Giảm tấy đỏ do cháy nắng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đối phó với cơn đau và kích ứng do cháy nắng không phải là việc đơn giản. Để bắt đầu quá trình chữa lành, bạn cần uống thêm nhiều nước. Thoa hỗn hợp có đặc tính làm lành hoặc lotion, ví dụ như lô hội, trực tiếp lên da. Uống thuốc giảm đau sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi da đang phục hồi. Ngoài ra, bạn có thể ngồi trong bồn nước mát hoặc chườm mát lên vùng da bị cháy nắng. Để tránh bị cháy nắng, bạn cần thoa kem chống nắng và chú ý đến các tín hiệu của cơ thể.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Chữa lành và che vết cháy nắng[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Uống ít nhất 10 cốc nước đầy mỗi ngày trong vòng 1 tuần sau khi bị cháy nắng. Cách này giúp cơ thể tái bù nước để hỗ trợ quá trình chữa lành. Uống nước khi phải hoạt động ngoài trời nắng cũng giúp tránh bị sốc nhiệt và các vấn đề sức khỏe khác do nhiệt. [1]
    • Đồng thời, bạn nên tránh tiêu thụ thức uống chứa cồn trong khi đang phục hồi. Thức uống chứa cồn chỉ làm cơ thể mất nước và khiến da khô hơn.[2]
  2. Thoa lô hội. Nguyên liệu truyền thống này rất hữu ích trong việc điều trị bỏng (cháy nắng). Gel lô hội có đặc tính kháng viêm tự nhiên và có thể thúc đẩy quá trình chữa lành khi thoa trực tiếp lên vết cháy nắng. Bạn có thể mua gel lô hội tại cửa hàng nhưng tốt nhất nên dùng gel trực tiếp từ cây.[3]
    • Để lấy gel từ cây lô hội, bạn cần bẻ gãy phần lá nguyên vẹn. Cắt dọc theo chiều dài lá lô hội. Tách đôi và dùng thìa hoặc ngón tay cào lớp gel bên trong. Thoa gel lên da 2-3 lần mỗi ngày.[4]
    • Để tăng hiệu quả xoa dịu, bạn có thể cho lô hội vào khay đá và đem đông lạnh rồi dùng viên lô hội thoa lên vết bỏng. Luôn nhớ quấn viên lô hội trong khăn mỏng trước khi thoa lên da. Ngoài ra, bạn có thể thoa gel lô hội lên mặt để làm mặt nạ dưỡng qua đêm.[5]
  3. Tạo hỗn hợp muối nở. Chuẩn bị bát nhỏ và trộn muối nở cùng bột ngô vào bát theo tỉ lệ 1:1. Đổ nước lạnh vào cho đến khi hỗn hợp đạt độ đặc vừa đủ để thoa lên da. Cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng giảm tấy đỏ do cháy nắng. Rửa sạch hỗn hợp và thoa lại khi cần để xoa dịu da.[4]
  4. Sử dụng cây phỉ. Bạn có thể dùng lá và vỏ cây phỉ để trị cháy nắng. Chất “tannin” trong cây phỉ có thể giúp đẩy lùi vi khuẩn và kích thích quá trình lành lại của da. Bạn có thể mua lọ chiết xuất cây phỉ ở cửa hàng thực phẩm tự nhiên. Dùng viên bông gòn thoa chiết xuất lên da.[4]
  5. Thoa giấm táo lên vết cháy nắng. Bạn có thể đổ giấm táo vào chai và xịt trực tiếp để xoa dịu da. Hoặc bạn có thể nhúng viên bông gòn vào giấm rồi đắp lên da. Giấm có đặc tính kháng viêm nên có thể thúc đẩy quá trình lành lại của da.[5]
    • Cần thận trọng vì một số trường hợp có thể phản ứng tiêu cực với giấm táo. Tốt nhất nên thoa một lượng nhỏ giấm táo lên mu bàn tay (dùng bông gòn) trước khi thoa lên toàn bộ cơ thể. Như vậy, bạn có thể quan sát phản ứng của cơ thể ở quy mô nhỏ và đảm bảo không có phản ứng tiêu cực.
  6. Đắp lát khoai tây lên vết cháy nắng. Nhiều chuyên gia liệu pháp tự nhiên tin rằng khoai tây có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Chuẩn bị vài củ khoai tây rồi dùng dao cắt chúng thành lát mỏng. Đắp từng lát khoai lên vết cháy nắng. Xoa từng lát khoai cho đến khi cảm thấy da được xoa dịu.[4]
    • Bạn có thể cắt hạt lựu hoặc bào khoai tây thành sợi rồi cho vào máy xay. Xay cho khoai nhuyễn rồi đem thoa hỗn hợp lên da (cẩn thận với nước ép từ khoai tây).
    • Rửa sạch khoai tây trước khi cắt lát hoặc cắt hạt lựu.
  7. Thoa sữa chua men sống. Bạn có thể thử phương pháp này mặc dù hiệu quả không cao lắm. Độ mát của sữa chua có thể giúp xoa dịu da. Chuẩn bị một cốc sữa chua probiotic (nguyên chất) và dùng bông gòn thoa sữa chua thành một lớp mỏng trên vùng da cháy nắng. Để khoảng 5 phút rồi dùng khăn ẩm lau sạch.[4]
  8. Mặc quần áo rộng, tối màu. Mặc quần áo từ chất liệu cotton, nhẹ nhàng, rộng rãi là lựa chọn tốt nhất trong khi da đang lành lại. Loại quần áo này giúp da dễ thở, thoáng mát và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, nên mặc quần áo tối màu để hạn chế sự chú ý đến làn da. Tránh mặc quần áo trắng, màu neon vì chúng tạo sự tương phản với màu đỏ, khiến tình trạng da cháy nắng lộ rõ hơn.[5]
  9. Trang điểm để che vết tấy đỏ. Đánh lớp lót màu xanh lên vùng da cháy nắng để che tấy đỏ. Không đánh phấn má hồng vì như vậy sẽ khiến mặt bạn trông càng đỏ. Tuy nhiên, nên nhớ chỉ nên trang điểm một lớp mỏng để tránh gây kích ứng da.[6]

Giảm đau và cảm giác khó chịu[sửa]

  1. Uống thuốc giảm đau. Ngay khi tránh khỏi ánh nắng, bạn nên uống thuốc kháng viêm không kê đơn như Aspirin. Uống liều khuyến nghị cao nhất trong vòng 24 tiếng để kích thích quá trình chữa lành. Uống thuốc cho đến khi cảm giác khó chịu do cháy nắng thuyên giảm.[7]
    • Dù đau đến mức nào thì bạn cũng phải uống thuốc theo đúng liều được chỉ dẫn (cả thuốc kê đơn và không kê đơn). Uống thuốc quá liều có thể gây tổn thương nghiêm trọng, ví dụ như suy gan. Đọc kỹ nhãn thuốc để biết liều lượng và tần suất uống thuốc. [7]
    • Luôn nhận thức rõ tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc. Tác dụng phụ hoặc khả năng tương tác thuốc luôn được ghi rõ trên nhãn chai hoặc bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc. Ví dụ, người có vấn đề về xuất huyết cần tránh uống Aspirin.
    • Bạn có thể chuẩn bị bát nhỏ, cho 1-2 viên Aspirin vào bát rồi nghiền thành hỗn hợp (thêm một ít nước nếu cần). Sau đó, thoa hỗn hợp lên vùng da bị bỏng nặng nhất. Lau sạch thuốc sau vài phút. Tuy nhiên, để an toàn, bạn không nên nghiền và dùng quá liều khuyến nghị trên chai thuốc hoặc thoa hỗn hợp trong khi đang uống thuốc giảm đau.[5]
  2. Chườm khăn mát lên vết cháy nắng. Chuẩn bị khăn cotton mềm và nhúng vào nước mát (không ngâm vào nước lạnh). Vắt bớt nước rồi chườm lên da. Nhúng khăn lại vào nước và chườm tiếp lên da nếu cần. Hoặc bạn có thể nhúng khăn vào sữa lạnh. Sữa lạnh có khả năng tăng cường tác dụng làm mát và chữa lành da của vitamin D.[2]
  3. Tắm bồn nước mát. Mở vòi nước mát ngập bồn tắm. Ngâm mình vào bồn một lúc. Để tăng hiệu quả, bạn có thể cho 2 cốc yến mạch chưa nấu chín vào vớ (tất) sạch rồi buộc lại. Đặt vớ trong bồn tắm và vắt cho chảy nước. Các polysaccharide trong yến mạch sẽ bảo vệ và xoa dịu da.[5]
    • Tất nhiên, bạn có thể cho yến mạch chưa nấu chín trực tiếp vào bồn tắm nhưng sẽ hơi khó dọn dẹp.
    • Không nên chà xà phòng hoặc sữa tắm lên người. Các sản phẩm này chỉ làm khô da và kéo dài thời gian chữa lành da.[1]
  4. Xoa dịu da bằng dưa chuột. Cho một ít dưa chuột vào nước để tăng hiệu quả dưỡng ẩm cho da. Đặt lát dưa chuột mỏng lên vết cháy nắng. Hoặc bạn có thể xay nhuyễn dưa chuột để làm mặt nạ đắp mặt hoặc các vị trí bỏng khác. Tất cả các cách này đều giúp tối đa hóa đặc tính chống oxy hóa trong dưa chuột. [4]
    • Có thể trộn hỗn hợp dưa chuột với gel lô hội để tăng tốc độ chữa lành da.
  5. Uống trà. Bạn có thể pha một tách trà xanh để uống trực tiếp hoặc nhúng viên bông gòn vào trà rồi thoa lên da. Đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm của trà giúp giảm đỏ và sưng, giúp da lành lại.[8]
  6. Tránh chườm đá viên. Có thể bạn sẽ muốn lấy vài viên đá ra khỏi tủ lạnh và chườm trực tiếp lên da. Tuy nhiên, nhiệt độ quá lạnh thực chất sẽ gây tổn thương cho da và giết chết các tế bào đang lành lại. Vì vậy, nếu muốn dùng đá viên, bạn nên quấn đá trong khăn mềm, sạch trước khi chườm lên vết bỏng.
  7. Không bóc vết bỏng. Tuyệt đối không sờ lên và bóc vảy bong ra từ vết bỏng. Tế bào da chết sẽ tự rơi ra và bạn không cần làm gì hết. Tẩy tế bào chết quá sớm bằng việc bóc vảy có thể dẫn đến sẹo hoặc nhiễm trùng. Điều này đặc biệt đúng với việc châm cứu trên vùng da lồi hoặc vết đau.[1]
    • Sau khi da trở về với màu sắc gần bình thường và không đau, bạn có thể tẩy tế bào chết bằng bông tắm mềm hoặc bàn chải cứng.
  8. Tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cháy nắng tạo thành mụn nước hoặc có vẻ sưng. Có mủ chảy ra từ vết bỏng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên đi khám bác sĩ nếu da cháy nắng khiến bạn khổ sở và nguyên liệu tại nhà lại không có hiệu quả.[9]
    • Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể kê đơn dùng kem corticosteroid. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu vết cháy nắng có dấu hiệu nhiễm trùng.

Ngăn ngừa cháy nắng[sửa]

  1. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài. Bạn nên mua kem chống nắng phổ rộng giúp chặn cả tia UVA và UVB. Mua kem chống nắng có chỉ số bảo vệ da khỏi ánh nắng (SPF) ít nhất là 50, cao hơn càng tốt. Thoa kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài. Như vậy, kem chống nắng có thể phát huy tác dụng trước khi bạn thực sự tiếp xúc với ánh nắng, nhờ đó ngăn ngừa cháy nắng. [10]
    • Bên cạnh việc cân nhắc các nhãn hiệu kem chống nắng, bạn nên cân nhắc xem sẽ tham gia hoạt động nào cần bảo vệ da. Nếu hoạt động trong nước, bạn cần mua kem chống nắng không thấm nước. Nếu leo núi, bạn nên chọn kem chống nắng có khả năng chống côn trùng.
  2. Thoa lại kem chống nắng thường xuyên. Nên thoa lại kem chống nắng mỗi ít nhất 90 phút. Thời gian này cần được rút ngắn lại nếu bạn toát mồ hôi nhiều hoặc hoạt động dưới nước. Phải thật chậm rãi và thoa kem chống nắng lên toàn bộ cơ thể.[11]
    • Mỗi lần thoa, bạn có thể ước chừng lượng kem bằng một đồng xu khi thoa lên mặt và hai cốc nhỏ khi thoa lên người.
  3. Đội mũ. Vì gần như không thể thoa kem chống nắng cho da đầu và khiến vùng da này dễ cháy nắng nên để tránh bị bỏng đầu, bạn cần đội mũ cứng khi hoạt động ngoài trời trong thời gian dài. Đội mũ cũng giúp bảo vệ da mặt. [11]
  4. Chú ý đến tín hiệu của cơ thể. Cơ thể sẽ thông báo cho bạn biết khi đã tiếp nhận đủ ánh nắng. Bạn có thể ngưng hoạt động một chút để đánh giá làn da. Da có ấm lên không? Có bắt đầu thấy hơi nhói không? Có cảm thấy đau không? Nếu câu trả lời là “có”, bạn nên trở vào nhà.
  5. Nhờ bạn bè kiểm tra dùm. Nếu ra ngoài cùng bạn bè, bạn có thể nhờ họ quan sát dùm. Tuy nhiên, nên nhớ rằng sự phản chiếu của ánh nắng lên da có thể che đi dấu hiệu của vết cháy nắng khiến bạn bè của bạn khó đánh giá chính xác nếu bạn hướng người về phía nắng.
  6. Cẩn thận trong quá trình phục hồi. Có thể mất khoảng 6 tháng thì da mới hoàn toàn hồi phục sau khi bị cháy nắng. Nếu bạn lại bị cháy nắng trong thời gian này, quá trình hồi phục có thể chững lại. Vì vậy, trong khi da đang lành lại, bạn cần thẩn thận và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. [1]

Lời khuyên[sửa]

  • Sản phẩm dưỡng ẩm không kê đơn không hiệu quả trong việc điều trị cháy nắng. Thay vào đó, bạn nên mua sản phẩm dưỡng ẩm chứa nước và cho vào tủ lạnh để làm mát. Thoa dưỡng ẩm cho da có thể giúp ích.
  • Kiên nhẫn trong quá trình chờ da lành lại. Hầu hết tình trạng cháy nắng đều cải thiện trông thấy trong vòng chưa đến một tuần. [1]
  • Nếu muốn tăng tốc độ chữa lành, bạn có thể thử áp dụng liệu pháp ánh sáng LED laser. Phương pháp điều trị này giúp thúc đẩy quá trình lành lại của da và có thể được tiến hành ngay sau khi bị cháy nắng.[12]

Cảnh báo[sửa]

  • Tiếp nhận chăm sóc y tế tức thời nếu có dấu hiệu sưng nghiêm trọng, nhiệt độ cơ thể cao, chóng mặt, buồn nôn hoặc đau đầu đi kèm với cháy nắng. Có thể bạn đã bị ngộ độc ánh nắng. [13]
  • Một số thuốc, ví dụ cụ thể là thuốc kháng sinh, có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng và dẫn đến cháy nắng. [11]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này