Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giúp đỡ người khuyết tật
Từ VLOS
Người khuyết tật là những người bị suy yếu về thể chất hoặc tinh thần nên họ thường gặp khó khăn khi sinh hoạt thường ngày.[1] Có rất nhiều cách để bạn giúp đỡ họ. Đơn giản nhất là học cách giao tiếp với họ, hoặc làm tình nguyện và dạy học miễn phí cho người khuyết tật.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xây dựng Kỹ năng Giao tiếp[sửa]
-
Học
thuật
ngữ
thích
hợp.
Bạn
cần
phải
sử
dụng
đúng
từ
ngữ
khi
thảo
luận
với
người
khuyết
tật.
Một
số
từ
ngữ
từng
được
coi
là
chuẩn
mực
nhưng
giờ
đã
trở
nên
lỗi
thời
và
thậm
chí
gây
khó
chịu.
Bước
đầu
tiên
chính
là
học
cách
sử
dụng
từ
ngữ
thích
hợp
nếu
muốn
giúp
đỡ
người
khuyết
tật.
- Khi nói về người khuyết tật, sẽ lịch sự hơn nếu bạn đề nhân vị của họ hơn hoàn cảnh đặt biệt. Ví dụ, đừng nói "người bị bệnh tâm thần" hay "mắc bệnh tâm thần". Thay vào đó hãy nói "người mắc bệnh về tâm thần". Cũng đừng nói "ngồi xe lăn". Xác định họ bằng một phương tiện khác có nghĩ là bạn có thể làm thế với bất kỳ, còn muốn nói về chức năng cụ thể của xe lăn thì có thể nói như sau "người ngồi trên xe lăn" hoặc "người đang dùng xe lăn".[2] Hãy ghi nhớ một vài ngoại lệ; nhiều người bị khiếm thính, khiếm thị, hay tự kỷ thường dùng ngôn ngữ nhận dạng địa phương, tức là họ muốn được gọi là "người tự kỷ" hoặc "người Khiếm thính" (viết hoa chữ K theo quy định của họ).[3][4]
- Một số cụm từ phù hợp giờ đã lỗi thời và thậm chí còn mang tính xúc phạm. Từ "câm" từng được dùng để chỉ người không nói được, nhưng bây giờ ta hay dùng cụm từ "không có khả năng nói" hoặc "người phải sử dụng bộ tổng hợp tiếng nói". Từ bại liệt từng được dùng để miêu tả những người khuyết tật về thể chất, bị hạn chế khả năng vận động, bây giờ ta hay dùng cụm từ khuyết tật thể chất hơn.[2]
- Từ "thiểu năng" và "chậm phát triển" là những từ mang tính xúc phạm. Ta có thể thay thế bằng cụm từ người bị khiếm khuyết trí tuệ, sự phát triển, hoặc nhận thức. Từng có nhiều người sử dụng từ "thiểu năng" nhưng giờ không dùng nữa vì nó xúc phạm nghiêm trọng đến người khuyết tật.[2]
-
Giao
tiếp
trực
tiếp.
Thông
thường,
người
khuyết
tật
được
phiên
dịch,
y
tá,
bạn
bè
hỗ
trợ
hàng
ngày.
Điều
quan
trọng
khi
giao
tiếp
với
người
khuyết
tật
là
bạn
phải
nói
chuyện
trực
tiếp
với
họ.
Đừng
trao
đổi
gián
tiếp
qua
một
người
khác.
- Nhìn thẳng vào người đó, chứ không phải phiên dịch hay trợ lý của họ. Thông thường, người khiếm thính sẽ quan sát phiên dịch của họ khi người kia nói chuyện để nắm được cuộc hội thoại. Bạn vẫn nên quan sát vào người bạn cần nói chuyện, không phải phiên dịch viên.[5]
- Nếu bạn nói chuyện với người ngồi xe lăn, hãy ngồi xuống để họ không phải ngửa cổ lên nhìn bạn.[5] Không nên quỳ xuống như khi nói chuyện với một đứa trẻ vì hành động này trông rất kỳ quặc.
-
Hỏi
ý
kiến
trước
khi
hỗ
trợ.
Nếu
bạn
bắt
gặp
một
người
khuyết
tật
đang
vật
lộn
với
điều
gì
đó
thì
theo
bản
năng
bạn
sẽ
nhảy
vào
giúp
đỡ.
Tuy
nhiên,
nếu
không
biết
nhu
cầu
và
ý
định
cụ
thể
của
người
đó
thì
hành
động
giúp
đỡ
chưa
chắc
đã
phù
hợp.
Bạn
nên
hỏi
ý
kiến
họ
trước
khi
hỗ
trợ.
- Nhiều khi người khuyết tật trông có vẻ như đang vật vã nhưng họ hoàn toàn ổn. Chỉ là họ mất nhiều thời gian hơn để làm việc đó, không có nghĩa là họ cần bạn giúp. Nếu nghĩ họ cần giúp, bạn có thể hỏi thẳng.[5]
- Nếu bắt gặp ai đó đang gặp khó khăn, bạn có thể hỏi "Bạn có cần giúp gì không?" hay "Bạn có cần tôi hỗ trợ không?" Đừng nói gì thêm.
- Nếu người đó từ chối sự giúp đỡ của bạn, đừng cảm thấy bị xúc phạm hay từ chối mà hãy cứ cư xử như bình thường.[5] Họ hiểu rõ nhu cầu của bản thân hơn ai hết, ép buộc họ có thể bị coi là thô lỗ.
- Đừng đưa ra lời khuyên ý tế, đặc biệt nếu bạn không phải bác sĩ. Khuyên người bị đau mãn tính tập yoga có vẻ hữu ích, nhưng họ đều có bác sĩ, người biết được tiền sử bệnh và đưa lời khuyên mà không ra vẻ gì hết.[6]
-
Nói
năng
và
hành
xử
tôn
trọng.
Khi
tương
tác
với
người
khuyết
tật,
bạn
phải
luôn
thể
hiện
sự
tôn
trọng
trong
lời
nói
và
hành
động.
- Khi được giới thiệu với người khuyết tật, luôn yêu cầu bắt tay. Ngay cả với người bị hạn chế cử động tay thì họ vẫn có thể xoay xở được. Đây là cử chỉ lịch sự và thu hút sự chú ý của họ.[2]
- Nói chuyện với giọng điệu như thường ngày. Mọi người thường nói chậm và to hơn bình thường, đặc biệt là khi giao tiếp với người khiếm thính, nhưng đây là một hành động thô lỗ và ấu trí. Hãy giao tiếp như bình thường.[2]
- Làm gì đó để giao tiếp dễ dàng hơn là điều bình thường. Ví dụ, nếu bạn tương tác với người bị lãng tai, hãy nhìn thẳng vào họ để họ có thể đọc khẩu hình miệng và hiểu điều bạn nói. Ngồi xuống và giao tiếp bằng mắt với người ngồi xe lăn là một cư chỉ lịch sự. Đối với người không có khả năng nói, thay vì giả vờ hiểu những gì họ nói thì bạn có thể lịch sự nhờ họ nhắc lại.[2]
- Hãy là chính mình trong các cuộc nói chuyện. Nếu bạn chẳng may sử dụng cách giao tiếp thường ngay, chẳng hạn như nói "hẹn gặp lại" với người khiếm thị, đừng hoảng sợ và xin lỗi rối rít. Người đó hiểu đây là cử chỉ thân mật và bạn không hề có ý xúc phạm họ.[2]
-
Đặt
câu
hỏi.
Chúng
ta
thường
lo
lắng
liệu
mình
có
vô
tình
xúc
phạm
người
khuyết
tật
nên
tỏ
ra
bối
rối
khi
giao
tiếp.
Đây
có
thể
coi
là
sự
xa
cách
đối
với
người
khuyết
tật,
vậy
nên
bạn
phải
là
chính
mình
và
thật
bình
tĩnh.
Nếu
có
thắc
mắc
gì,
hãy
hỏi
họ
nếu
có
liên
quan
đến
tình
huống
hiện
tại.
- Thường thì người khuyết tật muốn bạn đặt lịch sự hỏi họ thay vì cứ bối rối như thế. Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể hỏi một người khiếm thính xem họ có thể đọc khẩu hình miệng và bạn có thể nhìn trực diện họ khi nói chuyện hay không. Nếu bạn đang lên kế hoạch sự kiện và dốc cho xe lăn lại ở cuối phòng, bạn hoàn toàn có thể hỏi "Bạn có biết đường dành cho xe lăn ở đâu không? Chỗ đó hơi khó tìm, tôi chỉ muốn chắc là bạn biết chỗ."
- Mọi người thường ngại đặt câu hỏi vì họ không muốn thu hút sự chú ý của người khuyết tật. Tuy nhiên, tránh hỏi những câu hiển nhiên đôi khi còn thu hút sự chú ý hơn là hỏi trực tiếp. Miễn là câu hỏi liên quan đến tình huống hiện tại thì họ sẽ không coi đó là câu hỏi tò mò hay nhạy cảm.[2]
Làm tình nguyện[sửa]
-
Tìm
cơ
hội
tình
nguyện
ở
khu
bạn
sống.
Bạn
có
thể
tìm
thấy
ở
trong
cộng
đồng
vì
có
nhiều
tổ
chức
cố
gắng
để
hỗ
trợ
người
khuyết
tật.
- Ability First là tổ chức hỗ trợ trẻ em và người trưởng thành bị khuyết tật thông qua chương trình việc làm, vui chơi giải trí và xã hội. Ability First có chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau và họ đều cần tình nguyện viên. Tùy thuộc vào con đường bạn chọn mà bạn có thể làm việc cùng người khuyết tật trong các công việc văn phòng giúp đỡ các ban ngành chạy chương trình, sự kiện suôn sẻ.[7]
- Trung tâm Luật vì người nghèo ở phía nam (SPLC) có một chương trình mang tên Giảng dạy Khoan dung, tại đây người hướng dẫn cùng sinh viên đại học và học sinh trung học sẽ thảo luận phương pháp truyền đạt cho người trẻ cách tương tác với người khuyết tật. Bạn có thể truy cập trang web của SPLC để xem chương trình có diễn ra tại khu bạn sống hay không và liên hệ với trưởng nhóm xem họ có cần tình nguyện viên để sắp xếp, quảng cáo và làm việc vặt không.[8]
- Hiệp hội Người khuyết tật (UDS) là tổ chức phi lợi nhuận luôn nỗ lực giúp đỡ người khuyết tật để họ có thể sống độc lập hơn, bao gồm cả cựu chiến binh và người lớn tuổi. Họ giúp tìm nhà, cung cấp thiết bị y tế, xe lăn tự chế và chó phụ việc. UDS tuyển tình nguyện viên phụ trách nhiều lĩnh vực, từ công việc văn phòng đến quan hệ công đồng và gây quỹ. Trụ sở chính của tổ chức nằm ở Lancaster, Pennsylvania nhưng họ có chi nhánh ở khắp mọi nơi.[9]
- Bạn có thể tìm cơ hội thông qua các tổ chức tại nơi bạn sống. Gọi điện đến bệnh viện hoặc viện dưỡng lão để hỏi xem họ có cần tình nguyện viên không hoặc trao đổi với người chăm sóc người khuyết tật.
- Một số tổ chức như Autism Speaks[10] còn làm nhiều điều hại hơn là lợi. Vì vậy bạn nên kiểm tra cẩn thận trước khi tham gia vào bất kỳ tổ chức đoàn thể nào.
-
Gây
quỹ
và
quyên
góp
tiền.
Đôi
khi
việc
gây
quỹ
cũng
rất
hữu
ích.
Người
khuyết
tật
cần
nhiều
tiền
để
chi
trả
thuốc
men,
sửa
chữa
nhà
ở,
v,
v.
- Tất cả những tổ chức trên đều tiến hành gây quỹ theo định kỳ. Ủng hộ tiền, dù chỉ là một khoản nhỏ cũng giúp ích. Bạn có thể khích lệ bạn bè, người thân ủng hộ tiền. Nếu vào đúng dịp sinh nhật, đám cưới hay sự kiện lớn nào đó mà bạn nhận được nhiều quà, hãy thử nhờ họ ủng hộ tiền thay vì tặng quà.
- Nếu bạn biết người khuyết tật nào đó cần tiền vì lý do liên quan tới sự khiếm khuyết của họ, bạn có thể giúp họ gây quỹ. Bạn có thể tổ chức sự kiện, như một bữa tối hay buổi tiệc, bán vé vào cửa và dành số tiền đó để chi trả thuốc men cho người kia. Bạn có thể gây quỹ thông qua chiến dịch trực tuyến trên trang web GoFundMe. Bạn có thể tổ chức cuộc thi hay quay xổ số, thu lệ phí thi hoặc phí vào cửa. Có rất nhiều cách gây quỹ để giúp đỡ người đang gặp khó khăn.
- Nếu bạn còn đang đi học thì có thể tìm các tổ chức tuyển người gây quỹ là sinh viên đại học vào dịp nghỉ hè. Bạn có thể tìm tổ chức giúp đỡ người khuyết tật, nộp hồ sơ vào vị trí gây quỹ. Như vậy bạn vừa có thể giúp đỡ người khuyết tật, vừa tích lũy được kinh nghiệm chuyên môn.
-
Giúp
đỡ
trong
khả
năng
có
thể.
Thường
thì
người
khuyết
tật
cần
có
người
hỗ
trợ
ở
cạnh.
Bạn
có
thể
tự
nguyện
giúp
đỡ
trong
vấn
đề
này.
- Nếu người khuyết tật không thể tự lái xe, bạn có thể giúp họ di chuyển. Bạn có thể lái xe hoặc giúp họ bắt phương tiện công cộng. Nhiều tổ chức tình nguyện tuyển dụng nhiều người cho công việc này.
- Nhiều tổ chức mong muốn thế giới trở nên thân thiện hơn với người khuyết tật gặp khó khăn trong việc di chuyển, họ xây dựng những đường đi xe lăn thân thiện ở nơi công cộng. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách viết thư gửi lên chính quyền, vận động chữ ký của mọi người để cùng nhau làm những công trình giúp người khuyết tật di chuyển dễ dàng.[11]
-
Tình
nguyện
huấn
luyện
chó
phụ
việc.
Nếu
ban
yêu
chó
thì
tham
gia
huấn
luyện
chó
vụ
việc
là
cách
tuyệt
vời
để
giúp
đỡ
người
khuyết
tật.
- Chó phụ việc là những chú chó được huấn luyện để hỗ trợ người khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Trước khi được đưa về với chủ, chúng cần trải qua khóa huấn luyện đặc biệt và sống với người chủ tình nguyện viên cho tới 18 tháng tuổi.[12]
- Nếu bạn tình nguyện nuôi một chú chó phụ việc, bạn phải đảm bảo tham gia thường xuyên các buổi tập huấn và huấn luyện chú chó tại nhà.[12]
- Huấn luyện chó phụ việc là phần thưởng nhưng cũng là một trải nghiệm khó khăn. Bạn khó có thể rời xa chú chó sau khi đã gắn bó với nó. Bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi nhận nhiệm vụ.
- Đây là lựa chọn phù hợp với sinh viên đại học. Trước hết, nhiều sinh viện đại học muốn có thú cưng nhưng không thể nuôi trong thời gian dài. Thứ hai, trường đại học là cách tốt nhất để chú chó hòa nhập xã hội vì có nhiều hoạt động diễn ra trong khuôn viên trường.
Truyền tải đến Người khác[sửa]
-
Tận
dụng
mạng
xã
hội.
Vì
có
nhiều
người
sử
dụng
mạng
xã
hội
như
Facebook
và
Twitter
nên
việc
nâng
cao
nhận
thức
trên
đó
khá
dễ
dàng.
- Đăng liên kết bài viết về người khuyết tật, truyền đạt với mọi người về khiếm khuyết thể chất và tâm lý. Đừng chỉ chia sẻ thông tin thực tế, hãy cung cấp liên kết bài viết hướng dẫn cách bắt chuyện với người khuyết tật và lợi ích của việc giúp đỡ và làm tình nguyện.
- Nếu bạn đang cố gây quỹ hoặc thu thập chữ ký thì mạng xã hội quả thực là một công cụ hữu ích. Đăng liên kết để thông báo với mọi người địa điểm ủng hộ tiền hoặc ký tên là cách làm nhanh chóng và tiện lợi nhất trong trường hợp của bạn.
- Chọn bài viết mọi người có thể đọc trên máy tính hoặc điện thoại. Thông thường, người dùng internet thường chọn những bài viết ngắn, trình bày theo kiểu liệt kê.
-
Bày
tỏ
ý
kiến.
Nếu
bạn
thấy
có
người
đưa
ra
bình
luận
xúc
phạm
về
người
khuyết
tật
thì
dù
người
đó
có
cố
tình
hay
không,
bạn
vẫn
nên
lên
tiếng.
- Thường thì người ta không may sử dụng nhầm từ. Trong trường hợp đó, bạn nên lịch sự sửa lại giúp họ. Ví dụ, nếu bạn nghe ai đó nói "cô bé bị đao" bạn có thể sửa như sau "anh/chị nên nói là 'cô bé mắc hội chứng đao.'"
- Từ "thiểu năng" và "chậm phát triển" được dùng rất nhiều, ngay cả trên truyền thông như một thuật ngữ để miêu tả điều gì đó khó chịu. Mọi người thường bao biện cho lời nói của mình và nói rằng họ không "có ý đó", bạn có thể giải thích cho họ rằng từ đó mang tính xúc phạm dù họ có cố ý hay không, và không nên sử dụng.
- Nếu bạn thấy sự phân biệt đối xử với người khuyết tật xảy ra trong môi trường làm việc hay học tập, hãy phản ánh hành vi trên với cơ quan phù hợp. Nếu không biết nên phản ánh với ai, bạn có thể liên hệ với tổ chức hỗ trợ người khuyết tật và xin lời khuyên.
- Chỉ dẫn mọi người đi đúng hướng. Nhiều người không cố ý làm tổn thương hay xúc phạm, họ chỉ không biết cách tương tác với người khuyết tật. Nếu thấy ai đó đang bối rối hoặc mông lung, bạn có thể chỉ cho họ trang web hoặc tổ chức liên quan để giúp họ học cách tương tác với người khuyết tật. Giáo dục là công cụ mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội và tạo ra một thế giới thân thiện, gần gũi hơn.
Mời
bạn
đón
đọc
các
bài
viết
tiếp
theo
bằng
cách
đăng
kí
nhận
tin
bài
viết
qua
email
hoặc
like
fanpage
Thuvienkhoahoc.com
để
nhận
được
thông
báo
khi
có
cập
nhật
mới.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://adata.org/faq/what-definition-disability-under-ada
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 http://www.dol.gov/odep/pubs/fact/comucate.htm
- ↑ http://autisticadvocacy.org/home/about-asan/identity-first-language/
- ↑ https://books.google.co.uk/books?id=aMqGhHCxXUYC&pg=PA441&hl=en#v=onepage&q&f=false
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 http://uiaccess.com/accessucd/interact.html
- ↑ https://www.yahoo.com/health/8-helpful-things-that-dont-really-help-people-117557974473.html
- ↑ https://www.abilityfirst.org/programs/volunteer.aspx
- ↑ http://www.tolerance.org/article/disability-awareness-were-it-together
- ↑ http://www.udservices.org/get-involved/volunteer/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/aspergers-alive/201311/reporters-guide-the-autism-speaks-debacle
- ↑ http://ctb.ku.edu/en/table-of-contents/implement/phsyical-social-environment/housing-accessibility-disabilities/main
- ↑ 12,0 12,1 http://www.udservices.org/wp-content/uploads/2014/08/Vounteer_ServiceDogs.pdf