Galenus

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Galen detail.jpg
Claude Galien. Bản khắc trên đá do Pierre Roche Vigneron thực hiện. (Paris: Lith de Gregoire et Deneux, ca. 1865)

Aelius Galenus hoặc Claudius Galenus (129 – 200/217), hay còn gọi là Galen của Pergamum (tiếng Hy Lạp: Γαληνός, Galēnos), là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp,[1] và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã. Các học thuyết của ông đã chi phối và ảnh hưởng đến y học phương tây hơn một thiên niên kỷ. Giải thích của ông về y học giải phẫu được thực hiện trên khỉ do việc giải phẫu người không được phép thực hiện vào thời đó, nhưng nó không được chú ý nhiều cho đến khi những bản in miêu tả và minh họa về giải phẫu người được Andreas Vesalius xuất bản năm 1543.[2] Giải thích của ông về các hoạt động của tim, động mạch tĩnh mạch kéo dài cho đến khi William Harvey đưa ra năm 1628 rằng máu tuần hoàn trong cơ thể với tim hoạt động như một máy bơm[3] Trong thế kỷ 19, các sinh viên y học vẫn tìm hiểu về Galen để học tập một số quan điểm của ông. Galen đã thực hiện một số thí nghiệm thắt dây thần kinh để lý giải cho học thuyết rằng não điều khiển mọi chuyển động của liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên và sọ.[4] Galen đã viết một tác phẩm nhỏ mang tên "That the Best Physician is also a Philosopher" (thầy thuốc giỏi cũng là một nhà triết học) [5], và ông thấy bản thân mình bao gồm cả hai ý nghĩa trên, tức ông thực hành y học dựa trên những lý thuyết và hiểu biết về triết học. Galen rất thích tranh luận giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm về trường phái y học,[6] và ông sử dụng kinh nghiệm của mình từ việc quan sát, giải phẫu và giải phẫu sống trong việc giảng dạy về y học và cũng là cách để thực hành y học dễ hiểu.[7]

xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Nutton Vivian (1973). "The Chronology of Galen's Early Career". Classical Quarterly 23 (1): 158–171. doi:10.1017/S0009838800036600. PMID 11624046. 
  2. O'Malley, C., Andreas Vesalius of Brussels, 1514-1564, Berkeley: University of California Press
  3. Furley, D, and J. Wilkie, 1984, Galen On Respiration and the Arteries, Princeton University Press, and Bylebyl, J (ed), 1979, William Harvey and His Age, Baltimore: Johns Hopkins University Press
  4. Frampton, M., 2008, Embodiments of Will: Anatomical and Physiological Theories of Voluntary Animal Motionfrom Greek Antiquity to the Latin Middle Ages, 400 TCN.–A.D. 1300, Saarbrücken: VDM Verlag. tr. 180 - 323
  5. Brian, P., 1979, "Galen on the ideal of the physician", South Africa Medical Journal, 52: 936-938
  6. Frede, M. and R. Walzer, 1985, Three Treatises on the Nature of Science, Indianapolis: Hacket.
  7. De Lacy, P., 1972, "Galen's Platonism", American Journal of Philosophy, tr. 27-39, Cosans, C., 1997, "Galen’s Critique of Rationalist and Empiricist Anatomy", Journal of the History of Biology, 30: 35-54, and Cosans, C., 1998, "The Experimental Foundations of Galen’s Teleology", Studies in History and Philosophy of Science, 29: 63-80.

Khác[sửa]