Giáo án sinh học 12 (t1)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


CHƯƠNG I : BIẾN DỊ
TIẾT 1 : ĐỘT BIẾN GEN

Nuvola apps important.png I. Mục tiêu:[sửa]

1. Kiến thức:

  • Phân biệt được khái niệm đột biến, thể đột biến và đột biến gen, các dạng đột biến gen.
  • Nêu được nguyên nhân, giải thích được cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện của đột biến gen.
  • Nêu được những hậu quả và nhận xét được tính chất biểu hiện của đột biến gen.

2. Kỹ năng:

  • Qua nguyên nhân, cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện của đột biến gen mà hình thành quan điểm duy vật biện chứng khi xem xét các hiện tượng trong tự nhiên, đồng thời phát triển tư duy lý luận.


Gnome-help.png II. Chuẩn bị:[sửa]

Giao-vien.png 1. Giáo viên:

  • Tranh vẽ phóng to các hình từ 1-6 trong sgk
  • Một số hình chụp thể đột biến.
  • Tiêu bản cố định về đột biến gen trông thấy.
  • SGk, biểu bảng, các dụng cụ khác.

Cac-hoc-sinh.png 2. Học sinh:

  • SGK và các đồ dung học tập khác.


Nuvola apps package edutainment.png III. Nội dung ghi bảng:[sửa]

TIẾT 1: ĐỘT BIẾN GEN.
  1. Đột biến và thể đột biến
    + Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền
    + Nguyên nhân: Các tác nhân lý hoá trong ngoại cảnh ( tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, các loại hoá chất) hoặc rối loạn trong các quá trình sinh lí, hoá sinh của tế bào.
    Thể đột biến là những cá thể mang biến đổi đã biểu hiện trên kiếu hình củ cơ thể.
  2. Các dạng đột biến gen.
    -Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen.
    -Các dạng đột biến gen:
    + Thay thế một cặp nucleotit.
    + Đảo một vị trí cặp nucleotit.
    + Mất một cặp nucleotit.
    + Thêm một cặp nucleotit.
  3. Cơ chế phát sinh đột biến gen.
    -Các tác nhân đột biến gây rối loạn quá trình tự nhân đôi củ AND, hoặc làm đứt phân tử AND, hoặc nối đoạn bị đứt vào phân tử AND ở vị trí mới.
    -Đột biến gen phụ thuộc vào:
    +Loại tác nhân.
    +Cường độ, liều lượng của tác nhân.
    +Đặc điểm cấu trúc của gen.
    -Gen có cấu trúc không bền vững thì dễ bị đột biến và có nhiều alen.
  4. Cơ chế biểu hiện đột biến gen(sgk)

Nuvola apps korganizer.png IV. Tiến trình dạy học:[sửa]

Hoat-dong.png Hoạt động 1:

Nuvola apps edu languages.png Hs trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ của Gv:

  • Cơ sở vật chất của di truyền ở cấp độ phân tử là gì?
  • Cơ sở vật chất của di truyền ở cấp độ tế bào là gì?

Giao-vien.png Gv nêu câu hỏi

  • Đột biến là gì?
  • Đột biến khác biến dị tổ hợp ở chỗ nào?

Cac-hoc-sinh.png Hs nghiên cứu sgk và trả lời

  • Biến đổi AND  ĐBG, biến đổi NST  ĐB gen  ĐB
  • BDTH là những biến đổi xảy ra do quá trình sắp xếp lại vật chất di truyền.

ĐB là những biến đổi liên quan tới sự thay đổi thành phần hoá học, trật tự sắp xếp các nucleôtit trong gen(ĐBG). Giống nhau:

  • Đều là những BDDT liên quan tới cấu trúc vật chất di truyền trong cơ thể.
  • Đều có thể dân tới sự xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở đời ttrước.
  • Đều có vai trò trong tiến hoá và chọn giống.

Khác nhau:

BD tổ hợp

  • Nguyên nhân: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các nhiễm sắc thể trong giảm phân, do trao đổi chéo  hoán vị gen, do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong tự nhiên.
  • Tính chất biểu hiện: dẫn đến xuất hiện những tính trạng vốn có hoặc chưa từng có ở thế hệ trước.

Riêng lẻ, cá biệt. Có thể dự đoán được kết quả.

Đột biến

  • Nguyên nhân: Do tác động của môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể
  • Tính chất biểu hiện: là xuất hiện kiểu hình mới hoàn toàn so với thế hệ trước.

Đột ngột, ngẫu nhiên. Không thể dự đoán được kết quả.

Nuvola apps edu languages.png Hs trả lời câu hỏi:

  • Đột biến xảy ra do những nguyên nhân nào?
  • Lấy vd về đột biến?
  • Thể đột biến là gì?

Giao-vien.png Gv trình bày và giải thích.

  • Nguyên nhân: Các tác nhân lý hoá trong ngoại cảnh ( tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, các loại hoá chất) hoặc rối loạn trong các quá trình sinh lí, hoá sinh của tế bào.
  • Thể đột biến là những cá thể mang biến đổi đã biểu hiện trên kiếu hình củ cơ thể.
  • Có sự phân biệt này vì không phải bất cứ nào đã xảy ra trong gen , trong NST đều được biểu hiện trên kiểu hình của cá thể. ĐBG lặn chỉ biểu hiện trên kiểu hình của cá thể đơn bội hoặc ở thể đồng hợp về gen lặn đó.

VD: Người mang gen bạch tạng ở trạng thái dị hợp Aa thì vẫn bình thường, người có kiểu gen aa mới biểu hiện chứng bạch tạng da, tóc, lông đều trắng, mắt hồng.

  • Có đột biến chỉ biểu hiện khi gặp môi trường thuận lợi.

Vd: Dạng ruồi có đột biến kháng DDT chỉ biểu hiện khả năng này khi môi trường có phun thuốc DDT.

Hoat-dong.png Hoạt động 2: Tìm hiểu về các dạng đột biến gen.

Nuvola apps edu languages.png Hs trả lời câu hỏi:

  • Gen là gì?
  • (Gen là một đoạn mạch của phân tử AND nắm giữ một chức năng DT nhất định).
  • Đột biến gen là gì?
  • Gen bị biến đổi một, một số cặp nucleôtit  ĐBG.

Cac-hoc-sinh.png Hs lấy ví dụ hình 1 sgk.

Giao-vien.png Gv nêu chú ý

  • Ở AND hai mạch ĐBG liên quan đến sự biến đổi một cặp nucleotit( chứ không phải một nucleotit). AND có hai mạch bổ sung , sự biến đổi ở một nucleotit nào đó phải xảy ra ở cả hai mạch thì mới là ĐBG. Trong đột biến gen hay nhân tạo, sự biến đổi ở một nucleotit nào đó thoạt nhiên xảy ra trên một mạch- lúc này mới là trang thái tiền biến đổi có thể trở lại trạng thaíi ban đầu dưới tác dụng của ezim sửa chữa(reparaga). Đó là hiện tượng hồi biến. Nếu sai sót không được sửa chữa thì ở lần tự sao tiếp theo của AND nucleotit lắp sai sẽ liên kết với nucleotit bổ sung của nó và tạo thành ĐBG.

Trong trường hợp ĐBG liên quan tới một cặp nucleotit thì hiện tượng hồi biến dễ dàng hơn trường hợp đột biến liên quan với nhiều cặp nucleotit.

  • Phân biệt:
    • Nguyên nhân: Các nhân tố gây ra hiện tượng.
    • Cơ chế: Cách thức tác dụng của các nhân tố, các khâu trung gian giữ nguyên nhân và kết quả.

Nuvola apps edu languages.png Hs trả lời câu hỏi:

  • Các tác nhân ĐB tác đông như thế nào để gây đột biến? Cho ví dụ?
  • Các tác nhân đột biến gây rối loạn quá trình tự nhân đôi củ AND, hoặc làm đứt phân tử AND, hoặc nối đoạn bị đứt vào phân tử AND ở vị trí mới.
  • ĐBG phụ thuộc vào những yếu tố nào? lấy VD?
  • Tác nhân là tử ngoại hay hoá chất….

Cường độ mạnh hay yếu… Gen bền vững hay không bền vững…

Giao-vien.png Gv bổ sung

  • Alen là trạng thái khác nhau của cùng một gen.Mỗi đột biến gen cho một alen mới, alen này khác alen kia ở một hay một số cặp nucleotit nào đó trong chuỗi trung bình 1000 cặp nucleotit của gen.

Giao-vien.png Gv đưa ra sơ đồ

VD thể khảm: Cây hoa giấy có những cành hoa đỏ hoa trắng xen kẽ.


Nuvola apps edu languages.png Hs trả lời câu hỏi

  • ĐB giao tử có DT qua sinh sản hữu tính không? vì sao?
  • ĐB tiền phôi có DT qua sinh sản hữu tính không? vì sao?
  • Cơ chế biểu hiện trên kiểu hình của ĐB giao tử, ĐB xôma, và ĐB tiền phôi

Hoat-dong.png Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả của ĐBG

Nuvola apps edu languages.png Hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau:

  • Vậy khi cấu trúc gen bị biển đổi(ĐBG) thì sẽ gây ra hậu quả gì?
  • Trong 4 dạng đột biến gen thường gặp thì dạng nào có hậu quả lớn nhất.

Và trong hai dạng mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit thì nơi xảy ra đột biến ở vị trí nào gây hậu quả lớn hơn?

Giao-vien.png Treo tranh hình 3,4,5,6 SGK

ĐBG thường có lợi hay có hại? vì sao? VD: ĐB gây thiếu máu do hồng cầu lưỡi liềm: Bệnh này phổ biến ở Châu phi , một số vùng Châu Á và Địa trung hải do ĐBG điều khiển sự tổng hợp hemoglobin . Phân tử này có 4 chuỗi polipeptit ( 2 chuỗi anpha, 2 chuỗi beta) với tổng số 574aa. Sự biến đổi cặp T-A thành cặp G-X trong gen đã làm cho aa thứ 6 trong chuỗi beta, đáng lẽ là axit glutamic lại trở thành valin. Sự thay đổi aa làm cho HbA chuyển thành dạng HbS. Hồng cầu chứa HbS biến thành dạng lưỡi liềm, khả năng vận chuyển oxi kém đi, gây thiếu máu. Hồng cầu lưỡi liềm dễ vỡ làm mao mạch bị tắc gây nhồi máu ở nội tạng và các mô. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm di truyền trội không hoàn toàn. Người có kiểu gen SS bị thiếu máu nặng , yhường chết sớm.

Hoat-dong.png Hoạt động 4Củng cố kiến thức

Hoat-dong.png Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà

Nuvola apps kig.png V. Bài tập:[sửa]

Nuvola apps file-manager.png VI. Bài tập về nhà:[sửa]

Nuvola apps kteatime.png VII. Các kinh nghiệm và thắc mắc gặp phải[sửa]

Nuvola apps bookcase.png VIII. Các tài liệu tham khảo[sửa]

Nuvola apps kview.png IX. Các câu hỏi và đề thi liên quan[sửa]

Liên kết đến đây