Giúp trẻ bị sốt đỡ mệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cơn sốt có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như vi rút, nhiễm khuẩn, hay thậm chí là cảm lạnh thông thường và khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Cơn sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại viêm nhiễm hay bệnh tật. Đặc điểm nhận biết của sốt là sự tăng lên tạm thời của nhiệt độ cơ thể đến mức đáng lo ngại hoặc khó chịu nếu nhiệt độ từ 39,4°C trở lên. Đối với trẻ sơ sinh, đôi khi cơn sốt có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần quan sát trẻ kỹ lưỡng. Là cha mẹ hoặc người chăm sóc, bạn có thể thực hiện các bước cần thiết dưới đây để giúp trẻ đỡ mệt.

Các bước[sửa]

Xử lý Cơn sốt tại Nhà[sửa]

  1. Uống thật nhiều chất lỏng. Giữ cho trẻ không bị mất nước bằng cách cung cấp thật nhiều chất lỏng. Sốt gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều, và do đó, thiếu nước và có thể dẫn đến mất nước.[1] Trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung dung dịch chất điện phân như vào sữa công thức.
    • Tránh cho trẻ ăn hoa quả hay nước táo, thay vào đó, hãy pha loãng với tỷ lệ 50% nước.
    • Có thể cho trẻ ăn kem que hoặc gelatin.
    • Tránh những đồ uống chứa chất caffeine vì chúng kích thích bài tiết qua đường nước tiểu và làm mất nước.
    • Cho trẻ ăn uống như thông thường, nhưng nhớ rằng trẻ có thể không muốn ăn nhiều khi bị sốt. Thử cho trẻ ăn thức ăn nhạt như bánh mì, bánh quy giòn, mì ống và yến mạch.
    • Trẻ sơ sinh đang được nuôi bằng sữa mẹ chỉ nên bú sữa mẹ. Giữ cho trẻ đủ nước bằng cách cho bú thật nhiều.
    • Đừng bao giờ bắt trẻ ăn nếu chúng không muốn.
  2. Cho trẻ nằm nghỉ trong phòng tiện nghi. Hãy để trẻ nằm trong phòng có nhiệt độ dễ chịu từ 21,1°C đến 23,3°C).[1]
    • Tránh chạy máy sưởi liên tục để trẻ không bị quá nóng.
    • Tương tự với máy điều hòa. Tắt điều hòa để trẻ đỡ lạnh và giúp tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ.
  3. Cho trẻ mặc quần áo mỏng. Quần áo dày thậm chí có thể làm tăng thân nhiệt. Mặc quá nhiều quần áo sẽ giữ nhiệt khiến trẻ càng trở nên khó chịu.[1]
    • Mặc cho trẻ quần áo thoáng rộng và đắp chăn mỏng nếu nhiệt độ trong phòng quá lạnh hoặc bạn thấy trẻ run rẩy. Điều chỉnh nhiệt độ phòng nếu cần để giữ cho trẻ thoải mái.
  4. Cho trẻ tắm nước ấm. Nước ấm, không quá nóng và không quá lạnh, có thể hạ sốt.[1]
    • Nếu bạn định cho trẻ tắm nước ấm, hãy cho trẻ uống thuốc để đảm bảo thân nhiệt của trẻ không tăng sau khi tắm xong.
    • Tránh tắm bằng nước lạnh, nước đá hay dùng dầu xoa. Chúng sẽ khiến trẻ bị lạnh cóng và làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
  5. Cho trẻ uống thuốc. Hãy thận trọng khi cho trẻ uống các loại thuốc như Tylenol, Advil, hay Motrin. Đọc hướng dẫn cẩn thận để đảm bảo bạn cho trẻ uống thuốc đúng liều và đúng tuổi. Nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.[2]
    • Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) thường được bác sĩ hoặc dược tá khuyên dùng để giảm sốt cho trẻ.
    • Nếu trẻ chưa được 3 tháng tuổi, luôn gọi cho bác sĩ trước khi dùng thuốc.
    • Đừng dùng quá liều chỉ định sẽ có nguy cơ làm hại gan hoặc thận, hoặc tồi tệ hơn, có thể gây tử vong.
    • Bạn có thể cho trẻ uống Acetaminophen từ 4 đến 6 giờ một lần và Ibuprofen từ 6 đến 8 giờ một lần nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.
    • Theo dõi loại thuốc, liều lượng và thời gian bạn cho trẻ uống để tránh quá liều.
    • Đối với nhiệt độ dưới 38,9°C, cố gắng không sử dụng thuốc trừ khi bác sĩ hoặc y tá khuyên dùng.
    • Không bao giờ cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra rối loạn hiếm gặp nhưng nguy hiểm đến tính mạng, đó là hội chứng Reye.

Tìm Trợ giúp Y tế[sửa]

  1. Kiểm tra xem nhiệt độ có tăng hay không. Thậm chí sốt nhẹ cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, tùy vào độ tuổi của trẻ, bạn cần gọi cho bác sĩ nhi nếu nhiệt độ của trẻ tăng đáng kể.[3]
    • Đối với trẻ sơ sinh cho đến 3 tháng tuổi có nhiệt độ 38°C hoặc cao hơn, bạn cần gọi cho bác sĩ nhi để được hướng dẫn cách xử lý.
    • Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi có nhiệt độ là 38,9°C và sốt hơn một ngày, hãy gọi bác sĩ nhi.
    • Dù chỉ là nghi ngờ, bạn cũng nên gọi cho bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  2. Biết khi nào nên liên hệ bác sĩ nhi. Nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi và ăn bình thường thì không có vấn đề đáng lo ngại tại thời điểm đó. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo gọi cho bác sĩ nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 38°C trở lên. Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi, sốt hơn 24 giờ và có các triệu chứng khác như ho, đau tai, kém ăn, nôn mửa hay tiêu chảy, hãy gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến phòng khám khẩn cấp.[1]
    • Nếu trẻ trở nên chậm chạp hay không cảm thấy thoải mái khi giảm sốt, dễ cáu kỉnh, cổ bị cứng hoặc không chảy nước mắt khi khóc, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
    • Cần trao đổi với bác sĩ nếu trẻ có những vấn đề y tế đặc biệt như tim mạch, miễn dịch hay bệnh hồng cầu hình liềm khi con bạn bị sốt.
    • Hãy gọi cho bác sĩ nếu trẻ sốt hơn 48 giờ, tiểu tiện ít, tiêu chảy quá mức hoặc nôn mửa, những triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy cần kiểm tra bệnh của bé.
    • Gọi bác sĩ nếu con của bạn sốt trên 40,5°C hoặc sốt hơn 3 ngày.
    • Gọi 115 nếu trẻ bị sốt và không tỉnh táo, không đi được, khó thở, hay môi, lưỡi hoặc móng tay bị tím.
  3. Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu con của bạn cần chăm sóc y tế, nhớ mang theo giấy tờ cần thiết để đảm bảo em bé được chăm sóc thích hợp và nhanh chóng. Bạn cũng cần sẵn sàng tìm hiểu mọi việc khi ở phòng khám.[4]
    • Ghi lại mọi thông tin cần thiết về cơn sốt của trẻ: trẻ bị sốt khi nào, bạn kiểm tra nhiệt độ của trẻ được bao lâu, và thông báo cho bác sĩ bất kỳ triệu chứng nào khác.
    • Liệt kê các loại thuốc, vitamin và thực phẩm bổ sung mà trẻ đang dùng và những thứ trẻ bị dị ứng.
    • Chuẩn bị câu hỏi để hỏi bác sĩ như nguyên nhân nào làm trẻ bị sốt; trẻ cần những xét nghiệm gì; điều trị như thế nào là tốt nhất; và liệu trẻ có phải uống thuốc không?
    • Sẵn sàng trả lời câu hỏi của bác sĩ như: khi nào triệu chứng bắt đầu; trẻ đã được uống thuốc chưa và nếu có thì khi nào; bạn đã làm gì để hạ sốt cho trẻ?
    • Chuẩn bị tinh thần nếu trẻ có thể phải nhập viện để theo dõi hoặc làm thêm xét nghiệm trong trường hợp trẻ ốm nặng hoặc nhỏ hơn 3 tháng tuổi.

Ngừa Sốt trong Tương lai[sửa]

  1. Rửa tay. Trong hầu hết các trường hợp, hãy giữ sạch tay vì tay của bạn là phần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vi trùng và truyền sang các bộ phận khác.[5]
    • Rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi sử dụng bồn cầu, chơi đùa hoặc cho động vật ăn, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc sau khi thăm người bệnh.
    • Đảm bảo rửa tay kỹ gồm mu và lòng bàn tay, giữa các ngón tay, kẽ móng tay ít nhất trong 20 giây với nước ấm và xà phòng.
    • Mang theo dung dịch diệt khuẩn cho tay khi đi lại hoặc không có xà phòng và nước.
  2. Không sờ vào vùng “chữ T” trên mặt. Vùng chữ T bao gồm trán, mũi và cằm tạo ra hình chữ “T” trên mặt. Mũi, miệng và mắt trong vùng chữ T là những điểm chính qua đó vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.[5]
    • Chặn tất cả các chất dịch cơ thể xuất phát từ vùng “chữ T”: che miệng khi ho, chẽ mũi và miệng khi hắt xì hơi, và lau nước mũi (sau đó rửa sạch tay!).
  3. Tránh dùng chung vật dụng. Cố gắng không dùng chung cốc, chai nước hay đồ dùng với trẻ vì đó là cách dễ dàng để truyền vi trùng từ người này sang người khác, đặc biệt từ bố mẹ sang trẻ, khi trẻ chưa phát triển hệ miễn dịch hoàn chỉnh.[5]
    • Tránh dùng miệng bạn để làm sạch núm vú giả của trẻ và sau đó cho vào miệng trẻ. Vi trùng ở người lớn rất khỏe khi xâm nhập vào miệng trẻ và có thể dễ dàng gây bệnh cho trẻ. Tương tự với bàn chải đánh răng.
  4. Để trẻ ở nhà khi bị ốm. Giữ trẻ ở nhà, không cho trẻ đi học khi bị ốm hoặc sốt để ngăn lây bệnh sang trẻ khác. Nếu bạn biết bạn bè hoặc người trong gia đình bị ốm, cố gắng giữ cho trẻ tránh xa đến khi họ khỏe trở lại.
  5. Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Nắm chắc thông tin về các đợt tiêm phòng của con bạn, kể cả mũi tiêm phòng cúm hàng năm, sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ bị ốm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây