Giảm bụi trong nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bụi là tích tụ của các hạt nhỏ như sợi vải, giấy, tóc, lông thú nuôi, tết bào da, đất bẩn và nhiều thứ khác. Bụi tích tụ có thể dẫn đến dị ứng và các vấn đề về sức khoẻ khác, do đó bạn nên biết cách kiểm soát. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách giảm bụi trong nhà.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Lọc không khí[sửa]

  1. Vệ sinh hoặc nâng cấp bộ lọc không khí. Nếu lắp đặt hệ thống sưởi ấm và/hoặc làm mát, bạn nên thay bộ lọc để kiểm soát mức độ bụi trong nhà. Bụi vẫn sẽ tiếp tục tích tụ trong nhà nhưng chất lượng bộ lọc có thể hạn chế tốc độ tích tụ của bụi.
    • Bộ lọc không khí tiêu chuẩn chỉ có thể lọc các hạt lớn từ không khí để ngăn làm hỏng hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát. Để giảm bụi, bạn nên sử dụng bộ lọc vải gấp nếp hoặc bộ lọc giấy chất lượng cao dùng một lần và thay sau 1-3 tháng.
  2. Lắp đặt máy lọc không khí. Máy lọc không khí giúp làm sạch không khí bằng cách bẫy các hạt bụi. Bộ lọc không khí rất hữu ích đối với nhà nhiều bụi hoặc gia đình bị dị ứng với bụi.[1] Máy lọc không khí chỉ làm sạch không khí trong phòng được lắp đặt máy, do đó bạn nên cân nhắc lắp thêm máy cho phòng ngủ và phòng khách.

Loại bỏ bụi[sửa]

  1. Hút bụi 2 lần mỗi tuần. Sử dụng máy hút bụi trang bị bộ lọc HEPA (lọc hạt khí công suất cao) để đảm bảo hút tối đa lượng bụi trong nhà. Hút bụi tất cả thảm trong nhà và đặc biệt tập trung vào khu vực tích tụ nhiều bụi nhất. Bạn cũng có thể hút bụi trên các mặt sàn. Hút bụi thường xuyên thực sự giúp giảm đáng kể bụi tích tụ dưới đồ nội thất và trong góc nhà. Sau khi hút bụi, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức.[2]
    • Đảm bảo thay bộ lọc máy hút bụi thường xuyên.
    • Đảm bảo máy hút bụi vẫn hoạt động tốt. Máy hút bụi bị hỏng chỉ đẩy thêm bụi bẩn vào không khí và gây bụi nghiêm trọng hơn.
  2. Quét nhà sau vài ngày. Dùng chổi quét nhà hoặc chổi phủi bụi để loại bỏ bụi trên mặt sàn không thể hút bụi là cách khác giúp giảm bụi hiệu quả. Quét thường xuyên khu vực có xu hướng tích tụ nhiều bụi như lối ra vào, hành lang và sàn nhà bếp. Đổ bụi vào thùng rác để ngăn bụi bay trở lại vào nhà.
  3. Thường xuyên lau sàn. Lau ướt sàn là cách hiệu quả giúp gom bụi bị bỏ sót sau khi quét. Lau nhà thường xuyên có thể kiểm soát bụi. Thời gian chờ lau nhà quá lâu sẽ khiến quá trình dọn dẹp bụi và đất bẩn trở nên khó khăn hơn, thậm chí bạn cần cọ rửa mới có thể loại bỏ được bụi.
  4. Lau bụi bằng khăn vải sợi nhỏ. Không phải tất cả các loại khăn lau bụi đều được làm tương tự nhau. Nếu nhà ở gặp vấn đề về bụi, bạn nên tìm mua khăn lau bụi được làm từ vải sợi nhỏ. Khăn lau bụi được thiết kế từ vải sợi nhỏ có thể “bẫy” và giữ bụi bên trong. Dùng áo thun hoặc khăn thông thường có thể lây lan bụi xung quanh thay vì gom bụi. Tương tự như vậy, dùng chổi lông gà có thể giúp đồ nội thất trở nên sạch sẽ hơn nhưng có thể đẩy bụi ra ngoài không khí.
    • Dùng khăn vải sợi nhỏ để lau bụi cho tất cả bề mặt tích tụ bụi như nóc lò sưởi, bàn làm việc, bàn đặt sát tường, v.v... Khăn ướt giúp gom bụi hiệu quả hơn khăn khô. Vì vậy, bạn có thể giặt ướt khăn trước khi lau bụi cho đồ nội thất không làm từ gỗ.
    • Giặt khăn vải sợi nhỏ ngay sau khi lau bụi để loại bỏ hết bụi mắc bên trong khăn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng giấy thấm để hút ẩm cho khăn. Bên cạnh đó, nước xả vải có thể giảm khả năng giữ bụi của khăn.
  5. Giặt bộ ga giường thường xuyên. Ga trải giường, chăn, chăn bông và gối là những vật dụng dễ tích tụ bụi nên có thể gây ngạt mũi sau khi thức dậy do hít phải khí bụi cả đêm. Mỗi lần lên và xuống giường là một lần bạn vô tình đẩy xoáy bụi vào không khí. Cách giải quyết tốt nhất là vệ sinh bộ ga giường thường xuyên, đặc biệt khi trong gia đình có người bị khô da hoặc khi thú nuôi ngủ trên giường.
    • Giặt ga giường và vỏ gối một lần mỗi tuần nếu có nhiều bụi trong nhà.
    • Giặt chăn và các vật dụng khác trên giường mỗi 3-4 tuần.
  6. Đập gối đệm và thảm một lần mỗi tháng. Giống như bộ ga giường, gối đệm và thảm cũng là nơi dễ tích tụ bụi theo thời gian. Mỗi lần ngồi trên ghế hoặc đi qua thảm là một lần đưa bụi vào không khí. Cứ cách 3 tháng, bạn nên đem gối đệm và thảm ra ngoài đập mạnh để giảm bụi hết mức có thể.
    • Cán chổi cũ là công cụ đập thảm và gối đệm lý tưởng nhất.
    • Đập tất cả các mặt và không chỉ tập trung vào một vị trí.
    • Đập thảm và gối đệm liên tục cho đến khi không còn thấy hạt bụi bay trong không khí sau mỗi cú đập.
  7. Lau sạch tường từ trên xuống dưới. Trong đợt tổng vệ sinh nhà sau vài tháng, bạn nên dùng khăn vải sợi nhỏ để lau tường, ván gỗ ghép và gờ chân tường. Bắt đầu lau sạch nóc tường trước, sau đó lau dần xuống dưới chân tường. Cách này giúp gom tất cả bụi từ trên xuống dưới trong quá trình lau.

Dọn dẹp hỗn độn trong nhà[sửa]

  1. Dọn dẹp đồ trang trí nhỏ. Đồ trang trí nhỏ nếu đặt lung tung tại mỗi phòng sẽ khiến công việc giảm bụi trở nên khó khăn hơn. Bạn nên đi khắp nhà và dọn dẹp tất cả vật dụng tích bụi không cần thiết. Cách này giúp các bề mặt được lau chùi dễ dàng hơn.
    • Đối với vật dụng muốn giữ lại, bạn có thể cân nhắc chuyển đến phòng không thường xuyên sử dụng trong nhà. Bằng cách này, phòng chính trong nhà sẽ khó tích bụi hơn.
  2. Loại bỏ đống tạp chí và sách. Sách và tạp chí sẽ giảm chất lượng theo thời gian và sản sinh rất nhiều bụi. Chất đống tạp chí và sách trong nhà sẽ sản sinh nhiều bụi trong không khí hơn. Bạn nên xếp sách lên kệ cũng như mang tạp chí và đồ dùng từ giấy đi tái chế thường xuyên. Bạn nên cất vật dụng bằng giấy cần dùng trong túi nilông để giảm sản sinh bụi trong nhà.
  3. Dùng ít hàng dệt may trong nhà.[3] Dùng ít hàng dệt may trong nhà. Vứt chăn, gối, khăn trải bàn và đồ đạc bằng vải bông trong nhà cũng góp phần sản sinh, giữ và tích tụ bụi. Khi lau bề mặt các vật dụng bằng vải, bạn sẽ thấy lượng bụi đáng kể bay khắp nhà.
    • Thay vì mua đồ nội thất bằng vải, bạn nên mua đồ da hoặc gỗ. Khi một mẩu đồ cũ bị phân huỷ và sinh bụi, bạn nên loại bỏ ngay.
    • Giặt chăn và gối thường xuyên.
  4. Dọn tủ quần áo sạch sẽ. Mỗi lần mở cửa tủ, thay đổi nhỏ trong áp suất không khí sẽ khiến các mẩu sợi tách khỏi vải và quần áo, từ đó tích tụ trên mặt đất. Nếu tủ quần áo quá lộn xộn, khả năng làm sạch sàn tủ trong quá trình vệ sinh sẽ hạn chế rất nhiều. Sàn tủ sạch sẽ sẽ giúp công việc dọn dẹp trở nên đơn giản hơn và ngăn đóng bụi trong tủ quần áo cũng như bụi bay khắp nơi.
    • Treo quần áo gọn gàng thay vì chất đống hoặc xếp chồng.
    • Dành riêng một chỗ để xếp giày dép thay vì quẳng vào thùng.
    • Thường xuyên hút bụi sàn tủ quần áo để giảm lượng bụi bên trong.
  5. Cất quần áo không sử dụng trong hộp hoặc túi. Quần áo không sử dụng trong mùa nên được cất đi thay vì để bên ngoài và chờ đến năm sau. Quần áo và vải được cất trong thùng kín sẽ ít bị động chạm, nhờ đó sẽ ít đóng bụi hơn.
    • Bạn nên cất quần áo không sử dụng vào hộp hoặc túi trong suốt để dễ dàng nhìn rõ vị trí đồ bên trong.
    • Khi bụi tích tụ trên thùng chứa, bạn có thể dễ dàng lau bụi đi.
  6. Yêu cầu mọi người cởi giày dép bẩn và để ngoài cửa. Bùn và đất bẩn theo vào nhà cuối cùng sẽ góp phần tích bụi khi khô đi. Vào những ngày mưa và mùa đông, bạn có thể cân nhắc yêu cầu mọi người cởi giày dép và để ngoài cửa. Bằng cách đó, bạn có thể giữ bụi từ giày dép tích đúng vào một vị trí để có thể lau chùi thường xuyên.
  7. Chải lông cho thú nuôi thường xuyên. Lông và vảy da chó mèo có thể gây bụi trong nhà. Chải lông thường xuyên cực kỳ hữu ích. Chải lông thú nuôi trong phòng tắm hoặc phòng giặt thay vì trên ghế phòng khách hoặc trong phòng ngủ vì những khu vực này khó giữ vệ sinh hơn. Bạn cũng nên thường xuyên giặt bộ ga giường của thú nuôi.

Trám các vết nứt trong nhà[sửa]

  1. Phần lớn bụi vào nhà là từ bên ngoài. Bạn nên dùng keo trám các vết nứt quanh khung cửa và cửa sổ. Cách này còn giúp giảm hóa đơn tiền điện do máy sưởi ấm và điều hòa.
  2. Kiểm tra lỗ hổng lò sưởi có bị đóng tro và muội hay không. Bạn có thể cần phải thuê thợ sửa ống khói để giúp bạn kiểm tra.
  3. Kiểm tra máy sấy quần áo có bị mắc thớ vải bên trong hay không.
    • Mắc thớ vải bên trong máy sấy sẽ dẫn đến nguy cơ cháy và báo hiệu hệ thống thông gió đang có vấn đề.
    • Kiểm tra đường ống và lối thông gió bên ngoài xem có lỗ hổng hoặc tắc nghẽn hay không. Nếu có, bạn nên sửa chữa ngay.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này