ở trong trạng thái hôn mê). Trạng thái thay đổi cảm giác của chúng ta (như đói, mệt mỏi, ngứa), cảm xúc (như tội lỗi, hạnh phúc, lo lắng) và suy nghĩ (như lạc quan, cả tin, tập trung) kết hợp và tái kết hợp cùng một lúc. Nhưng trạng thái không phải là vô hình như chúng ta từng nghĩ, thay vào đó, chúng có thể định lượng, rất thực tế và chắc chắn nhận biết được (Bechara et al., 1994)[2].

Trạng thái có ảnh hưởng gì tới động lực và sự cam kết? Với động lực, trạng thái kết hợp các tương tác cảm xúc, nhận thức và tương tác vật lý cho phép cho chúng ta thực hiện tất cả các quyết định. Gợi lên trạng thái cảm xúc cụ thể cho phép người học cảm thấy tự do hơn để tạo nên những khám phá mới. Các trạng thái được khích hoạt thường xuyên, thay đổi nhanh chóng, các mạng lưới thần kinh đặc trưng thường kết hợp nhiều khu vực của não bộ. Hàng nghìn, hàng triệu tế bào thần kinh tạo nên sự kết hợp tích hợp tâm trí, cơ thể và cảm xúc là những trạng thái của bạn. Những hệ thống này nằm bên trong não bộ và cơ thể chúng ta không thể tách rời nhau.

Ngạc nhiên thay, các trạng thái đang chuyển mục tiêu, liên tục biến động mạnh bởi tính nhạy cảm cao đối với môi trường bên trong và bên ngoài. Điều này là hợp lý để mô tả các trạng thái như là "các đặc tính rõ nét” của bộ não tự tổ chức của con người bởi vì chúng luôn ở trong một trạng thái (Grigsby & Stevens, 2000)[3]. Mặc dù bạn có thể trải nghiệm trạng thái của chính bạn ổn định tại một thời điểm nhất định, nó luôn luôn là quá trình củng cố, giảm thiểu hoặc chuyển sang trạng thái khác. Trong thực tế, đa số các trạng thái là các tâm trạng cơ sở, chiếm vị trí thứ yếu mà chúng ta hầu như không ý thức được. Tuy nhiên, chúng dễ được nhận thấy khi ta dừng lại, lắng nghe và đồng cảm với chúng.

Thực tế, tất cả điều này phải thực hiện với động lực và cam kết? Tất cả hành vi bạn muốn từ sinh viên đến từ một nhóm các trạng thái tiềm năng. Nếu tôi bị đe dọa bởi súng, cuộc sống của tôi đang gặp nguy hiểm. Tôi sẽ không cảm thấy lãng mạn khi nghĩ về vợ tôi trong thái đó. Tương tự, trong lớp học, một sinh viên ở trong trạng thái "Bạn không thể tác động lên tôi và tôi không muốn điều đó” sẽ không thích tham gia nhiều. Trong một trạng thái khác, chính học sinh đó sẽ sẵn sàng tham gia vào lớp học. Vì vậy, có một mục tiêu mới: Đưa sinh viên đến trạng thái thích hợp trước, trong một nhóm các hành vi tiềm năng tốt hơn. Sau đó thay đổi hành vi để trở thành có thể.

Hướng tiếp cận này cho thấy sự khác nhau dẫn đến vấn đề này của động lực và cam kết - điều này thực sự là một vấn đề của quản lý trạng thái. Bạn có thể đoán và quản lý trạng thái sinh viên như thế nào? Trước hết đọc được trạng thái là quan trọng. Nếu bạn thấy sinh viên ở trong trạng thái thờ ơ, hãy nhớ sinh viên đó có thể xuất phát ở một trạng thái khác, như là thất vọng. Khi một giảng viên không đối phó được với sự thất vọng, sinh viên có thể trở nên giận dữ (đi đến trạng thái thay thế) hoặc ngắt kết nối (đi vào trạng thái thờ ơ). Điều này chỉ ra rằng khá dễ dàng để tạo ra nỗ lực nhận thức được các trạng thái như thất vọng hơn là đối phó với giận dữ. Đọc trạng thái của sinh viên không ngừng. Chúng sẽ cho bạn biết những gì đang diễn ra nếu bạn chú ý.

Một khi bạn đọc được trạng thái, bạn nên tự hỏi chính mình câu hỏi: Liệu trạng thái tôi đang nhận thấy có thích hợp với hành động tiếp theo (hành vi mục đích) mà tôi muốn? Nếu không, bạn có một giải pháp tiềm năng: Thay đổi trạng thái trước, sau đó thay đổi trong hành vi sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ: Nếu bạn muốn yêu cầu sinh viên thực hiện một hoạt động, trước hết đặt họ trong trạng thái chủ động. Trước hết có thể tạo hàng dài hoặc di chuyển, sau đó yêu cầu họ hình thành nhóm trong khi họ dừng lại. Trong trạng thái đứng yên, sinh viên có thể sẽ muốn làm điều gì đó tương tự với nó.

Trong những năm qua, nhiều nhà giáo dục học đã tranh luận về vai trò của lựa chọn bổ sung trong quá trình học tập. Rõ ràng, lựa chọn quan trong đối với những sinh viên lớn tuổi hơn là sinh viên trẻ tuổi, nhưng tất cả chúng ta đều thích điều đó. Đặc tính quan trọng là sự lựa chọn phải được coi như là lựa chọn sự lựa chọn. Nếu bạn chọn ra 10 điều mà không phải là 11, bạn phải lấy 10 điều đầu tiên để công nhận và càu nhàu về điều thứ 11. Nhiều giảng viên hiểu biết cho phép sinh viên kiểm soát các khía cạnh của việc học tập, nhưng họ cũng giảng dạy để tăng nhận thức của sinh viên để kiểm soát điều đó. Giảng viên vẫn âm thầm lựa chọn những quyết định phù hợp cho sinh viên để kiểm soát, sinh viên sẽ cảm thấy tốt hơn khi các ý kiến của mình có giá trị. Trong lớp học khác, sinh viên có thể đóng vai trò lớn tạo nên quyết định nhưng vẫn tin rằng giảng viên đang lựa chọn cho họ. Bí mật là gì? Chỉ ra sự lựa chọn bất cứ khi nào bạn có thể “Tôi có một ý tưởng! Sẽ thế nào nếu tôi chưa cho bạn sự lựa chọn hơn là những điều cần làm tiếp theo? Bạn muốn lựa chọn A hoặc B không?”

Các công cụ khác cho động lực[sửa]

Hãy nhớ rằng, ở các trạng thái lý tưởng, động lực và cam kết dễ dàng đạt được hơn bạn có thể hình dung. Nếu bạn nhận được một lời cầu hôn, một trạng thái nhất định nào đó có thể dẫn bạn đến câu trả lời Có. Nhưng trong một trạng thái khác (không lãng mạn), bạn có thể dễ dàng trả lời Không. Điều này là do: các trạng thái là môi trường thể chất tạo nên quyết định. Nếu bạn nghĩ bạn sẽ nhận được một phản ứng tiêu cực cho hành động tiếp theo bạn muốn sinh viên làm, hãy thay đổi trạng thái của họ trước. Sau đó yêu cầu họ thực hiện hoạt động trong khi họ đang ở trong trạng thái tốt để nói Có.

Gợi ý thực tế

Một vài cách để thay đổi trạng thái sinh viên:

  • Loại bỏ các mối đe dọa. Sử dụng các nhóm thảo luận nhỏ hoặc khảo sát ẩn danh lớp học để hỏi sinh viên về điều làm cho trường học không được thoải mái và hài lòng, và cái gì làm cho việc học trở nên hiệu nghiệm và thú vị. Có thể có một bình luận tiêu cực, chiến lược kỷ luật "giữ điểm”, sự mỉa mai, chế nhạo không mong đợi, thiếu nguồn lực, thời hạn không khoan nhượng, và rào cản văn hóa hoặc ngôn ngữ.
  • Thiết lập mục tiêu hàng ngày kết hợp với vài sự lựa chọn của sinh viên. Chiến lược này có thể cung cấp một thái độ tập trung hơn. Chuẩn bị cho sinh viên một chủ đề "hóc búa” hoặc một câu chuyện cá nhân để châm mồi cho sự thích thú của họ, điều này sẽ giúp đảm bảo nội dung có liên quan đến họ.
  • Làm việc để có một ảnh hưởng tích cực. Làm điều này bằng mọi cách mà bạn có, một cách đầy biểu tượng và cụ thể. Đừng quên niềm tin của sinh viên về chính họ và việc học. Việc gây ảnh hưởng tích cực bao gồm việc sử dụng các câu khẳng định, công nhận thành tích của sinh viên, đưa ra các tín hiệu không lời tích cực, khuyến khích làm việc nhóm.
  • Quản lý cảm xúc của sinh viên và dạy họ cũng làm như vậy. Một cách tiếp cận tốt liên quan đến việc sử dụng hiệu quả các nghi lễ, kịch, phong trào và lễ tôn vinh. Sử dụng các trao đổi tích cực có cấu trúc để quản lý trạng thái. Nếu sinh viên ở trong trạng thái tiêu cực, cung cấp cho họ một chủ đề để đồng ý cho họ thể hiện bản thân và hướng sự tập trung của họ đến điều tích cực hơn. Âm nhạc và các hoạt động là cách làm xuất sắc để ảnh hưởng hoặc thay đổi trạng thái của sinh viên, như đi bộ ngắn, các câu chuyện tốt, kéo dài thời gian, trò chơi và đi chơi. Nói cách khác, sử dụng mỗi công cụ theo ý bạn để tác động đến trạng thái của sinh viên.
  • Cung cấp các chương trình giảng dạy và các hoạt động liên quan. Cả hai đều đặc biệt cần thiết để giữ được động lực. Khi sinh viên được tham gia tích cực đến vấn đề họ quan tâm, động lực sẽ gần như tự động. Lựa chọn cũng có thể và nên là một phần của chiến lược này
  • Cung cấp phản hồi. Đó là một trong những nguồn lực lớn nhất của động lực nội sinh. Thiết lập việc học tập để sinh viên có thể tự xây dựng và quản lý phản hồi. Máy tính thực hiện điều này rất hoàn hảo, nhưng cũng cần thiết kế dự án tốt, làm việc nhóm, danh sách kiểm tra, bài thuyết trình ấn tượng. biên tập đồng đẳng và các bảng tiêu chí.

Kết luận[sửa]

Tóm lại, các nghiên cứu giúp ta hiểu rằng một phần của các vấn đề động lực là cách ta đối xử với sinh viên. Họ không phải công nhân nhà máy cần được thúc giục, tán tỉnh và thúc đẩy bởi hối lộ, quản lý hay đe dọa. Thay vì hỏi "Tôi có thể thúc đẩy sinh viên như thế nào?”, hãy hỏi "Não được thúc đẩy tự nhiên bằng cách nào?”. Bây giờ bạn đã biết: Phần thưởng là tự nhiên đối với não, và trạng thái quy định động lực và hành vi. Bắt đầu bằng một chương trình đào tạo thích hợp đầy ý nghĩa và phát triển, thêm vào các lựa chọn của người học và các nhóm xã hội tích cực. Tạo ra các thử thách, xây dựng môi trường hỗ trợ với những xu hướng hấp dẫn và thoát khỏi lối mòn!

Hãy nhớ rằng, ở các trạng thái lý tưởng, động lực và cam kết dễ dàng đạt được hơn bạn có thể hình dung.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Eric Jensen[4]
  • Day-hoc.org; Hoàng Giang Quỳnh Anh tóm lược

Chú thích[sửa]

  1. Ahissar, Merav, et al. “Encoding of sound-source location and movement: activity of single neurons and inter¬actions between adjacent neurons in the monkey auditory cortex.” Journal of Neurophysiology 67.1 (1992): 203-215.
  2. Bechara, A., Damasio, A. R., Damasio, H., & Ander¬ son, S. W. (1994). Insensitivity to future consequences follow¬ing damage to human prefrontal cortex. Cognition, 50(1-3), 7-15.
  3. Grigsby, J., & Stevens, D. (2000). Neurodynamics of personality. Guilford Press.
  4. Jensen, E. (2005). Teaching with the brain in mind. ASCD.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này