Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm ngứa do cháy nắng (dành cho da nhạt màu)
Từ VLOS
Bên cạnh tình trạng đau, đỏ, lột da, cháy nắng còn có thể gây ngứa. Cháy nắng làm tổn thương lớp da trên cùng - nơi chứa nhiều sợi thần kinh chịu trách nhiệm về cảm giác ngứa. Tổn thương do ánh nắng có thể khiến sợi thần kinh nóng lên, khiến bạn thấy ngứa cho đến khi vết cháy nắng lành lại.[1] Trong thời gian đó, bạn có thể dùng nguyên liệu tại nhà hoặc thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn để giảm ngứa và giúp da lành lại.
Mục lục
Các bước[sửa]
Điều trị ngứa bằng nguyên liệu tại nhà[sửa]
-
Tìm
kiếm
lời
tư
vấn
y
tế
cho
trường
hợp
cháy
nắng
nghiêm
trọng.
Nguyên
liệu
tại
nhà
có
thể
hữu
ích
nhưng
thường
dùng
cho
trường
hợp
cháy
nắng
nhẹ.
Nếu
có
dấu
hiệu
nổi
mụn
nước,
chóng
mặt,
sốt
hoặc
nhiễm
trùng
(chảy
mủ,
nổi
vệt
đỏ,
đau
dữ
dội),[2]
bạn
nên
đi
khám
bác
sĩ
trước
khi
tự
điều
trị
cháy
nắng.
- Gọi cấp cứu ngay nếu bạn hoặc người bị cháy nắng cảm thấy yếu đi, không đứng vững, lú lẫn hoặc bất tỉnh.
- Da trắng bóng, nâu sậm hoặc nổi cộm lên là dấu hiệu bỏng cấp độ 3. Tình trạng này (dù hiếm gặp) có thể là do cháy nắng nghiêm trọng và cần tiếp nhận chăm sóc y tế ngay lập tức.[3]
-
Xịt
giấm
táo
lên
vết
cháy
nắng.
Giấm
có
tính
axit
yếu
nên
đôi
khi
được
dùng
để
sát
khuẩn.
Giấm
giúp
cân
bằng
độ
pH
của
da,
từ
đó
thúc
đẩy
quá
trình
lành
lại
và
giảm
ngứa.[4]
Giấm
có
mùi
nồng
nhưng
sẽ
biến
mất
sau
vài
phút.
- Đổ giấm vào bình xịt sạch. Kiểm tra lên một vùng da nhỏ bị cháy nắng và chờ xem có dấu hiệu đau hoặc phản ứng nào trên da không.
- Xịt giấm táo lên vết cháy nắng và chờ giấm khô. Không thoa lên da.
- Xịt tiếp mỗi ngày khi da thấy ngứa.
- Nếu không có bình xịt, bạn có thể đổ vài giọt giấm táo lên bông gòn hoặc khăn sạch rồi chườm lên vết cháy nắng.[5]
- Một số người cho rằng giấm trắng có hiệu quả tương tự giấm táo. Vì vậy, bạn có thể sử dụng giấm trắng nếu không có giấm táo.[4]
-
Tắm
bồn
yến
mạch.
Yến
mạch
giúp
dưỡng
ẩm
da
khô
và
bình
thường
hóa
độ
pH
của
da
-
độ
pH
thường
cao
khi
da
khô
và
ngứa.[6]
Bạn
có
thể
dùng
bột
yến
mạch,
tức
loại
bột
nổi
trong
bồn
tắm,
để
tăng
tiếp
xúc
với
da.
Hoặc
có
thể
cho
3/4
cốc
yến
mạch
chưa
nấu
chín
vào
vớ
(tất)
quần
rồi
buộc
vớ
lại.[7]
- Mở cho nước ấm ngập bồn tắm (nước nóng làm khô da và khiến bạn ngứa thêm).[8]
- Cho bột yến mạch vào dưới vòi nước chảy để được hòa tan hoàn toàn. Nếu dùng vớ, bạn có thể cho vớ vào bồn tắm.[8]
- Ngâm mình trong bồn tắm 10 phút. Nếu thấy dính sau khi ngâm mình, bạn có thể tắm lại bằng nước ấm. Tắm bồn yến mạch tối đa 3 lần mỗi ngày.[8]
- Thấm khô người bằng khăn sạch, không lau mạnh. Chà mạnh có thể gây kích ứng da.[8]
-
Điều
trị
cháy
nắng
bằng
tinh
dầu
bạc
hà
pha
loãng.
Tinh
dầu
bạc
hà
có
sẵn
ở
hầu
hết
các
cửa
hàng
thực
phẩm
chăm
sóc
sức
khỏe
và
có
đặc
tính
xoa
dịu,
làm
mát
da.
[9]
Không
dùng
chiết
xuất
bạc
hà
vì
chiết
xuất
không
giống
tinh
dầu.
- Pha loãng tinh dầu bạc hà vào dầu dẫn (dầu thực vật như dầu Jojoba hoặc dầu dừa). Cho 10-12 giọt tinh dầu vào 30 ml dầu dẫn nếu dùng cho người lớn. Chỉ dùng 5-6 giọt tinh dầu đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người có da nhạy cảm.[10]
- Kiểm tra tinh dầu trên một vùng da nhỏ bị cháy nắng để đảm bảo không có phản ứng dị ứng.
- Thoa dầu lên vết cháy nắng. Nếu da cảm thấy lạnh/nóng, cơn ngứa sẽ tạm thời được xoa dịu.[9]
-
Thoa
nước
cây
phỉ
lên
vết
cháy
nắng.
Cây
phỉ
chứa
tannin
giúp
giảm
sưng,
giảm
đau
và
ngứa.[11]
Đây
là
lựa
chọn
thay
thế
tuyệt
vời
cho
người
không
muốn
dùng
kem
hydrocortisone.
- Thoa một lượng nhỏ nước cây phỉ lên vết cháy nắng (kiểm tra lên một vùng da nhỏ để quan sát phản ứng dị ứng).
- Dùng bông gòn để thoa nước cây phỉ lên da.
- Dùng nước cây phỉ tối đa 6 lần mỗi ngày để giảm đau và giảm ngứa. [11]
Điều trị ngứa bằng thuốc[sửa]
- Dùng hydrocortisone 0,5-1% để giảm đau và giảm ngứa. Hydrocortisone là kem steroid không kê đơn có tác dụng giảm viêm, giảm đỏ và ngứa hiệu quả. Kem giúp ngăn tế bào tiết chất gây viêm, nhờ đó xoa dịu da.[12]
-
Dùng
thuốc
kháng
histamine
không
kê
đơn
để
giảm
ngứa.
Đôi
khi
cơn
ngứa
do
cháy
nắng
là
do
tế
bào
hệ
miễn
dịch
tiết
ra
histamine
để
phát
tín
hiệu
đang
có
vấn
đề
đến
não.[14]
Thuốc
kháng
histamine
có
thể
ức
chế
phản
ứng
này
và
tạm
thời
giúp
giảm
ngứa,
giảm
sưng.[15]
- Uống thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ (ví dụ như Loratadine) vào ban ngày.[15] Tuân thủ hướng dẫn về liều dùng và cách sử dụng trên hộp thuốc.
- Vào buổi tối, bạn có thể uống Diphenhydramine - thuốc gây buồn ngủ dữ dội. Không lái xe, vận hành máy móc hoặc làm bất kỳ việc gì gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi uống thuốc kháng histamine. Tốt nhất bạn nên đi ngủ. [15]
- Nếu ngứa dữ dội, bạn nên hỏi bác sĩ về thuốc hydroxyzine. Đây là thuốc kê đơn có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh trung ương và hoạt động như một chất kháng histamine.
- Dùng thuốc gây tê tại chỗ để làm tê da. Có sẵn ở dạng xịt, kem, thuốc mỡ, thuốc gây tê tại chỗ chặn các tín hiệu thần kinh trong cơ thể để bạn không cảm thấy ngứa.[16]
Điều trị ngứa dữ dội[sửa]
-
Tắm
nước
nóng
đối
với
trường
hợp
ngứa
dữ
dội
và
không
phản
ứng
với
phép
điều
trị.
Nếu
cảm
thấy
"ngứa
dữ
dội"
trong
vòng
48
tiếng
sau
khi
bị
cháy
nắng,
tắm
nước
nóng
có
thể
là
phương
pháp
tốt
nhất.
Cơn
ngứa
dữ
dội
không
phản
ứng
với
các
phép
điều
trị
khác
và
dai
dẳng
có
thể
dẫn
đến
mất
ngủ,
trầm
cảm,
bực
bội
và
ý
nghĩ
muốn
tự
tử.[19]
- Nếu các phép điều trị khác không hiệu quả, bao gồm cả phép điều trị được bác sĩ khuyến nghị, bạn có thể chọn cách này. Trường hợp dưới 18 tuổi cần nói chuyện trước với bố mẹ.
- Tắm trong nước nóng ở nhiệt độ mà bạn có thể chịu đựng được. [19] Không thoa xà phòng hay chà xát lên da vì nước nóng làm khô da và xà phòng sẽ khiến tình trạng này nặng hơn.
- Tắm nước nóng cho đến khi cơn ngứa thuyên giảm (thường là khoảng 2 ngày).[19]
- Tắm nước nóng thường hiệu quả vì não chỉ có thể xử lý một cảm giác tại một thời điểm. Độ nóng của nước sẽ kích hoạt dây thần kinh não, nhờ đó ức chế hoặc cản trở cảm giác ngứa.[14]
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
việc
dùng
kem
steroid
mạnh.
Nếu
cơn
ngứa
dữ
dội
đến
mức
khiến
bạn
mất
tập
trung,
không
thể
làm
việc,
không
ngủ
được
và
muốn
phát
điên,
bác
sĩ
có
thể
giúp
bạn
đối
phó
với
các
dấu
hiệu
này.
Kem
steroid
mạnh
có
thể
giúp
giảm
viêm
và
xoa
dịu
cơn
ngứa.[19]
- Các thuốc này chỉ được bán khi có đơn thuốc của bác sĩ và có thể làm suy yếu hệ miễn dịch cũng như gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp nghiêm trọng.[20]
Lời khuyên[sửa]
- Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
- Mặc quần áo thoải mái, không quá chật hoặc che phủ vết cháy nắng (nếu có thể). Vùng da cháy nắng cần được để thông thoáng và tiếp xúc với không khí.
Cảnh báo[sửa]
- Cần đảm bảo bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Cháy nắng nghiêm trọng và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng có thể dẫn đến ung thư da. Vì vậy, bạn cần tránh tia nắng mạnh bằng cách ở trong bóng râm vào khoảng thời gian giữa ngày, tức khoảng 3-4 giờ chiều. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Thoa kem chống nắng với chỉ số bảo vệ da khỏi ánh nắng (SPF) 30 hoặc cao hơn để ngăn ngừa tổn thương thêm cho da.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://thedermblog.com/2011/08/01/why-do-sunburns-itch/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/expert-answers/sunburn-treatment/faq-20057815
- ↑ http://www.healthline.com/health/burns#Overview1
- ↑ 4,0 4,1 http://www.pitt.edu/~cjm6/s98vinegar.html
- ↑ http://gerson.org/gerpress/8-natural-remedies-for-itchy-and-irritated-skin/
- ↑ http://health.howstuffworks.com/skin-care/problems/treating/oatmeal-baths2.htm
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Chickenpox
- ↑ 8,0 8,1 8,2 8,3 http://health.howstuffworks.com/skin-care/problems/treating/oatmeal-baths3.htm
- ↑ 9,0 9,1 http://health.howstuffworks.com/wellness/natural-medicine/herbal-remedies/peppermint-herbal-remedies.htm
- ↑ http://www.learningabouteos.com/index.php/2013/08/07/properly-diluting-essential-oils/
- ↑ 11,0 11,1 http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-227-witch%20hazel.aspx?activeingredientid=227&activeingredientname=witch%20hazel
- ↑ http://www.netdoctor.co.uk/skin-and-hair/medicines/zenoxone-cream.html
- ↑ 13,0 13,1 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/hydrocortisone-1-for-itching-topic-overview
- ↑ 14,0 14,1 http://www.menshealth.com/health/stop-your-itchin
- ↑ 15,0 15,1 15,2 http://uncw.edu/healthservices/documents/InstructionSheet-Sunburn512.pdf
- ↑ http://www.drugs.com/mtm/benzodent.html
- ↑ http://www.drugs.com/cdi/solarcaine-aerosol-spray.html
- ↑ http://www.drugs.com/cdi/solarcaine-aloe-extra-gel.html
- ↑ 19,0 19,1 19,2 19,3 http://news.nationalpost.com/news/whitest-mans-burden-for-an-unlucky-few-sunburn-means-a-debilitating-itch-torture
- ↑ http://www.drugs.com/mtm/prednisolone.html