Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm chứng khó tiêu
Từ VLOS
Khó tiêu là tình trạng axit dạ dày kích thích các mô trong dạ dày, thực quản và ruột. Khó tiêu có thể khiến bạn thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, thậm chí gây đau và nóng rát vùng bụng. Có nhiều cách giúp giảm triệu chứng khó tiêu để bạn có thể thưởng thức bữa ăn trọn vẹn.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Giảm triệu chứng khó tiêu[sửa]
-
Nhận
biết
chứng
khó
tiêu.
Hầu
hết
tình
trạng
khó
tiêu
đều
ở
mức
độ
nhẹ
và
có
thể
điều
trị
tại
nhà.
Tuy
nhiên,
nếu
quá
khó
tiêu
hoặc
cảm
thấy
quá
không
thoải
mái,
bạn
nên
đi
khám
bác
sĩ
để
đảm
bảo
không
có
vấn
đề
nghiêm
trọng
xảy
ra.
Triệu
chứng
khó
tiêu
gồm
có:[2]
- Buồn nôn. Một số trường hợp có thể nôn mửa.
- Cảm thấy đầy hơi hoặc chướng bụng.
- Đau hoặc nóng rát vùng bụng, dạ dày hoặc thực quản.
-
Uống
thuốc
kháng
axit.
Thuốc
kháng
axit
có
bán
ở
dạng
thuốc
không
kê
đơn,
giúp
trung
hòa
axit
dạ
dày.
Từ
đó,
tính
axit
trong
dạ
dày
giảm
và
giúp
giảm
bớt
kích
ứng
đến
các
mô
đường
tiêu
hóa.
- Uống thuốc ngay khi cảm thấy xuất hiện triệu chứng. Nếu thường xuyên bị khó tiêu sau bữa ăn, bạn nên uống một viên thuốc kháng axit sau ăn và trước khi đi ngủ (nếu cần thiết). Thuốc phát huy hiệu quả trong vòng 20 phút cho đến vài tiếng.
- Có thể mua thuốc kháng axit tại các hiệu thuốc. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và không uống quá liều khuyến nghị. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc kháng axit.
-
Bổ
sung
axit
alginic.
Các
chất
này
tạo
bọt
nổi
trong
dạ
dày
và
ngăn
axit
dạ
dày
trào
qua
thực
quản.
[3]
- Axit alginic hiệu quả hơn nếu uống sau khi ăn. Như vậy, thuốc sẽ nằm trong dạ dày lâu hơn và hoạt động khi dạ dày chứa nhiều axit nhất.
- Một số thuốc kháng axit có chứa axit alginic. Đọc kỹ thông tin thành phần để biết thuốc có chứa axit alginic không. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần được sự đồng ý của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc.
-
Sử
dụng
nguyên
liệu
tại
nhà.
Có
nhiều
loại
thực
phẩm
và
nguyên
liệu
tại
nhà
phổ
biến
giúp
giảm
chứng
khó
tiêu.
Mặc
dù
chưa
được
kiểm
chứng
về
mặt
khoa
học
nhưng
một
số
nguyên
liệu
cũng
có
hiệu
quả.
Nên
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
trước
khi
muốn
sử
dụng
thảo
mộc
hoặc
thực
phẩm
chức
năng
để
tránh
tương
tác
với
thuốc
chữa
bệnh.[4][5]
Bạn
có
thể
thử
dùng
một
số
nguyên
liệu
như:[Image:Alleviate
Indigestion
Step
4
Version
2.jpg|center]]
- Sữa - Sữa giúp bảo vệ thành thực quản và dạ dày khỏi axit dạ dày.
- Yến mạch - Ăn một bát yến mạch giúp hấp thụ một phần axit dư thừa trong dạ dày.
- Trà bạc hà - Trà bạc hà giúp xoa dịu đường ruột và giảm cảm giác buồn nôn.
- Thảo mộc STW5 - Đây là thực phẩm chức năng chứa Bitter Candytuft, bạc hà, carym và cam thảo. Thảo mộc giúp giảm tiết axit dạ dày.
- Chiết xuất lá Atisô - Chiết xuất giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch mật.
- Gừng - Gừng giúp ổn định dạ dày và chống cảm giác buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng để uống, ăn kẹo gừng hoặc uống rượu gừng. Nếu muốn uống rượu gừng, bạn nên chờ rượu lắng bớt để khí cacbonat không khiến chứng khó tiêu trở nặng.
-
Tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
về
các
loại
thuốc
mạnh
hơn.
Một
số
thuốc
có
bán
ở
dạng
không
kê
đơn,
một
số
khác
cần
có
đơn
thuốc
của
bác
sĩ.
Dù
thuốc
ở
dạng
nào,
bạn
cũng
cần
trao
đổi
với
bác
sĩ
trước
khi
uống.
Điều
này
đặc
biệt
quan
trọng
đối
với
phụ
nữ
mang
thai,
đang
cho
con
bú
hoặc
trẻ
nhỏ.
Bạn
có
thể
thử
dùng
một
số
thuốc
như:[6][3]
- Thuốc ức chế bơm Proton - Các thuốc này giúp giảm lượng axit mà cơ thể sản sinh. Tuy nhiên, thuốc có thể ức chế với các thuốc khác dùng điều trị động kinh hoặc ngăn ngừa cục máu đông. Thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ, bao gồm đau đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, phát ban và có thể làm giảm hấp thụ sắt cùng vitamin B12.
- Thuốc kháng thụ thể H2 - Các thuốc này giúp giảm tính axit trong dạ dày. Thuốc kháng thụ thể H2 thường được dùng nếu thuốc kháng axit, axit alginic và thuốc ức chế bơm proton không hiệu quả. Thuốc tương đối an toàn, ít tác dụng phụ.
- Thuốc kháng sinh - Kháng sinh thường được kê đơn nếu bạn bị khó tiêu do nhiễm khuẩn H. Pylori.
- Thuốc chống trầm cảm - Các thuốc này giúp giảm đau do chứng khó tiêu.
Thay đổi chế độ ăn[sửa]
-
Hạn
chế
tiêu
thụ
thực
phẩm
gây
khó
tiêu.
Thực
phẩm
có
thể
kích
thích
khó
tiêu
gồm
có:[7]
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa như thức ăn nhanh.
- Thức ăn cay. Điều này đặc biệt đúng nếu bình thường bạn chỉ ăn nhạt.
- Sôcôla.
- Thức uống có ga như soda.
- Caffeine. Ví dụ như uống quá nhiều cà phê hoặc trà.
-
Giảm
tiêu
thụ
đồ
uống
chứa
cồn.
Cồn
khiến
cơ
thể
tăng
sản
sinh
lượng
axit
dạ
dày,
từ
đó
làm
tăng
nguy
cơ
axit
kích
thích
hệ
tiêu
hóa.[8]
- Kết hợp thức uống chứa cồn với thuốc giảm đau như Aspirin có thể tăng nguy cơ tổn thương dạ dày.
-
Ăn
nhiều
bữa
nhỏ.
Cách
này
giúp
ngăn
tình
trạng
quá
tải
trong
dạ
dày.
Ngoài
ra,
ăn
bữa
nhỏ
cũng
giúp
giảm
giãn
dạ
dày
gây
khó
chịu.[9]
- Nên ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Bạn có thể kết hợp bữa nhỏ giữa bữa sáng và bữa trưa, giữa bữa trưa và bữa tối.
- Ăn chậm, nhai kỹ. Cách này giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
-
Không
ăn
trước
giờ
đi
ngủ.
Bữa
cuối
phải
cách
giờ
đi
ngủ
ít
nhất
3
tiếng.
Cách
này
giúp
giảm
nguy
cơ
axit
dạ
dày
trào
lên
thực
quản.[3]
- Đặt thêm gối dưới đầu và vai khi ngủ. Cách này giúp ngăn axit trào vào thực quản.
Thay đổi lối sống[sửa]
-
Bỏ
thuốc
lá.
Hút
thuốc
lá
gây
thương
tổn
các
cơ
có
tác
dụng
ngăn
axit
trào
từ
dạ
dày
vào
thực
quản.
Cơ
sẽ
bị
giãn
và
khiến
bạn
dễ
bị
trào
ngược
axit.[3]
- Hóa chất trong khói thuốc lá cũng có thể gây khó tiêu.
-
Giảm
căng
thẳng.
Căng
thẳng
khiến
bạn
dễ
bị
chứng
khó
tiêu.
Bạn
có
thể
thử
một
số
phương
pháp
thư
giãn
giúp
kiểm
soát
căng
thẳng,
ví
dụ
như:
[10]
- Thiền
- Hít thở sâu
- Yoga
- Hình dung ra những hình ảnh giúp tịnh tâm
- Dần căng và giãn các nhóm cơ khác nhau trong cơ thể
-
Kiểm
soát
cân
nặng.
Thừa
cân
làm
tăng
áp
lực
lên
dạ
dày.
Bạn
có
thể
duy
trì
cân
nặng
khỏe
mạnh
bằng
cách
tập
thể
dục
thường
xuyên
và
áp
dụng
chế
độ
ăn
tốt
cho
sức
khỏe.[3][11][12][13]
- Nên cố gắng tập Aerobic 75-150 phút mỗi tuần. Bài tập Aerobic có thể bao gồm chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc chơi thể thao. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát căng thẳng.
- Áp dụng chế độ ăn lành mạnh bao gồm thịt nạc, chế phẩm sữa ít béo, bánh mì từ lúa mì nguyên hạt cùng nhiều loại rau củ quả mỗi ngày.
- Nữ giới có thể giảm cân an toàn với chế độ ăn cung cấp 1200-1500 calo mỗi ngày. Nam giới thường giảm cân được với chế độ ăn 1500-1800 calo mỗi ngày. Chế độ ăn như vậy giúp bạn giảm khoảng 0,5 kg mỗi tuần. Không áp dụng chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt trừ khi có sự giám sát của bác sĩ.
-
Đổi
thuốc
chữa
bệnh.
Không
tự
ý
ngừng
hoặc
đổi
thuốc
nếu
chưa
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ.
Bác
sĩ
có
thể
khuyến
nghị
một
loại
thuốc
thay
thế
không
khiến
chứng
khó
tiêu
trở
nặng.[6][3]
- Thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen có thể khiến chứng khó tiêu trầm trọng thêm.
- Thuốc Nitrate được dùng để mở rộng mạch máu có thể khiến bạn dễ bị trào ngược axit. Nguyên nhân là do thuốc làm suy yếu các cơ kiểm soát lối mở giữa thực quản và dạ dày.
- Nếu không thể đổi thuốc, bác sĩ có thể khuyến nghị uống thuốc cùng thực phẩm.
Đi khám bác sĩ[sửa]
-
Nhận
biết
dấu
hiệu
cơn
đau
tim.
Nếu
lên
cơn
đau
tim,
bạn
cần
được
chăm
sóc
y
tế
khẩn
cấp
tức
thời.
Triệu
chứng
suy
tim
và
không
phải
khó
tiêu
gồm
có:
[2]
- Khó thở
- Toát mồ hôi
- Đau ngực lan đến phần hàm, cổ hoặc cánh tay
- Đau nhức ở tay trái
- Đau ngực khi hoạt động thể chất hoặc căng thẳng
-
Gọi
ngay
cho
bác
sĩ
nếu
triệu
chứng
nghiêm
trọng.
Triệu
chứng
nghiêm
trọng
có
thể
là
dấu
hiệu
của
vấn
đề
nghiêm
trọng
tiềm
ẩn.
Nên
thận
trọng
với
những
triệu
chứng
sau:[2][14]
- Nôn ra máu.
- Phân có máu, màu đen.
- Khó nuốt.
- Kiệt sức hoặc thiếu máu.
- Chán ăn.
- Sụt cân.
- Khối u trong dạ dày.
-
Tiếp
nhận
xét
nghiệm.
Bác
sĩ
sẽ
kiểm
tra
để
phát
hiện
nếu
bạn
mắc
các
rối
loạn
tiêu
hóa
khác
như:[7]
- Viêm dạ dày.
- Loét dạ dày.
- Bệnh Celiac.
- Sỏi mật.
- Táo bón.
- Viêm tụy.
- Ung thư ở hệ tiêu hóa.
- Vấn đề ở đường ruột như tắc nghẽn hoặc giảm lưu thông máu.
Cảnh báo[sửa]
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng từ thảo mộc.
- Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của bác sĩ khi uống thuốc.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Indigestion/Pages/Causes.aspx
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/symptoms/con-20034440
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.nhs.uk/Conditions/Indigestion/Pages/Treatment.aspx
- ↑ http://www.besthealthmag.ca/best-you/home-remedies/natural-home-remedies-indigestion
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/alternative-medicine/con-20034440
- ↑ 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/treatment/con-20034440
- ↑ 7,0 7,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/causes/con-20034440
- ↑ https://www.drinkaware.co.uk/check-the-facts/health-effects-of-alcohol/effects-on-the-body/is-alcohol-harming-your-stomach
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034440
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
- ↑ http://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/phy_act.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/basics/fitness-basics/hlv-20049447
- ↑ https://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/eat/calories.htm
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/Indigestion/Pages/Introduction.aspx