Giải mã chữ VIỆT bộ mễ
Giải mã chữ VIỆT bộ Mễ .[sửa]
Chữ VIỆT tên nước do Triệu Đà lập ra ở Quảng đông là chữ Việt bộ mễ 粵 ;
cấu tạo bởi chữ mễ 米 đóng khung đặt trên chữ việt .
- Đó là cách nhìn thông thường ngày nay .
Còn 1 cách nhìn khác mang tính địa lý lịch sử khá quan trọng đối với lịch sử Trung Hoa .
- Mổ sẻ chữ Việt bộ mễ để gỉai mã :
- – phần đầu .
- Với những vật hình tròn mang số 6 và số 9 thường phải có 1 dấu hiệu để xác định đầu trên tránh sự lẫn lộn giữa 2 số .
- Tương tự như vậy phía trên khung hình vuông của chữ Việt bộ Mễ cũng có 1 nét bút nhằm xác định hướng mặt trời , nếu đặt đứng thì hướng về thiên đỉnh , cò khi đặt nằm thì đầu quay về hướng Xích đạo .
- – Phần thân :
- Người Trung Hoa xưa với quan niệm “trời tròn đất vuông” nên một lãnh thổ hay 1 miền đất luôn được biểu diễn bằng 1 hình vuông và để chỉ vùng trung tâm người ta thêm vào các đường nam-bắc , đông –tây và đường nối 4 góc , giao điểm của các đường này gọi là GIAO CHỈ hay CHỖ GIỮA , những đường nối này được mô phỏng viết thành chữ Mễ .
- – Phần chân :
Bộ phận dưới cùng là chữ VIỆT dùng xác định âm đọc .
- Khi đặt chữ Việt bộ mễ nằm ngang theo trục Bắc- Nam ta nhận ra được cách thức người xưa đã dùng cấu tạo nên nó hết sức thực tiễn và đơn giản :
Nước VIỆT nằm ở phía nam GIAO CHỈ chính là thông tin mang trong lòng chữ VIỆT bộ MỄ và được viết tắt thành nước NAM VIỆT
Có thể xem đây chính là sơ đồ định vị Quốc gia do Triệu Đà khai lập .
- Từ khám phá này kết hợp với những thông tin về lăng mộ của Triệu văn đế ở Quảng đông ta khẳng định :
- Đất NAM GIAO và GIAO CHỈ trong cổ thư Trung hoa là có thực.
- Hướng BẮC – NAM xưa thời Triệu Đà nay đã bị đảo ngược : bắc thành nam và nam thành bắc Điều này tưởng là việc ‘nhỏ’ nhưng thực ra không nhỏ chút nào vì làm sao xử lý cả núi thông tin về các nước hay quốc gia trong cổ sử Trung hoa ? nước nào cũng có các thông tin về địa lý ...nam gíap , bắc giáp ....bây giờ lộn ngược tất cả thì làm sao định vị được trên bản đồ ?