Duy trì chế độ ăn cân bằng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chế độ ăn cân bằng là cách ăn uống cho phép bạn hấp thu toàn bộ dưỡng chất cơ thể cần từ nhiều loại thực phẩm.[1] Duy trì một chế độ ăn cân bằng rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Các mô và cơ quan trong cơ thể đều cần có dinh dưỡng thích hợp để làm việc và hoạt động hiệu quả. Nếu không có chế độ ăn đầy đủ, bạn có thể có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường hoặc huyết áp cao.[2] Khi cuộc sống trở nên bận rộn hơn, duy trì một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng có thể không dễ dàng.

Các bước[sửa]

Lên kế hoạch cho Chế độ ăn Cân bằng[sửa]

  1. Viết ra kế hoạch bữa ăn. Viết ra kế hoạch bữa ăn hàng tuần giúp bạn đảm bảo mình sẽ có một chế độ ăn cân bằng tốt.[3] Lên kế hoạch các bữa ăn và đồ ăn nhẹ trong cả ngày để bạn có thể ăn từng nhóm thực phẩm mỗi ngày.
    • Dành một hoặc hai tiếng rảnh rỗi và viết ra những ý tưởng cho tất cả các bữa ăn và đồ ăn nhẹ.
    • Thử tính toán tất cả các nhóm thực phẩm cho kế hoạch bữa ăn hằng ngày. Bạn đã có sản phẩm từ sữa trong bữa ăn hằng ngày chưa? Còn hoa quả hoặc rau thì sao?
    • Nếu bạn bận rộn hoặc đang phải di chuyển, hãy lên kế hoạch cho các bữa ăn sao cho thật nhanh gọn, không cần phải nấu nướng nhiều hoặc những món ăn bạn có thể giữ đông lạnh dành cho các bữa ăn dễ dàng chuẩn bị.
    • Tìm trên mạng kế hoạch về bữa ăn mẫu và lấy cảm hứng.
  2. Mua thực phẩm. Dự trữ trong bếp các loại thực phẩm lành mạnh trong mỗi nhóm thực phẩm sẽ giúp bạn chuẩn bị được những bữa ăn cân bằng và duy trì chế độ ăn cân bằng thật dễ dàng. Sau khi viết ra kế hoạch bữa ăn, hãy dành thời gian đi siêu thị và mua nhiều loại đồ ăn lành mạnh mà bạn yêu thích.
    • Một tủ dữ trữ nhiều loại thực phẩm là công cụ tuyệt vời để duy trì một chế độ ăn cân bằng.[4] Dữ trự các loại thực phẩm bảo quản ổn định cho bữa ăn cân bằng thật nhanh chóng và dễ dàng như: đậu đóng hộp, rau đóng hộp không muối, gà hoặc cá thu đóng hộp, ngũ cốc nguyên cám 100% (như hạt diêm mạch, mì làm từ bột mì nguyên cám 100% hoặc gạo lứt) và bơ lạc.
    • Trữ đông lạnh các loại thực phẩm như: rau đông lạnh (không có súp hay gia vị), hoa quả đông lạnh, ngũ cốc nấu sẵn đông lạnh (như gạo lứt hay hạt diêm mạch), bữa tối đông lạnh ít calo (cho những buổi tối bận rộn) và protein đông lạnh (cá hoặc gà).
    • Duy trì cung cấp đủ hoa quả tươi, rau, sản phẩm từ sữa (như sữa ít béo, sữa chua và phô mai) và protein không mỡ (gà, cá, thịt lợn hoặc thịt bò không mỡ).
  3. Bắt đầu ghi nhật ký thực phẩm. Duy trì ghi nhật ký thực phẩm có thể giúp bạn duy trì một chế độ ăn cân bằng theo hai cách. Đầu tiên, nó có thể giúp bạn xem xét lại chế độ ăn hiện tại và cho phép bạn nhìn ra những mảng nào còn thiếu trong chế độ ăn. Và thứ hai, đây là cách hiệu quả để bạn đi đúng hướng về lâu dài.[3]
    • Có một quyển nhật ký hoặc tải về ứng dụng nhật ký trên điện thoại. Theo dõi càng nhiều càng tốt. Chú ý đến 5 nhóm thực phẩm - bạn có đang tiêu thụ toàn bộ năm nhóm này mỗi ngày?
    • Chúng ta thường không nhận thức được liệu mình đang ăn quá ít hay quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Nhật ký thực phẩm có thể giúp kiểm soát thông tin đó.
    • Khi mới bắt đầu, hãy chú ý đến mảng nào bạn nghĩ mình có thể cải thiện hoặc đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Ví dụ, bạn không phải là một người thích ăn rau và bạn thường bỏ qua nhóm thực phẩm này, hoặc nếu bạn ăn quá nhiều cùng một số loại đồ ăn trong một tuần mà không hề ăn đa dạng hóa các loại thực phẩm.
  4. Tham khảo bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có giấy phép hành nghề.Trao đổi với bác sĩ có thể giúp bạn định hướng chế độ ăn cân bằng cho sức khỏe bản thân và tiền sử bệnh án. Bác sĩ cũng có thể cho bạn những hướng dẫn hoặc khuyến nghị thêm để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe hiện tại.
    • Trao đổi với bác sĩ của bạn. Bác sĩ là người nắm rõ tình hình sức khỏe y tế của bạn và có thể cho bạn những khuyến nghị chung về một số loại thực phẩm nhất định hoặc mô hình chế độ ăn giúp bạn đạt được không chỉ chế độ ăn cân bằng mà còn có thể cải thiện toàn bộ sức khỏe của bạn. Họ cũng có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có giấy phép hành nghề ở địa phương để được tăng cường trợ giúp.
    • Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có giấy phép hành nghề là chuyên gia dinh dưỡng cung cấp cho bạn các hướng dẫn về chế độ ăn cân bằng và cách ăn uống lành mạnh. Họ cũng có thể chỉ ra cho bạn lợi ích của chế độ ăn cân bằng, phần còn thiếu trong chế độ ăn của bạn và những mẹo giúp bạn có được chế độ ăn cân bằng hơn.[5]
    • Truy cập trang EatRight và nhấn vào nút màu cam "Find an Expert" (Tìm chuyên gia) ở phía trên bên phải để tìm bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng ở nơi bạn sống.

Chuẩn bị Bữa ăn Cân bằng[sửa]

  1. Ăn thực phẩm từ cả năm nhóm thực phẩm. Một trong những nền tảng để có chế độ cân bằng là ăn thực phẩm thuộc năm nhóm thực phẩm bao gồm: protein, rau, hoa quả, sản phẩm từ sữa và ngũ cốc. Mỗi nhóm thực phẩm cung cấp những dưỡng chất cần thiết khác nhau cho cơ thể. Mục tiêu ở đây là phải tiêu thụ thực phẩm từ năm nhóm mỗi ngày.
    • Protein rất cần thiết cho tế bào và quá trình trao đổi diễn ra trong cơ thể – tất cả từ tái tạo cho đến phục hồi các mô và tạo ra enzym, hooc-môn và những chất hóa học khác.[6] Lý tưởng nhất, bạn nên chọn thực phẩm chứa protein không béo như: thịt gia cầm, trứng, thịt bò nạc, hải sản và hạt đậu.
    • Các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa cũng chứa protein, nhưng chúng được biết đến nhiều hơn là loại thực phẩm giàu canxi, kali và vitamin D.[7] Chọn sản phẩm có nguồn gốc từ sữa ít béo như sữa chua, sữa tươi, phô mai hoặc nấm sữa kefir.
    • Tốt nhất là nên mua thực phẩm theo lượng chính xác như bao nhiêu gam thịt bạn sẽ ăn. Bạn cũng sẽ tìm thấy một số mẹo trên mạng. Ví dụ 85 gam thịt sẽ có kích thước bằng quân bài chúng ta hay chơi.
    • Hoa quả và rau là hai nhóm thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất như: vitamin, khoáng chất, chất xơ và kháng sinh. Chúng cũng có hàm lượng calo nên đây là thành phần cần thiết cho một chế độ ăn cân bằng. Bạn nên chọn đa dạng các loại hoa quả và rau mỗi ngày.
    • Nhóm ngũ cốc có thể chia làm hai nhóm tách biệt: nhóm ngũ cốc nguyên cám (như gạo lứt, hạt diêm mạch hoặc yến mạch) và ngũ cốc tinh chế/đã qua xử lý (bánh mì trắng, gạo trắng hoặc mì). Cố gắng đặt mục tiêu ăn ít nhất một nửa lượng ngũ cốc là ngũ cốc nguyên cám 100%. Những loại ngũ cốc này giàu chất xơ, protein và các dưỡng chất cần thiết khác.[8]
    • Rất khó để bao gồm cả năm nhóm thực phẩm vào mỗi bữa ăn. Bạn nên cố gắng tiêu thụ thực phẩm từ mỗi nhóm trong cả ngày. Không cần thiết phải ăn đủ cả năm nhóm mỗi bữa ăn.
  2. Ăn chất béo lành mạnh. Một số chất béo được gọi là "lành mạnh cho tim" hoặc chất béo omega-3 và chất béo bão hòa đơn. Những loại chất béo này được chứng minh là đem đến lợi ích cho sức khỏe bao gồm: duy trì hoặc cải thiện lượng lipid trong máu hoặc hỗ trợ phát triển trí não ở trẻ sơ sinh.[9]
    • Bạn nên ăn một phần các chất béo lành mạnh này ít nhất 2-3 lần mỗi tuần.[10]
    • Thực phẩm chứa chất béo omega-3 bao gồm: cá hồi, cá thu, cá cơm, cá mòi, cá ngừ, quả óc chó và hạt lanh.
    • Chất béo bão hòa đơn đến từ các thực phẩm như dầu oliu, quả bơ, quả oliu và hạt phỉ.[11]
  3. Ăn ít nhất ba bữa mỗi ngày. Một chế độ ăn càn bằng không chỉ nói về thực phẩm trong các bữa ăn. Bạn cũng cần cân bằng lượng thực phẩm bạn tiêu thụ trong một ngày. Tốt nhất là ăn đều đặn, thường xuyên các bữa trong ngày.
    • Ăn ba hoặc bốn bữa một ngày hoặc ăn thêm đồ ăn nhẹ sẽ giúp bạn tiêu thụ toàn bộ lượng dưỡng chất cần thiết được khuyên dùng cho cơ thể mỗi ngày. Bỏ bữa sẽ đẩy bạn đến nguy cơ không thể ăn được những gì cơ thể cần.[12]
    • Ăn các bữa và đồ ăn nhẹ đều đặn và thường xuyên giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng cho não bộ. Lượng đường trong máu cân bằng giúp não bộ vận hành trơn tru.[12]
    • Không nên bỏ bữa thường xuyên. Bạn không cần ăn "sáng, trưa, tối" hằng ngày. Tuy nhiên, mỗi bữa nên ăn cách nhau từ ba đến năm tiếng.[13]
    • Một ví dụ cho thực đơn ăn cân bằng trong ngày là: trứng khuấy với rau và phô mai cho bữa sáng, bữa trưa ăn bột mì nguyên cám bọc thịt gà tây không mỡ và một cốc cà rốt nhỏ, một quả táo nhỏ và một que phô mai; bữa tối có rau chân vịt trộn với rau sống và 115 gam cá hồi.
  4. Uống 2 lít chất lỏng trong mỗi ngày. Tối thiểu 8 cốc hay 2 lít chất lỏng không đường rất cần thiết cho một chế độ ăn cân bằng. Chỉ vì chất lỏng không rơi vào nhóm thực phẩm nào, không có nghĩa là nó không đóng vai trò gì và không cần thiết là một phần trong chế độ ăn của bạn.
    • Chọn những chất lỏng như nước, trà đá, cà phê khử cafeine hoặc nước có ướp hương nhưng không có calo.
    • Uống nước đóng chai để giúp bạn kiểm soát lượng chất lỏng tiêu thụ một ngày.
  5. Đo khẩu phần ăn. Tiêu thụ khẩu phần vừa đủ các loại thực phẩm rất quan trọng trong một chế độ ăn cân bằng. Nó đảm bảo bạn ăn đủ một nhóm thực phẩm nhất định và cũng không ăn quá nhiều các nhóm thực phẩm khác.
    • Nhìn chung, kích thước khẩu phần ăn của hoa quả và rau có thể và nên nhiều hơn so với phần ăn của các loại thực phẩm như ngũ cốc. Những đồ ăn đóng hộp ít calo, ít dưỡng chất chỉ nên chiếm khoảng 50% các bữa ăn và đồ ăn nhẹ của bạn.[14]
    • Thực phẩm từ nhóm ngũ cốc như mì, gạo và bánh mì nên được kiểm soát. Bạn sẽ rất dễ ăn quá lượng thực phẩm trong nhóm này, dẫn đến phá vỡ chế độ ăn cân bằng. 1/2 cốc ngũ cốc như gạo hay mì là một phần ăn và 28 g bánh mì cũng được coi là một phần ăn.[8]
    • Thực phẩm có nguồn gốc từ sữa và protein cung cấp nhiều dưỡng chất và chỉ nên tiêu thụ ít trong các bữa ăn và đồ ăn nhẹ. Chỉ ăn từ 85-115 gam protein, 1 cốc hoặc 28 g thực phẩm có nguồn gốc từ sữa là lượng ăn phù hợp.[15]

Ăn uống Thỏa thích ở Mức độ Vừa phải[sửa]

  1. Hạn chế lượng đường và chất béo bão hòa bạn tiêu thụ. Những thực phẩm có lượng đường và chất béo cao thường cũng có hàm lượng calo cao. Hơn nữa, chúng thường không có nhiều dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất.[16] Ăn quá nhiều những đồ ăn này rất khó để duy trì một chế độ ăn cân bằng.
    • Duy trì chế độ ăn cân bằng không có nghĩa là tránh những đồ ăn yêu thích như đồ ngọt hoặc các thực phẩm giàu chất béo như mì ống và phô mai.
    • Chỉ chọn những thực phẩm loại này ở mức vừa phải và thỉnh thoảng mới ăn và ăn với khẩu phần được kiểm soát.
    • Quyết định xem lượng vừa phải như thế nào là phù hợp cho bạn. Có thể là đồ ăn tráng miệng tách riêng mỗi tối thứ sáu ăn ngoài tại cửa hàng bánh burger yêu thích hai lần một tháng.
  2. Hạn chế rượu bia và những đồ uống giàu calo khác. Uống đồ uống giàu calo chính là cách thường xuyên làm hỏng chế độ ăn cân bằng của bạn nhanh chóng. Những loại đồ uống này rất giàu calo và đường dẫn đến làm tăng lượng đường bạn tiêu thụ. Cần kiểm soát tần suất và lượng bạn tiêu thụ những thức uống như: bia, rượu, đồ uống pha chế, soda, trà hoặc nước ngọt.
    • Mặc dù 100% nước trái cây không có thêm lợi ích dinh dưỡng nào, nhưng chúng vẫn có một lượng đường tương đối cao và chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải. Thi thoảng uống từ 120-180 ml.[17]
    • Không uống soda và đồ uống có đường. Nếu bạn vẫn cần uống caffeine, hãy cân nhắc dùng cà phê hoặc trà với sữa tách béo và hạn chế ngọt.
    • Hạn chế đồ uống nhẹ có cồn như: chỉ uống một phần hoặc ít hơn với phụ nữ và từ hai phần trở xuống với nam giới.[18]
    • Thỉnh thoảng uống rượu hoặc trà ngọt cũng KHÔNG SAO. Một lần nữa cần nhắc lại là quan trọng những đồ uống này chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải.
  3. Tham gia vào hoạt động thể chất. Tập thể dục là một phần quan trọng để có phong cách sống lành mạnh và cân bằng. Mặc dù nó không nhất thiết ảnh hưởng đến chế độ ăn của bạn, nhưng hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp duy trì cân nặng và sức khỏe của bạn khi bạn thỉnh thoảng say mê loại đồ ăn yêu thích.[19]
    • Đặt mục tiêu 150 phút tập bài thể dục cho tim mạch với cường độ vừa phải đến mạnh hơn mỗi tuần.[19] Các bài tập thể dục như đi bộ nhanh, đạp xe và bơi lội đều là lựa chọn tốt.
    • Đặt mục tiêu tham gia vào lớp đào tạo tăng cường sức chịu đựng ít nhất hai lần mỗi tuần.[19] Nâng tạ hoặc tham gia lớp tập Pilates (chuyên sâu phần bụng, eo, mông) là những lựa chọn phù hợp.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng ăn khi ngồi trước TV, bạn sẽ không thể nhận ra mình đã ăn bao nhiêu.
  • Không tránh toàn bộ các nhóm thực phẩm trừ khi bạn được chẩn đoán dị ứng thực phẩm hoặc được bác sĩ chỉ định nhóm thực phẩm nên ăn.
  • Đảm bảo không tự mình chẩn đoán hoặc bỏ qua các loại thực phẩm dựa trên sở thích. Ví dụ, trừ khi bạn có bệnh về đường ruột, không ăn ngũ cốc nguyên cám có chứa gluten cũng không sao.
  • Không chọn các chương trình ăn kiêng khuyên nên tránh ăn toàn bộ các nhóm thực phẩm hoặc phần lớn các loại thực phẩm để giảm cân hoặc để có được bất cứ lợi ích sức khỏe nào.
  • Khỏe mạnh không nhất thiết tương đương với gầy gò hoặc mảnh mai.
  • Kết hợp một chế độ ăn cân bằng với hoạt động thể chất. Nó sẽ giúp tăng các lợi ích về sức khỏe nhờ phong cách sống của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây