Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm đau răng tự nhiên
Từ VLOS
Đau răng thường đau đớn, làm bạn khổ sở và gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày của bạn. Ngoài cơn đau ở răng, bạn sẽ có thêm triệu chứng khác như sốt nhẹ, sưng ở chỗ răng bị ảnh hưởng hoặc đau hàm. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp tự nhiên được dùng để giảm đau khi bị đau răng. Nếu bạn gặp phải cơn đau dai dẳng, bạn nên đên gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phương pháp xử lý tại nhà[sửa]
-
Súc
miệng
bằng
nước
muối
ấm.
Việc
đầu
tiên
bạn
có
thể
làm
tại
nhà
để
giảm
cơn
đau
răng
là
súc
miệng
với
nước
muối.
Một
trong
những
nguyên
nhân
phổ
biến
gây
đau
răng
là
do
viêm
nhiễm
và
muối
sẽ
hoạt
động
như
là
tác
nhân
làm
sạch
nhằm
ngăn
chặn
sự
viêm
nhiễm.
Muối
sẽ
hút
chất
lỏng
tại
vùng
viêm
nhiễm,
làm
giảm
sự
căng
thẳng
ở
mô
mềm
và
giảm
đau.[1]
- Để có nước muối, hãy lấy một ly nước ấm đầy và thêm 1 thìa muối ăn hoặc muối biển. Khuấy đều để hòa tan muối.
- Bạn hãy dùng nước ấm thay vì nước nóng để không làm bỏng miệng.
- Ngậm một ngụm nước muối và súc đều trong miệng, đặc biệt là ở gần chỗ răng bị đau. Thực hiện việc này ít nhất là 30 giây trước khi nhổ ra - tuyệt đối không nuốt.
- Lặp lại việc này sau mỗi một giờ và cơn đau sẽ giảm dần.[2]
- Nếu không có muối, súc miệng với nước ấm cũng hiệu quả.[3]
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn và mảng bám. Sau khi súc miệng, bạn nên tiếp tục làm sạch mảng bám hoặc thức ăn dính vào kẻ răng. Dùng chỉ nha khoa cẩn thận làm sạch xung quanh kẻ răng. Tuy nhiên, đừng gây thêm tổn thương cho răng nhưng quan trọng là phải lấy ra thứ làm tăng sự viêm nhiễm.[3]
-
Chấm
dầu
đinh
hương
vào
chỗ
răng
bị
đau.
Dầu
đinh
hương
từ
lâu
đã
được
dùng
để
trị
đau
răng
vì
nó
có
tính
năng
kháng
khuẩn
và
giảm
đau.
Hơn
nữa,
nó
có
thể
giảm
viêm
và
chống
oxi
hóa.
Loại
dầu
này
sẽ
làm
tê
khu
vực
xung
quanh
chiếc
răng
bị
đau
khiến
bạn
khó
chịu
và
giảm
cơn
đau.[3]
- Chấm vài giọt dầu đinh hương vào bông gòn và nhẹ nhàng bôi lên chiếc răng bị đau. Sau đó, bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần. Lặp lại phương pháp này 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.[4]
- Mặc dù vậy, dầu đinh hương chỉ an toàn khi dùng với lượng nhỏ, dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.[5]
- Bạn có thể mua dầu đinh hương ở hiệu thuốc hoặc cửa hàng thực phẩm nhưng nếu muốn tự làm dầu tại nhà, bạn chỉ cần nghiền nhỏ 2 nhánh đinh hương và kết hợp với dầu ô liu.
-
Chườm
lạnh.
Nếu
cơn
đau
răng
có
nguyên
nhân
từ
chấn
thương,
hãy
chườm
lạnh
để
giảm
đau.
Gói
một
viên
đá
lạnh
bằng
khăn
sạch
hoặc
khăn
giấy
và
chườm
trực
tiếp
lên
vùng
má
ngay
chỗ
răng
đau
trong
10
phút.[3]
- Nhiệt độ lạnh sẽ tạo ra cảm giác tê, giúp giảm cơn đau. Bên cạnh việc dùng đá, bạn có thể dùng một gói đá viên hoặc gói rau củ đông lạnh.
- Tuyệt đối không đặt viên đá trực tiếp lên lợi vì nó có thể gây tổn thương lớp mô nhạy cảm.
- Dùng túi trà ẩm. Hãy đặt một túi trà ẩm lên chiếc răng bị đau. Phương pháp này rất đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Mặc dù nó không trị dứt sự viêm nhiễm hay nguyên nhân gây đau răng nhưng nó được cho là giúp giảm một vài triệu chứng. Bạn chỉ cần làm ẩm một túi trà trong nước ấm (không phải nước nóng), bóp khô nước và đặt lên chiếc răng bị đau trong khoảng 15 phút.
-
Giảm
đau
răng
với
nghệ.
Nghệ
không
chỉ
là
một
loại
gia
vị
dùng
trong
nhà
bếp
mà
nó
còn
được
áp
dụng
trong
y
tế.
Nghệ
có
chứa
curcumin,
là
một
nguyên
liệu
hoạt
tính
có
khả
năng
làm
giảm
lượng
histamine,
giúp
giảm
đau.[8]
- Cho 5gr nghệ, 2 tép tỏi và 2 lá ổi khô vào 250ml nước. Sau đó đun hỗn hợp trong 5 phút.
- Lọc hỗn hợp và để nguội rồi súc miệng trong 1 phút để giảm đau.
- Một cách khác nữa là lấy 2 thìa súp nghệ xay và rang trong chảo. Để bột nghệ nguội, sau đó dùng tăm bông nhẹ nhàng đắp lên chỗ răng bị đau.[8]
- Điều cần tránh. Sau khi làm giảm cơn đau răng, bạn nên chăm sóc răng cẩn thận để tránh một số thứ gây khó chịu và làm tăng cơn đau. Việc này sẽ tùy thuộc vào mỗi người và bạn phải xem điều gì khiến bạn không thoải mái và tránh điều đó. Thông thường thì thực phẩm và thức uống quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến cho răng một số người trở nên đau nhiều hơn.[9]
Hiểu giới hạn của các phương pháp tự nhiên[sửa]
-
Lưu
ý
khi
áp
dụng
phương
pháp
tự
nhiên.
Liệu
pháp
tự
nhiên
có
thể
giúp
bạn
giảm
đau
răng
và
làm
dịu
sự
khó
chịu
nhưng
nếu
bạn
gặp
phải
cơn
đau
dai
dẳng
thì
bạn
nên
tìm
cách
trị
dứt
nguyên
nhân
gây
ra
vấn
đề.
Bạn
sẽ
phải
đến
gặp
nha
sĩ
để
điều
trị.
Vì
vẫn
chưa
có
đủ
bằng
chứng
cho
sự
hữu
hiệu
của
các
loại
thảo
dược
tự
nhiên
trong
nha
khoa.[10]
- Nếu bạn chọn liệu pháp thảo dược, hãy ngừng ngày khi không thấy hiệu quả. Đừng tiếp tục áp dụng một phương pháp để cải thiện tình trạng bằng cách tăng liều lượng sử dụng thuốc. Việc tăng liều lượng có thể làm cho cơn đau rằng tồi tệ hơn.
- Súc miệng với nước ngay lập tức nếu bạn có cảm giác nóng rát hoặc ngứa sau khi dùng thuốc thảo dược. Đừng dùng nước súc miệng vì lượng cồn trong đó sẽ gây kích ứng cho lớp mô mỏng trong miệng.
- Nên nhớ rằng đau răng do viêm nhiễm sẽ không hết khi sự viêm nhiễm đó chưa được trị dứt.[7]
-
Đến
gặp
nha
sĩ.
Nếu
cơn
đau
răng
kéo
dài
hơn
1
hoặc
2
ngày
thì
bạn
nên
đến
gặp
nha
sĩ
để
kiểm
tra
sớm.
Phương
pháp
điều
trị
tự
nhiên
sẽ
giúp
bạn
giảm
đau
trong
thời
gian
ngắn
nhưng
chúng
không
thể
chữa
lành
tình
trạng.
Cơn
đau
răng
không
được
điều
trị
đúng
cách
sẽ
dẫn
đến
áp-xe
răng.[11]
- Thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen sẽ hiệu quả hơn các liệu pháp tự nhiên trong việc giảm đau răng.
- Tuy nhiên, đừng bao giờ để thuốc giảm đau trực tiếp lên lợi vì nó sẽ làm tổn thương mô lợi.[3]
-
Tìm
hiểu
nguyên
nhân
gây
đau
răng.
Khi
bị
đau
răng
bạn
cần
phải
hiểu
nguyên
nhân
để
thực
hiện
các
bước
ngăn
chặn
cơn
đau
tái
xuất
hiện
sau
khi
điều
trị.
Đau
răng
xảy
ra
khi
phần
giữa
của
răng,
gọi
là
tủy,
bị
viêm.
Dây
thần
kinh
tận
cùng
trong
phần
giữa
này
vô
cùng
nhạy
cảm
với
cơn
đau,
khiến
cho
tình
trạng
đau
răng
trở
nên
cực
kỳ
không
thoải
mái.
Sự
viêm
nhiễm
thường
được
gây
ra
bởi
lỗ
sâu,
nhiễm
trùng
hoặc
chấn
thương.[12]
- Việc quan trọng nhất để tránh đau răng là duy trì việc vệ sinh răng miệng. Giữ cho răng và lợi sạch, khỏe mạnh bằng cách hạn chế ăn uống thực phẩm nhiều đường, chải răng 2 lần mỗi ngày, dùng thêm chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng.[11]
- Khi bị đau răng, có thể là răng có lỗ sâu hoặc nhiễm trùng. Hãy nhớ rằng mặc dù bạn có thể giảm cảm giác đau bằng phương pháp tự nhiên nhưng bạn sẽ không thể chấm dứt tình trạng sâu răng.
Cảnh báo[sửa]
- Phương pháp tự nhiên trị đau răng chỉ là tạm thời và không thể thay thế cho phương pháp chăm sóc răng chuyên nghiệp. Khi đã kiểm soát được cơn đau, bạn vẫn phải tìm đến nha sĩ càng sớm càng càng tốt.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.healthguidance.org/entry/14427/1/Natural-Cures-for-Toothache.html
- ↑ http://www.dentistry.com/conditions/toothache/toothache-remedies-a-recipe-for-temporary-relief
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-toothache/basics/art-20056628
- ↑ http://www.1dental.com/articles/dental/toothache-home-remedies/
- ↑ http://www.colgate.com/en/us/oc/oral-health/basics/selecting-dental-products/article/ada-03-clove-oil-may-alleviate-tooth-pain
- ↑ http://www.healingteethnaturally.com/herbal-and-plant-based-toothache-remedies.html
- ↑ 7,0 7,1 http://drstonedds.com/how-to-stop-toothache-pain/#.U869-qjd1e5
- ↑ 8,0 8,1 http://www.ijdr.in/article.asp?issn=0970-9290;year=2009;volume=20;issue=1;spage=107;epage=109;aulast=Chaturvedi
- ↑ http://www.webmd.com/oral-health/tc/toothache-and-gum-problems-home-treatment
- ↑ http://www.esciencecentral.org/journals/alternative-medicine-implications-on-dentistry-2327-5162.1000e103.php?aid=10348
- ↑ 11,0 11,1 http://www.nhs.uk/conditions/toothache/pages/introduction.aspx
- ↑ http://www.webmd.com/toothache?page=1#1