Gen vị kỷ
Dawkins đã tạo ra thuật ngữ “gen vị kỷ” để thể hiện quan điểm gen là trung tâm của thuyết tiến hóa. Sau khi giải thích lý thuyết của Darwin, ông bắt đầu chỉ ra khái niệm “vị kỉ” và “vị tha” là gì. Gen vị kỷ của Richard Dawkins được Nhà xuất bản Đại học Oxford xuất bản lần đầu tiên vào năm 1976. Cuốn sách được chia thành 13 chương với nhiều tiêu đề rất hấp dẫn như: “Vòng xoắn bất tử”, “Cuộc chiến giữa các thế hệ”, “Tôi giúp đỡ anh, anh lợi dụng tôi”...
Tranh luận chính trong Gen vị kỷ là chúng ta, và những loài động vật khác, đều là những cỗ máy được kiến tạo bởi gen. Dawkins đã tạo ra thuật ngữ “gen vị kỷ” để thể hiện quan điểm gen là trung tâm của thuyết tiến hóa. Sau khi giải thích lý thuyết của Darwin, ông bắt đầu chỉ ra khái niệm “vị kỉ” và “vị tha” là gì. Đồng thời, ông cũng chia sẻ về khó khăn khi phải lựa chọn nhan đề cho cuốn sách. Richard Dawkins cũng lo lắng về việc độc giả có thể hiểu lầm mình. Trong “Lời giới thiệu cho ấn bản kỉ niệm 30 năm”, ông cho biết: “Tôi không có ý định rao giảng đạo đức dựa trên quá trình tiến hóa. Tôi chỉ nói về cách mà sự vật tiến hóa. Tôi cũng không đề cập đến việc con người phải cư xử thế nào cho có đạo đức. Tôi nhấn mạnh điều này, bởi vì tôi biết tôi đang ở trong tình trạng dễ bị hiểu lầm bởi nhiều người”.
Trong cuốn sách này, chúng ta tìm thấy nhiều ví dụ sinh động mà tác giả sử dụng để giải thích cho học thuyết của ông. Về thuật ngữ “vị tha”, ông đưa ra ví dụ phổ biến về việc cha mẹ, đặc biệt là cá thể mẹ đối với con cái. Với Gen vị kỷ, Dawkins đã cho thấy ông không chỉ là một nhà tập tính học nổi tiếng mà còn là một bậc thầy trong việc sử dụng ẩn dụ. Ông đã chỉ ra, một cách rõ ràng, rằng chúng ta là những con rối của gen và phải hành động phụ thuộc vào lợi ích của gen. Dawkins đã giúp những độc giả không chuyên có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với những vấn đề khoa học phức tạp.
Theo một nghĩa rộng hơn, lí thuyết gen vị kỷ có thể được mô tả là, mỗi sinh vật, trong một hành trình dài, đều hành động nhằm tối đa số lượng của chúng. Lí thuyết này coi mỗi cá thể như những congteno hữu ích của mã di truyền. Dawkins cũng miêu tả rằng mục đích của tiến hóa không phải như Darwin đã đề cập tới, nghĩa là sự tồn tại của các loài mà mục đích của tiến hóa là sao lưu các gen mà mỗi cá thể đang mang trong những tế bào. Ông cũng cho rằng mọi sinh vật đều có một định hướng tiến hóa nhất định bởi chúng luôn có mục đích, động vật hoang dã săn mồi vì mục đích tìm kiếm thức ăn, động vật phát triển lông vũ lại có mục đích giữ ẩm....
Điều mà ta nhận được từ cuốn sách này là sự giải thích thuyết phục và cách diễn dạt dễ hiểu một vài vấn đề quan trọng về cuộc sống. Không giống như phương pháp của Darwin để trả lời câu hỏi về tiến hóa sinh học, Dawkins giảm tất cả sự sống xuống mức độ của những giải thích sinh học máy móc mà ngày nay, chúng ta có thể gọi là mức độ phân tử. Đây là cuốn sách đáng đọc không chỉ đối với những nhà sinh học mà còn đối với nhiều độc giả không chuyên để có thể nhìn khoa học từ một viễn cảnh khác.