Duy trì tuyến giáp khỏe mạnh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm trước khí quản, hoạt động kết hợp với tuyến yên trong việc điều hòa hormone của cơ thể. Tuyến giáp nhận và chuyển hóa i-ốt trong thức ăn hay muối i-ốt thành hormone tuyến giáp.[1] Có hai dạng chủ yếu trong bất thường tuyến giáp. Suy giáp là khi tuyến giáp của bạn hoạt động kém hơn mức bình thường. [2] Dạng thứ hai là cường giáp, xuất hiện khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến sản xuất dư thừa lượng hormone cần thiết cho cơ thể.[3] Việc duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh và việc điều trị các dạng bất thường tuyến giáp để có thể trở lại trạng thái khỏe mạnh là điều thiết yếu. Dưới đây là các chỉ dẫn về việc thay đổi thói quen sống cũng như các loại thuốc bạn có thể sử dụng để có một tuyến giáp khỏe mạnh.

Các bước[sửa]

Thay đổi Lối sống[sửa]

  1. Tiêu thụ đúng loại rau và hoa quả. Ăn rau và hoa quả tươi sẽ giúp duy trì tuyến giáp và cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên ăn các loại rau và hoa quả có chứa nhiều chất chống ô xy hóa như ớt chuông, quả anh đào, cà chua, việt quất và bí đao. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề nào đó với tuyến giáp, bạn nên biết tình trạng của vấn đề bởi một số loại rau củ có thể có hại trong một vài trường hợp.
    • Ví dụ, nếu bạn bị suy giáp, bạn nên hạn chế các loại rau củ thuộc họ cải bắp như cải xoăn, rau chân vịt (rau bina), cải bruxen, súp lơ và cải bắp bởi chúng có tác động đến hoạt động của tuyến giáp. [2]
    • Nếu bạn đang sử dụng thuốc trong điều trị vấn đề liên quan đến tuyến giáp, bạn cần hạn chế sử dụng đậu nành cho tới khi có lời khuyên của bác sĩ. [3]
  2. Giảm lượng thực phẩm đã tinh chế và thực phẩm đã qua chế biến. Cả thực phẩm tinh chế và đã qua chế biến đều không tốt với tuyến giáp. Bánh mì trắng, pasta, đường, bánh quy, bánh ngọt, đồ ăn nhanh và đồ ăn đóng gói đều là thực phẩm đã qua chế biến và không tốt với tuyến giáp. Thay vào đó, hãy ăn những đồ ăn làm từ nguyên liệu tươi và hạn chế tối đa việc sử dụng các nguyên liệu đã qua chế biến.
    • Thay thế một số đồ đóng gói bằng các nguyên liệu tươi mới. Ví dụ, đừng ăn bột yến mạch ăn liền vào buổi sáng, thay vào đó hãy dùng yến mạch xay thô và thêm các loại hạt cũng như gia vị cần thiết. Hạn chế sử dụng rau củ đóng hộp bằng cách sử dụng rau củ tươi. Những bước nhỏ như vậy sẽ giúp bạn bớt tiêu thụ thức ăn đã qua chế biến và cũng giúp cho sức khỏe tuyến giáp của bạn nữa. [3][2]
  3. Tránh đồ uống có cồn và các sản phẩm thuốc lá. Cafein và cồn có thể ảnh hướng tới chức năng tuyến giáp của bạn. Nếu bạn bị cường giáp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đồ uống có chứa cafein như nước ngọt, cà phê hay trà. Tuy nhiên, việc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng cafein nạp vào là tối quan trọng, dù tình trạng tuyến giáp của bạn thế nào đi chăng nữa.[2][3]
  4. Bổ sung i-ốt. Vì bạn cần i-ốt để chống lại các bệnh về tuyến giáp nên bạn cần đảm bảo bạn có đủ lượng i-ốt cần thiết trong bữa ăn. I-ốt có thể được bổ sung qua đường ăn uống bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm như nấm, hành hay tỏi được trồng trên loại đất có chứa hàm lượng i-ốt phù hợp. Bạn cũng có thể nạp thêm i-ốt từ các loại thịt động vật được nuôi hữu cơ cỏ hữu cơ. Một số loại thức ăn cho động cũng được có bổ sung muối kali i-ốt và có thể giúp bạn bổ sung i-ốt. Nguồn bổ sung i-ốt chính cho cơ thể chính là muối ăn..
    • Vì là nguồn bổ sung i-ốt chính nên nếu bạn không sử dụng đủ lượng muối ăn cần thiết, bạn có thể bị thiếu i-ốt. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn sử dụng đồ ăn không được nấu sẵn ở nhà. [4]
  5. Tăng lượng selen nạp vào cơ thể. Lượng selen nạp vào cơ thể qua đường bổ sung có tác động đến sức khỏe tuyến giáp. Mối liên hệ giữa việc thiếu selen với bệnh Graves – tức bệnh tự miễn tuyến giáp - chỉ mới được biết đến từ năm 1990. Bổ sung selen có tác dụng nhanh hơn so với các phương pháp cải thiện chức năng tuyến giáp khác.[5]
    • Hãy sử dụng thực phẩm chứa nhiều selen như các loại hạt có xuất xứ từ Braxin, cá ngừ, tôm, hàu, gan gà và gà tây. [6]
  6. Bổ sung vitamin A. Việc bổ sung vitamin A được cho là có tác động điều hòa chuyển hóa của tuyến giáp và có liên quan tới việc giảm nồng độ hormone tuyến giáp ở các bệnh nhân béo phì và không béo phì trong một nghiên cứu. Để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh, bạn nên bổ sung vitamin A ở mức 25 000 IU mỗi ngày. [7]
    • Thực phẩm như khoai lang, cà rốt hay bí cũng là những nguồn có thể giúp bạn bổ sung vitamin A.[8]
  7. Tập thể dục nhiều hơn. Tập thể dục cường độ cao đã được chứng minh có tác dụng giúp điều hòa hormone tuyến giáp. Bất cứ bài tập nào tập trung vào việc tăng nhịp tim mục tiêu (nhịp tim so với độ tuổi mà mức đó chức năng tim mạnh hoạt động tối ưu nhất) trong vòng 30 phút đều hữu ích. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm với các bài tập như đi bộ, chạy, nhảy, đạp xe và thể dục nhịp điệu. Bạn cần tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi buổi 30 phút. Nhịp tim mục tiêu được tính bằng cách lấy 220 trừ đi cân độ tuổi của bạn sau đó nhân với 0,7.
    • Ví dụ, nếu bạn 35 tuổi thì nhịp tim mục tiêu của bạn là 220-35 = 185, sau đó lấy 185x0,7 = 129,5.[9]

Trợ giúp Y tế[sửa]

  1. Gặp bác sĩ. Điều đầu tiên bạn cần làm khi nghi ngờ mình gặp bệnh lý tuyến giáp đó là đến gặp bác sĩ để được kiểm tra y tế. Bác sĩ có thể dễ dàng xác định bạn có vấn đề về tuyến giáp hay không dựa vào phỏng vấn, kiểm tra lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu.
    • Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh, kết quả kiểm tra có thể bao gồm nồng độ hormone điều hòa tuyến giáp (TSH), thyroxin tổng (T4) hay triiodothyronine tổng (T3) và/hoặc nồng độ T4 tự do.
    • Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra máu, bạn có thể được đề nghị thực hiện chụp chiếu như siêu âm hoặc chụp CT.[10]
  2. Tìm hiểu về các bệnh lý tuyến giáp. Hai vấn đề phổ biến có ảnh hưởng đến tuyến giáp, thứ nhất là khi tuyến giáp hoạt động quá mức thông thường hoặc tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp), thứ hai là nhược giáp xảy ra khi tuyến giáp kém hoạt động hoặc tại ra ít hormone hơn cần thiết. Nhược giáp là bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp thứ hai chỉ sau tiểu đường.
    • Cả hai bệnh lý tuyến giáp kể trên đều có thể gây ra bướu cổ, tức là sự phình lên của tuyến giáp nhằm tăng và tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn. Bướu cổ xuất hiện dưới dạng một hạch sung có thể nhận biết được khi thấy cổ sung lên. Bướu cổ chỉ là một triệu chứng chứ không thuộc hay không phải một rối loạn bệnh lý.[4]
  3. Xác định triệu chứng của cường giáp. Cường giáp gây ra tăng hoạt động trao đổi chất. Triệu chứng của cường giáp bao gồm:
    • Không “ưa” nhiệt độ cao
    • Nhịp tim nhanh
    • Giảm cân
    • Ra mồ hôi nhiều
    • Bướu cổ[11]
  4. Nguyên nhân của chứng cường giáp. Các nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh Grave, một u tuyến giáp độc, một bướu có nhiều hạch, viêm tuyến giáp, các bệnh về tim mạch như loạn nhịp tim, hay do rối loạn tuyến yên nguyên phát.
    • Bão giáp trạng là một nguyên nhân hiếm gặp và nằm gần cuối trong phổ cường giáp. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như tăng nhịp tim, nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy, mất nước và tình trạng tâm thần bất thường.[11]
  5. Các dấu hiệu của nhược giảm. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần hormone tuyến giáp, nếu không quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ có dấu hiệu suy giảm. Triệu chứng của nhược giáp bao gồm:
    • Tăng cân
    • Trầm cảm
    • Khô da
    • Trí nhớ kém
    • Tập trung kém
    • Tóc mỏng hoặc rụng tóc
    • Táo bón
    • Đau khớp
    • Bướu
    • Không “ưa” lạnh[12]
  6. Nguyên nhân dẫn đến nhược giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng nhược giáp là do sự suy yếu hệ thống miễn dịch của tuyến giáp hoặc do bệnh Hashiomoto, là bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp. Nhược giáp còn có thể có nguồn gốc do suy tuyến nguyên phát không rõ nguyên nhân, thiếu i-ốt, mang thai, rối loạn bẩm sinh, hoặc các vấn đề ở tuyến yên. [12][13]
    • Các loại thuốc có chứa liti hoặc i-ốt cũng có thể gây ra nhược giáp. Nếu bạn có sử dụng bất cứ loại thuốc nào có chứa liti hay i-ốt, hãy xin tư vấn từ bác sĩ về việc kiểm tra thường xuyên để theo dõi tuyến giáp.
  7. Nếu bạn thấy mình có thể mắc chứng nhược giáp, hãy đi khám. Thường thì nhược giáp có thể được xác định qua các phép thử máu, như kiểm tra TSH và hormone tuyến giáp. Nhìn chung, khi bạn đi khám bác sĩ và có các dấu hiệu của chứng nhược giáp, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone bằng cách thử máu.
    • Nếu bạn thuộc nhóm có khả năng mắc phải chứng nhược giáp cao, bạn có thể đề nghị được kiểm tra. Trong trường hợp bạn ở tuổi trung niên, hoặc đang mang thai hay có ý định mang thai, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn kiểm tra nồng độ hormone trong máu.[14]
  8. Các tác động phụ của chứng nhược giáp. Khi mắc chứng nhược giáp, dù cho nồng độ hormone thấp hơn cần thiết, cơ thể bạn vẫn sẽ có nhiều cơ chế khác để hoạt động. Khi bị ốm, do viêm nhiễm chẳng hạn, cơ thể sẽ tăng cường trao đổi chất và mức độ trao đổi chất có thể quá cao dẫn đến tình trạng hôn mê. Nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp thậm chí có thể dẫn đến hôn mê do phù niêm, đây là một tình trạng cực đoan của chứng nhược giáp.[15]

Dùng Thuốc[sửa]

  1. Sử dụng hormone nhân tạo khi bị nhược giáp. Vấn đề duy nhất của chứng nhược giáp là sự sản sinh hormone, do đó cách duy nhất cũng chính là sử dụng hormone tổng hợp. Khi tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone thì bạn cần làm nhiệm vụ đó bằng cách bổ sung hormone tổng hợp như Synthroid với liều từ 50mg tới 300mg. Bác sĩ sẽ thử máu để xác định liều phù hợp với tình trạng của bạn. Ban đầu bạn sẽ được kê liều lượng nhỏ, khoảng 50mg tới 100mg mỗi ngày, kèm với xét nghiệm máu sau 4-6 tuần kể từ ngày dùng thuốc để kiểm tra sự thay đổi nồng độ hormone.
    • Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét tới tình trạng và biểu hiện lâm sàng của bạn như tăng cân, mức năng lượng của cơ thể, mức độ tập trung, mức độ trầm cảm hoặc các triệu chứng suy giảm trao đổi chất khác. Nếu chưa đến mức kết luận là nhược giáp, bác sĩ có thể sẽ kê một liều hormone tổng hợp nhỏ để cải thiện các biểu hiện trên.[16]
    • Ngoài hormone tổng hợp, bác sĩ cũng có thể kê Armour Thyroid, tuyến giáp thật của bò được sấy khô, để giúp điều hòa tuyến giáp của bạn. Thường liều ban đầu sẽ là 60mg mỗi ngày kèm theo kiểm tra máu để xác định mức độ và hiệu quả.[17]
  2. Đối với chứng cường giáp, hãy thử đề nghị i-ốt phóng xạ. I-ốt phóng xạ được sử dụng để phá các bướu hoạt động trong tuyến giáp, nhằm giảm lượng hormone mà tuyến này sản sinh ra. Liệu pháp dùng i-ốt phóng xạ thường được thực hiện bằng cách tiêm tác nhân phóng xạ có chứa i-ốt vào mạch máu và tuyến giáp sẽ hấp thụ i-ốt trong đó. Tác nhân phóng xạ sẽ tiêu diệt các tế bào tạo thành bướu hoạt động khiến sản sinh thừa hormone, sự phình lên của tuyến giáp là dấu hiệu thường gặp của liệu pháp này và sẽ biến mất sau 3 đến 6 tháng.
    • Khả năng thành công khi điều trị một liều duy nhất là 80%.[11][18]
    • Phương pháp này không áp dụng với phụ nữ có thai.
  3. Sử dụng thuốc đối với chứng cường giáp. Bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc như methimazole khi việc sử dụng i-ốt phóng xạ không thể áp dụng được (với phụ nữ và trẻ em). Những loại thuốc này sẽ khống chế việc sản xuất dư thừa hormone của tuyến giáp và thường giúp giảm thiểu các triệu chứng đi kèm sau 6 đến 12 tuần. Liều methimazole được kê thường ở khoảng 15mg đến 30mg mỗi ngày.
    • Việc chữa trị bão giáp trạng thường được thực hiện bằng thuốc ức chế beta đi kèm với tiếp nước và thuốc an thần. Bạn sẽ được kê thuốc ức chế beta nếu chứng cường giáp khiến nhịp tim củ bạn tăng cao.[11]
  4. Xem xét về việc phẫu thuật khi mắc chứng cường giáp. Có thể bác sĩ sẽ gợi ý bạn thực hiện phẫu thuật bóc tách tuyến giáp nếu việc sử dụng thuốc không có tác dụng hoặc nếu bạn không thể sử dụng thuốc (với phụ nữ và trẻ nhỏ). Phương pháp này được thực hiện khi bướu cổ lớn khiến khí quản bị che khuất hoặc bị chèn ép.
    • Phẫu thuật này sẽ bóc tách tuyến giáp khỏi vị trí của nó. Do đó,bạn sẽ phải dùng hormone tổng hợp sau khi phẫu thuật bởi cơ thể không thể tự sản sinh hormone nữa.[18]
    • Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể chỉ tách đi một phần tuyến giáp. Bác sĩ phẫu thuật sẽ xử lý khoảng 90% tuyến giáp khi bạn đã được gây mê. Phần tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật vẫn có khả năng tạo ra đủ hormone cho cơ thể bạn, giúp bạn có thể không cần phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Herschman, Jerome. The Merck Manual, An Overview of Thyroid Function
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 https://umm.edu/health/medical/altmed/condition/hypothyroidism
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 https://umm.edu/health/medical/altmed/condition/hyperthyroidism
  4. 4,0 4,1 Huestron, William. Treatment of Hypothyroidism, American Family Physician 2001, Nov 15; 64 (10) 1717-1725
  5. Drutel, Ann, Archambeaud, Francoise, and Caron, Philippe. Selenium and the Thyroid Gland, Clinical Endocrinology 2013 78 (2) 155-164
  6. http://www.whfoods.com/genpage.php?dbid=95&tname=nutrient
  7. Farhangi, MA, Keshavarz, SA, Eshraghian, M, et al, The Effect of Vitamin A Supplementation in Thyroid Function in Premenopausal Women, Journal of American College of Nutrition 2012, Aug 31 (4) 268-274
  8. http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=nutrient&dbid=106
  9. Ciloglu, Figen and Peker, Ismail. Exercise intensity and its effects on Thyroid Hormone, Neuroendocrine Letters 2005, 26 (6) 830-834
  10. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/diagnostic-tests/thyroid-tests/Pages/default.aspx
  11. 11,0 11,1 11,2 11,3 Reid, Jerri R. and Wheeler, Stephen F, Hyperthyroidism: Diagnosis and Treatment, American Family Physician 2005 Aug 15; 72 (4) 623-630
  12. 12,0 12,1 Gaitonde, David, Rowley, Kevin and Sweeney, Lori. Hypothyroidism: An Update, American Family Physician Aug 2012, 1; 86 (3) p 244-251
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/basics/causes/con-20021179
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/basics/tests-diagnosis/con-20021179
  15. Rhodes Wall, Cristen . Myxedema Coma: Diagnosis and Treatment, American Family Physician, 2000 Dec 1 62 (11) 2485-2490
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/basics/treatment/con-20021179
  17. http://jonbarron.org/article/endocrine-system-thyroid-and-parathyroid-gland#.Veb6BPlViko
  18. 18,0 18,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperthyroidism/basics/treatment/con-20020986

Liên kết đến đây