Giảm đường huyết

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đường huyết cao thường do bệnh tiểu đường gây nên, và cần được kiểm soát và điều trị cẩn trọng dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy vậy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm giảm lượng đường huyết xuống mức cho phép. Luyện tập điều độ và thay đổi chế độ ăn uống hợp lý là những cách có hiệu quả giúp hạ đường huyết, nhưng cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng hiểu rõ về tiền sử bệnh tật của bạn.

Các bước[sửa]

Giảm Đường huyết bằng Chế độ Ăn uống Hợp lý[sửa]

  1. Hạn chế bánh kẹo, chế phẩm từ động vật, và carbonhydrat tinh chế. Bác sĩ thường sẽ đề nghị một chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu của từng người, bởi vì không có chế độ cố định áp dụng đối với tất cả những ai mắc chứng đường huyết cao hoặc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng lượng đường trong máu cao, thì nên giảm ăn thịt, các sản phẩm sữa, bánh mỳ trắng, gạo trắng, khoai tây, và thực phẩm ngọt.[1]
  2. Ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Những người có đường huyết cao được khuyến cáo ăn những loại thực phẩm này và các thực phẩm khác giàu chất xơ và ít chất béo. Tuy nhiên không phải tất cả những người mắc chứng đường huyết cao đều có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt, cho nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa loại thức ăn này vào bữa ăn hằng ngày của bạn.[2]
    • Nên ăn táo tươi, mơ khô, hoặc nước ép đào đóng hộp. Tránh ăn các loại trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh tẩm đường.[3]
    • Khuyến cáo nên ăn ít nhất 3 cốc (700ml) rau sống hoặc 1,5 cốc (350ml) rau chín mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn các loại rau quả như atisô, dưa chuột, hay xà lách. Rau quả tươi thường tốt hơn so với rau quả đông lạnh hoặc đóng hộp vì đôi khi chúng có tẩm natri.[4]
    • Bột yến mạch và lúa mạch đặc biệt có tác dụng tốt đối với hầu hết những người có lượng đường trong máu cao.[5]
  3. Tìm hiểu về các loại thực phẩm. Nếu bạn không chắc chắn loại thực phẩm nào là gây hại, thì nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tìm hiểu về chỉ số đường huyết, bao gồm thông tin chi tiết ảnh hưởng đối với đường huyết (nhưng không ảnh hưởng sức khỏe nói chung).[6] Bạn nên tránh các loại thực phẩm “có chỉ số GI cao” với xếp hạng chỉ số GI từ 70 trở lên nếu đang mắc chứng đường huyết cao. Thay vào đó cần lựa chọn các loại thực phẩm “có chỉ số GI thấp” (xếp hạng GI từ 55 trở xuống), như các loại thực phẩm khuyến cáo ở trên.[7][1] Bạn có thể nạp các loại thực phẩm có chỉ số từ 55 đến 70 và xếp hạng “trung bình” với một lượng vừa phải tùy thuộc vào nhu cầu.
  4. Hạn chế thuốc lá và rượu bia. Khi nạp các chất này vào cơ thể mỗi ngày hoặc với một lượng lớn, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin của cơ thể nhằm giúp kiểm soát lượng đường trong máu.[8] Nếu đang cố gắng bỏ thuốc lá, thì bạn cũng cần biết rằng sản phẩm chứa ni-cô-tin cũng gây ra ảnh hưởng tương tự đối với sức khỏe. Bạn có thể sử dụng miếng dán hay kẹo dẻo ni-cô-tin thay thế tạm thời, nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài trong việc chữa trị đường huyết cao.[9]
  5. Nắm rõ bản chất của việc khẳng định về các loại thực phẩm cụ thể. Nhiều bài báo thường cho rằng thực phẩm thông thường vẫn có tác dụng kiểm soát đường huyết hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tuy nhiên các thông tin này không phải lúc nào cũng được rút ra từ các nghiên cứu y khoa chất lượng cao. Một số nghiên cứu liên quan đến cà phê cho nhiều kết quả trái ngược, vì vậy ảnh hưởng chung đối với đường huyết là không rõ ràng.[10] Một nghiên cứu về quế đã chỉ ra một số lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên kết quả này chỉ mởi được thử nghiệm trên một nhóm người. Tất cả đều trên 40, mặc bệnh tiểu đường loại 2, không sử dụng liệu pháp insulin hay thuốc đối với điều kiện sức khỏe khác ngoài bệnh tiểu đường.[11] Ngay cả khi khẳng định là hợp lý, thì bạn cũng nên biết rằng một loại thực phẩm không thể nào hoàn toàn thay thế việc rèn luyện thể dục, thay đổi chế độ ăn uống, hay phương pháp điều trị y khoa khác.

Giảm Đường huyết bằng Luyện tập Thể dục[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ về kế hoạch luyện tập. Các bước hướng dẫn sau đây thường có ích đối với người mắc chứng đường huyết cao và các vấn đề sức khỏe liên quan, nhưng sẽ không hiệu quả bằng việc áp dụng khuyến cáo cụ thể đối với tình trạng và đặc điểm sức khỏe của bạn.
    • Thường xuyên đi khám bác sĩ hoặc gặp chuyên gia dinh dưỡng được bác sĩ giới thiệu để kiểm tra và lưu ý các vấn đề sức khỏe do đường huyết cao gây nên.
  2. Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên kiểm tra mức đường huyết trước và trong khi tập luyện. Tập thể dục làm giảm đường huyết trong thời gian dài, nhưng trên thực tế lại làm tăng đường huyết trong thời gian ngắn bằng việc kích thích cơ thể sản xuất glu-cô (đường) nhằm cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động.[12] Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe yêu cầu kiểm tra lượng đường trong máu, bạn cần theo dõi mức đường huyết trước khi tập thể dục và mỗi 30 phút khi đang tập luyện.[13]
    • Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết hay miếng kiểm tra do bác sĩ cung cấp hoặc mua ở hiệu thuốc để kiểm tra mức đường huyết trong cơ thể.
  3. Tập luyện thể dục dựa trên kết quả kiểm tra đường huyết. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, thì nên áp dụng cách thức luyện tập thể dục phù hợp với kết quả kiểm tra lượng đường trong máu, như đã đề cập ở trên. Cần phải xem xét việc làm theo hướng dẫn này liên quan đến tập luyện thể dục có an toàn ở thời điểm này hay không, hoặc những hướng dẫn do bác sĩ đưa ra đối với trường hợp của bạn:[13]
    • Khi lượng đường trong máu thấp hơn 100 mg/dL (5,6 mmol/L), bạn cần tăng mức đường huyết trước khi tập thể dục bằng việc ăn thức ăn vặt có chứa carbonhydrat như trái cây hoặc bánh quy. Nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị run rẩy tay chân và căng thẳng, bất tỉnh, hoặc thậm chí là rơi vào tình trạng hôn mê trong khi tập luyện.[14]
    • Nếu kết quả kiểm tra từ 100 đến 250 mg/dL (5,6-13,9 mmol/L), thì bạn có thể tiếp tục tập luyện và thực hiện theo hướng dẫn chỉ khi có yêu cầu của bác sĩ.
  4. Kiểm tra xê-tôn nếu lượng đường trong máu vượt quá 250 mg/dL (13,9 mmol/L). Nếu mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 1, bạn cần tiến hành kiểm tra xê-tôn trước khi tập luyện.[15] Các chất này khi hình thành sẽ gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, và mức độ tăng lên nhiều hơn nếu tập thể dục. Bạn có thể dùng miếng kiểm tra xê-tôn mua tại hiệu thuốc để thử nước tiểu và làm theo hướng dẫn thật cẩn thận. Không tập luyện nếu phát hiện có xê-tôn, và luôn theo dõi thường xuyên nếu xê-tôn ở mức vừa phải hoặc cao.[12] Tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp trong trường hợp mức xê-tôn tăng cao hoặc không giảm sau 30-60 phút.
    • Bạn không nên tập luyện nếu mức đường huyết vượt quá 300 mg/dL (16,7 mmol/L). Chờ trong thời gian 30-60 phút không nạp thức ăn, và kiểm tra xem lượng đường huyết đã giảm xuống mức an toàn để có thể tập luyện hay chưa. Bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc y tá về tình trạng đường huyết cao thường xuyên hoặc thông báo mỗi lần cách nhau vài tiếng.
  5. Tập luyện thường xuyên với mức độ vừa phải. Quá trình luyện tập thể dục thể thao sẽ chuyển đổi glu-cô thành năng lượng, giúp các tế bào cơ thể nhạy cảm với insulin hơn, và giảm lượng mỡ thừa gây nên chứng đường huyết cao.[16] Bạn càng hoạt động thường xuyên thì sẽ càng ít gặp phải tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.
    • Nên tập luyện vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày, và tối thiểu 5 ngày một tuần. Nói chung bạn nên tập thể dục từ 150 phút trở lên trong một tuần.[13]
    • Thực hiện bài tập ưa thích; có như vậy bạn mới có thể gắn bó với việc tập luyện lâu dài. Ví dụ, bạn có thể đi bộ nhanh, bơi lội, hoặc đi xe đạp.
  6. Khi có dấu hiệu đau đớn hay phồng giộp, bạn cần phải ngừng tập và đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc đang có nguy cơ, bạn cần phải chú ý các dấu hiệu do việc tập luyện gây nên làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, đột nhiên khó thở, hay bị phồng giộp hoặc đau ở bàn chân, bàn cần phải ngừng tập thể dục và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.[17]

Một số Phương pháp Duy trì Đường huyết ở Mức Vừa phải[sửa]

  1. Theo dõi mức đường huyết. Tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất theo dõi lượng đường trong máu. Tùy thuộc và liệu pháp chữa trị, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn nên kiểm tra mỗi ngày hoặc nhiều lần trong tuần.[1]
    • Trong trường hợp không tiếp cận khám chữa bệnh, bạn vẫn có thể mua máy đo đường huyết hoặc miếng kiểm tra ở hiệu thuốc.
  2. Nhận biết lượng đường trong máu thay đổi như thế nào, khi nào và tại sao. Ngay cả khi bạn tuân theo chế dộ nghiêm ngặt và giảm tiêu thụ đường, thì mức đường huyết vẫn có thể thay đổi bất ngờ, đặc biệt khi bạn mắc bệnh tiểu đường.[1]
    • Đường huyết thường có xu hướng tăng trong vòng một hoặc hai tiếng sau bữa ăn.[1]
    • Lượng đường trong máu giảm trong thời gian dài thông qua hoạt động thể chất, vì quá trình này chuyển đổi glu-cô trong máu thành năng lượng cung cấp cho tế bào trong cơ thể.[1]
    • Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ làm thay đổi lượng hóc môn và đường huyết.[1]
    • Đa số các loại dược phẩm đều có ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể.[1] Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  3. Giảm thiểu tình trạng căng thẳng. Nếu kéo dài cơ thể sẽ tiết hóc môn cản trở hoạt động của insulin.[1] Tránh các tác nhân gây áp lực cho bạn, ví dụ như không nên tranh luận hay cãi vã hoặc giảm bớt khối lượng công việc. Ngoài ra có thể thực hiện một số bài tập giúp thư giãn như thiền hoặc yoga để xua tan mọi căng thẳng.
  4. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị bằng thuốc. Một số người có thể kiểm soát đường huyết bằng việc ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục, trong khi số khác cần phải dùng thuốc hoặc liệu pháp isulin.[1]
    • Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thuốc, ăn kiêng, và tập luyện để kiểm soát đường huyết.[1]
    • Biện pháp tiêm insulin cũng có thể áp dụng nhằm kiểm soát mức đường huyết trong ngày.[1] Biện pháp này có thể được thực hiện tại nhà.

Lời khuyên[sửa]

  • Tuổi tác, lịch sử gia đình, và chủng tộc đều là những yếu tố có thể gây nên tình trạng mắc bệnh tiểu đường. Người già, người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa và người Mỹ gốc Á thường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường so với các nhóm chủng tộc khác, và cần phải thận trọng với lượng đường huyết trong cơ thể.[16]
  • Phụ nữ có thai mắc bệnh tiểu đường cần đi khám bác sĩ để thay đổi kế hoạch điều trị trong khi mang thai.[1]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bạn cần thông báo cho nhân viên y tế và huấn luyện viên thể dục biết về tình trạng sức khỏe của mình trước khi thực hiện điều trị hoặc tập luyện. Khuyến cáo nên mang vòng đo y tế hiển thị tên bệnh tiểu đường.
  • Không nên áp dụng chế độ ăn kiêng ít tinh bột hoặc bỏ bữa mà không tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Một số chế độ ăn kiêng nghe có vẻ hiệu quả nhưng thực chất lại làm tăng đường huyết và gây nên một số vấn đề khác.[18]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,00 1,01 1,02 1,03 1,04 1,05 1,06 1,07 1,08 1,09 1,10 1,11 1,12 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/basics/treatment/con-20031902
  2. http://www.diabetesaction.org/site/PageServer?pagename=tip_food_diet
  3. http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/what-can-i-eat/making-healthy-food-choices/fruits.html
  4. http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/what-can-i-eat/making-healthy-food-choices/non-starchy-vegetables.html
  5. http://www.webmd.com/diabetes/features/diabetic-diet-6-foods-control-blood-sugar
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/expert-answers/diabetes/faq-20058466
  7. http://www.the-gi-diet.org/lowgifoods/
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/expert-answers/diabetes/faq-20058540
  9. http://www.webmd.com/diabetes/news/20110328/nicotine-and-blood-sugar-bad-combination
  10. http://www.webmd.com/diabetes/news/20080128/caffeine-risks-may-rattle-diabetics
  11. http://care.diabetesjournals.org/content/26/12/3215.full
  12. 12,0 12,1 http://www.diabetes.org/food-and-fitness/fitness/exercise-and-type-1-diabetes.html
  13. 13,0 13,1 13,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-and-exercise/art-20045697
  14. http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=19679
  15. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-for-ketones.html
  16. 16,0 16,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/basics/risk-factors/con-20031902
  17. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000083.htm
  18. http://www.diabeticlivingonline.com/monitoring/blood-sugar/13-diabetes-myths-dont-lower-blood-sugar

Liên kết đến đây