Giúp vợ vượt cạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trải nghiệm về việc sinh nở của vợ có thể là điều căng thẳng nhất mà bạn từng trải qua trong đời. Tuy vậy, bạn nên biết rằng đối với vợ bạn, quá trình này còn căng thẳng và đau đớn hơn nhiều. Nếu bạn muốn vượt qua khoảng thời gian này một cách êm đẹp nhất có thể, bạn nên học cách để giúp đỡ vợ trong cơn vượt cạn. Mỗi lần sinh nở sẽ một khác, và điều khiến cho việc này vừa thú vị lại vừa đáng sợ là: bạn không bao giờ biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra. Hãy dành thời gian để chuẩn bị kĩ càng và hỗ trợ vợ càng nhiều càng tốt.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Giúp đỡ trước khi sinh nở[sửa]

  1. Tham gia các lớp học trước khi sinh. Cách tốt nhất để giúp đỡ vợ trước khi lâm bồn là trang bị kiến thức với những lớp học tiền sản. Có rất nhiều lớp học dành cho những ông bố và bà mẹ tương lai. Hãy tìm những lớp học ở gần nơi bạn sống. Nếu bạn thấy việc sinh nở thật đáng sợ, nghiên cứu đã cho thấy: những người đàn ông từng tham gia lớp học tiền sản sẽ cảm thấy trải nghiệm về sinh nở dễ chịu hơn rất nhiều. [1]
    • Hãy kiểm tra lịch tại các trung tâm công đồng.
    • Hỏi bác sĩ.
    • Liên hệ với các trường cao đẳng hoặc đại học gần đó.
    • Tìm lớp học trên mạng.
  2. Mua đủ những đồ dùng cần thiết. Hãy đảm bảo bạn có đủ những đồ dùng cần thiết để việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Bạn có thể dùng giỏ hoặc vali chuyên dụng. Đừng chỉ mang đồ cho vợ và con, hãy mang cả đồ dùng của bạn nữa. Tốt nhất là bạn nên sắp sẵn đồ, như thế sẽ tiện hơn khi tới lúc phải đưa vợ đi đẻ. Hãy chuẩn bị túi đồ đó trước ít nhất hai tuần.[2]
    • Đồ dùng của vợ:
      • Dầu mát-xa, nhưng hãy cẩn trọng với loại có mùi thơm.
      • Váy bầu, dép tông và áo choàng nếu cô ấy không thích đồ của bệnh viện.
      • Túi chườm đá hoặc cây cán bột để làm lạnh và mát-xa phần lưng dưới.
      • Tất ấm.
      • Âm nhạc thư giãn
      • Những món đồ thu hút sự chú ý của vợ trong quá trình vượt cạn (ảnh, hoa, tượng).
      • Loại nước quả yêu thích hoặc nước điện giải được giữ mát.
      • Mỹ phẩm.
      • Đồ dùng vệ sinh cá nhân
      • Đồ ăn vặt yêu thích của vợ.
      • Áo lót cho con bú.
      • Tiền dự phòng.
      • Quần áo để mặc khi xuất viện (vẫn nên là quần áo bầu).
    • Đồ dùng dành cho bạn:
      • Bản sao của Kế hoạch Sinh nở.
      • Đồng hồ có kim giây
      • Đồ dùng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, xịt thơm miệng, lăn khử mùi, đồ cạo râu).
      • Đồ ăn nhẹ và nước uống (lưu ý rằng vợ bạn có thể nhạy cảm với mùi hơi thở của bạn).
      • Quần áo để thay đổi.
      • Đồ bơi để có thể giúp vợ vượt cạn trong bồn tắm.
      • Giấy và bút chì.
      • Sách vở để đọc hoặc làm việc trong những lúc vợ chưa cần bạn giúp đỡ.
      • Những số điện thoại cần gọi trong hoặc sau quá trình vượt cạn.
      • Máy ảnh hoặc máy quay phim.
    • Đồ dùng dành cho em bé:
      • Tã, bỉm.
      • Chăn quấn bé.
      • Đồ lót.
      • Đồ mặc ngoài (mũ, quần áo ấm).
      • Chăn vừa cỡ với nôi.
      • Ghế riêng để đi ô tô.
    • Khi di chuyển tới bệnh viện:
      • Xăng đổ đầy bình.
      • Chăn và gối trong xe.[3]
  3. Lập kế hoạch sinh nở. Bằng cách lập kế hoạch sinh nở, vợ bạn có thể sẽ cảm thấy tự tin hơn khi nhập viện. Đôi khi, cảm giác lo lắng có thể được xoa dịu khi mọi việc đã được chuẩn bị và lên kế hoạch trước. Nếu bạn xem bản kế hoạch đó nhiều lần, bạn sẽ biết chính xác mình cần phải làm gì. Những người phụ nữ có sự chuẩn bị trước khi vượt cạn sẽ ít khi phải sinh mổ.[4]
    • Quyết định mọi chuyện cùng vợ.
    • Lên kế hoạch hỗ trợ vợ vượt cạn cho chính bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được những rủi ro khi tìm đường đi ngắn nhất, tránh được việc bị lạc đường và nắm chắc về đường đi mình sẽ chọn.
    • Trao đổi với bác sĩ khi lên kế hoạch sinh nở. Có rất nhiều bản kế hoạch sinh nở đã được làm sẵn trên mạng, nhưng chất lượng thì chưa đảm bảo. Tốt nhất là bạn nên trao đổi việc này với bác sĩ.

Giúp đỡ trong quá trình vượt cạn[sửa]

  1. Hãy bình tĩnh. Đây là việc tốt nhất bạn có thể làm được. Hãy luôn giữ bình tĩnh vì vợ, đó là điều có ích hơn cả. Việc này sẽ giúp vợ bạn bình tĩnh.
  2. Luôn hỗ trợ vợ. Đây là công việc chính của bạn. Bạn biết vợ bạn muốn gì. Bạn cũng có thể sẽ phải truyền đạt lại nhu cầu của cô ấy trong trường hợp cô ấy không thể nói được.[5]
  3. Theo dõi thời gian giữa các cơn co thắt. Ngoài việc giữ bình tĩnh, đây là điều có ích tiếp theo mà bạn có thể làm. Các ông bố sẽ cảm thấy muốn làm một việc gì đó, và việc đo khoảng thời gian giữa các cơn co thắt là một việc quan trọng. Việc này không chỉ giúp bạn tập trung và khiến vợ yên tâm hơn, nó còn cung cấp những thông tin quan trọng cho bác sĩ.[6]
  4. Luôn nhớ tới những chữ cái trong từ SUPPORT trong giai đoạn đầu khi vợ trở dạ. Như thế, bạn sẽ dễ ghi nhớ tất cả những việc cần làm để giúp đỡ vợ. Từng việc sẽ khiến vợ bạn yên tâm hơn rất nhiều, cũng như có thể khiến trải nghiệm lâm bồn này trở nên dễ chịu. Hãy dành thời gian để ghi nhớ những điều sau.[7]
    • S – Support - Hỗ trợ về mặt cảm xúc. Hỗ trợ cảm xúc là việc quan trọng trong khi sinh. Chủ động lắng nghe, quan sát cảm xúc của vợ, hỏi han và trấn an để vợ thấy yên tâm.
    • U – Urination - Đi tiểu, ít nhất một lần một giờ. Hãy nhắc vợ đi vệ sinh. Điều này sẽ khiến vợ bạn phải đi lại, và việc đó sẽ có ích.
    • P – Position changes - Thay đổi tư thế thường xuyên.
    • P – Praise and encouragement - Khen ngợi và động viên sẽ giúp cô ấy vượt qua thời khắc này chứ không phải sự thông cảm.
    • O – Out of bed - Ra khỏi giường (Để đi bộ/tắm) sẽ tốt hơn là nằm một chỗ.
    • R – Relaxation - Thư giãn là việc quan trọng.
    • T – Touch - Chạm để nắn và mát-xa.
  5. Hãy để các chuyên gia làm việc.[8] Sẽ tới lúc các ông bố phải nhường chỗ cho bác sĩ. Đỡ đẻ cho em bé là việc nằm ngoài khả năng của các ông bố. Tùy vào phương pháp sinh mà bạn chọn, người bố vẫn có thể ở lại trong suốt quá trình vượt cạn của vợ. Hãy đề nghị được ở lại cùng vợ, miễn là bạn đủ khả năng chịu đựng.
    • Đừng bỏ rơi vợ ở những phút trở dạ cuối cùng nếu không cần thiết.
    • Ở vài nơi, các ông bố không được phép ở lại trong phòng sinh.
    • Nếu người mẹ cần phải được mổ gây mê để cấp cứu, bạn cần phải rời khỏi phòng sinh.

Giúp đỡ sau khi vượt cạn[sửa]

  1. Hãy chú ý tới tâm trạng của vợ. Cả hội chứng Baby-blues (trạng thái khóc lóc và buồn bã) lẫn trầm cảm sau sinh đều là có thật. Baby-blues là trạng thái tương đối bình thường, nhưng hãy cẩn trọng với các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng và cần tới sự chăm sóc của bác sĩ.
    • Dấu hiệu của hội chứng Baby-blues:
      • Tâm trạng thay đổi
      • Lo lắng
      • Buồn bã
      • Khó chịu
      • Cảm thấy quá tải
      • Khóc
      • Mất tập trung
      • Có vấn đề về ăn uống
      • Có vấn đề về giấc ngủ
    • Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh:
      • Trầm uất hoặc thay đổi tâm trạng dữ dội
      • Khóc rất nhiều
      • Có khó khăn trong việc gắn kết với em bé
      • Lẩn tránh gia đình và bạn bè
      • Đột ngột chán ăn hoặc ăn quá nhiều
      • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
      • Kiệt sức
      • Cực kì khó chịu hoặc giận dữ
      • Có cảm giác vô giá trị, xấu hổ, tội lỗi hoặc kém cỏi
      • Mất khả năng suy nghĩ thấu đáo, tập trung hoặc ra quyết định[9]
  2. Cùng ăn mừng. Bạn có thể rất muốn mời tất cả mọi người mà bạn biết tới thăm em bé. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn không làm việc đó thái quá. Chưa tính tới sự ồn ào của việc mọi người tới chúc mừng, chỉ riêng việc có em bé thôi đã đủ mệt mỏi rồi. Dọn dẹp. Hãy giải tán mọi người trước khi quá khuya.[10]
  3. Chia sẻ công bằng. Nuôi dạy trẻ em là công việc dành cho hai người (hoặc hơn). Hãy làm đúng phần việc của mình nhưng đừng nhiệt tình quá mức. Bằng cách đóng vai trò là một đồng sự bình đẳng trong mối quan hệ, bạn có thể khiến khoảng thời gian sau sinh trở nên tích cực hơn. Đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi sinh, người mẹ có thể phải cần rất nhiều thời gian để bình phục. Có thể cô ấy cần ngủ nhiều hơn, bị sưng đau và thường xuyên mệt mỏi.[11] Vào lúc này, hãy nhớ tới mọi việc mà cô ấy đã trải qua trong phòng sinh và giúp đỡ cô ấy.
    • Hãy chăm sóc em bé càng nhiều càng tốt. Người mẹ không nhất định phải là người duy nhất thức cả đêm cùng em bé. Bạn cũng nên góp phần.
  4. Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy chăm sóc vợ thật tốt nhưng bạn cũng phải chăm sóc chính mình nữa. Các ông bố thường rất muốn được giúp đỡ vợ đến mức quên cả bản thân. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ để có thể ở bên vợ. Đừng tự khiến mình kiệt sức.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy biết rằng trên đây là tất cả những việc mà bạn có thể làm. Đừng từ bỏ việc trợ giúp vợ trong quá trình vượt cạn, nhưng nếu cô ấy liên tục bảo bạn hãy ra ngoài và dường như bạn không thể làm việc gì ra hồn, hãy ngừng lại. Đừng nổi giận, hãy hít thở sâu và ở đó.
  • Hãy kiên nhẫn.
  • Luôn hỗ trợ và có mặt ở đó vì vợ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

__

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này