Giảm sốt cho trẻ em

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sốt nhẹ sẽ không gây hại đến trẻ nhỏ và còn có thể giúp tăng cường miễn dịch khi để cơn sốt tự qua đi. Khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 38.9 °C, trẻ thường cảm thấy không thoải mái, và lúc này bạn mới nên thực hiện giảm sốt cho trẻ.[1]

Các bước[sửa]

Hạ Nhiệt độ Cơ thể cho trẻ[sửa]

  1. Cho trẻ uống đúng thuốc. Bạn cần kiểm soát được liều lượng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em.[2]
    • Theo trang Mayo Clinic, chỉ nên dùng thuốc giảm sốt khi nhiệt độ cao trên 38.9 °C.[2] Hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều khuyến nghị chỉ nên chữa trị nếu trẻ sốt trên 38.9 °C, hoặc nếu trẻ cảm thấy không thoải mái khi bị sốt ở bất kỳ cấp độ nào.
    • Cả thuốc acetaminophen và ibuprofen đều bán không cần đơn và có tác dụng trong việc giảm sốt. Acetaminophen dùng được cho trẻ trên 2 tháng tuổi, và ibuprofen dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Xem hướng dẫn liều lượng trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để lấy đúng liều lượng dựa trên cân nặng của trẻ.[2]
    • Acetaminophen sẽ giúp giảm cơn sốt trong vòng bốn đến sáu tiếng, còn ibuprofen sẽ hạ cơn sốt trong vòng từ sáu đến tám tiếng.[2]
  2. Chỉ sử dụng một loại thuốc giảm sốt cho trẻ. Không dùng thay thế giữa acetaminophen và ibuprofen trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Phương pháp này có thể sử dụng trong những trường hợp hiếm gặp khi cơn sốt cao trên 40 °C và sốt không giảm sau khi chỉ định uống một loại.[2]
  3. Dùng nước làm mát cơ thể cho trẻ. Dùng bọt biển lau người trẻ bằng nước ấm nếu cơn sốt vẫn cao trên 40 °C trong vòng 30 phút sau khi đã cho trẻ uống thuốc.[3]
    • Để trẻ ngồi trong khoảng 5 cm nước có nhiệt độ từ 29 đến 32 °C. Dùng miếng bọt biển hoặc khăn lau liên lục lên da trẻ.[3]
    • Khi bị rùng mình, nhiệt độ cơ thể trẻ cũng bị tăng lên, nên cần tăng nhiệt độ nước từ từ nếu cần thiết.[1]
    • Thay vào đó, bạn có thể dùng khăn nhúng nước ấm đặt lên trán, bàn tay và bàn chân để giảm nhiệt độ cho trẻ.[1]
  4. Giữ cho cơ thể trẻ có đủ nước. Cung cấp nước cho trẻ bằng nước lọc, nước trái cây, kem que, súp hoặc đồ uống có chứa điện giải để bù nước cho cơ thể.[4]
    • Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước mỗi 15 đến 20 phút.
    • Nước trái cây và đồ uống thể thao như Gatorade hoặc Powerade, đều không được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, vì những thức uống này không cung cấp điện giải cân bằng phù hợp cho trẻ nhỏ.[5]
    • Pedialyte, hoặc những đồ uống thay thế điện giải khác dành cho trẻ em, đều rất lý tưởng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ.[5]
  5. Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi. Khi chiến đấu với cơn sốt, điều tối quan trọng là trẻ phải được nghỉ ngơi thật nhiều. [4]

Làm Trẻ Cảm thấy Thoải mái[sửa]

  1. Mặc cho trẻ quần áo thích hợp. Chỉ mặc cho trẻ đang bị sốt quần áo mỏng nhẹ và đắp chăn mỏng hoặc tấm ga mỏng chỉ khi trẻ bị rùng mình hay kêu lạnh.[6]
    • Quần áo hoặc chăn dày sẽ ngăn cơ thể không thể làm mát tự nhiên.[6]
  2. Giữ nhiệt độ phòng ở nhiệt độ thấp. Điều chỉnh nhiệt độ xuống nhiệt độ mát hơn bình thường một chút. Không mở quạt, nếu cần, để giữ cho trẻ thoáng mát.[6]
    • Bạn cũng có thể mở cửa sổ nếu ngoài trời không quá lạnh. Thường thì, nhiệt độ bên ngoài dưới 20°C sẽ quá lạnh đối với trẻ đang bị sốt.[6]
  3. Dùng đồ vật gối đầu cho trẻ. Khi trẻ còn thức, cần đảm bảo trẻ có một chiếc gối thật thoải mái, đỡ được đầu của trẻ.[6]
  4. Để trẻ nằm yên một chỗ. Di chuyển thừa hoặc không cần thiết sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ, nên bạn cần đảm bảo trẻ được nằm nghỉ cố định một chỗ và bạn sẽ mang đến cho trẻ những thứ trẻ cần. Không bao giờ cho phép trẻ tham gia vào các hoạt động căng thẳng khi trẻ đang bị sốt.[6]
  5. Kiểm soát cơn sốt bằng nhiệt kế. Bạn nên nắm được tình hình cơn sốt đang tăng lên hay hạ xuống, hoặc liệu cơn sốt có giữ nguyên hay không. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên và đảm bảo bạn làm theo đúng chỉ dẫn sử dụng nhiệt kế.[6]
    • Không bao giờ dùng nhiệt kế đo đường miệng với trẻ vừa mới ăn hoặc uống đồ lạnh. Nó có thể làm lệch kết quả đo của nhiệt kế.[6]
    • Nhiệt kế đo ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác, đặc biệt với trẻ dưới một tuổi, nhưng nó gây khó chịu cho trẻ và càng khó khăn hơn cho bạn khi phải cố đo được kết quả chính xác.[6]
  6. Điều trị cả những triệu chứng khác nếu cần. Hầu hết mọi trẻ em bị sốt đều có triệu chứng ốm khác, như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, bụng ấm ách, hoặc những triệu chứng liên quan đến thể chất. Bạn nên sử dụng các biện pháp an toàn và hiệu quả để điều trị những triệu chứng này, vì chúng sẽ làm ảnh hưởng, không cho trẻ được nghỉ ngơi thoải mái, một yếu tố tối quan trọng giúp giảm cơn sốt.[6]

Nhận biết và Điều trị Sốt cao[sửa]

  1. Nhận biết khi nào cần liên lạc với bác sĩ. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, hãy liên lạc với bác sĩ ngay khi cơn sốt cao trên 38 °C.[7] Với trẻ trên 3 tháng tuổi khi bị sốt dưới 40 °C, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu cơn sốt kéo dài trên hai hoặc ba ngày.
    • Trong những trường hợp trên, bác sĩ nên biết liệu trẻ có cần được các bác sĩ theo dõi hay không hay bạn chỉ cần điều trị cơn sốt cho trẻ ở nhà.
  2. Tìm đến biện pháp can thiệp y tế. Hãy liên lạc ngay lập tức với bác sĩ hoặc dịch vụ khẩn cấp nếu trẻ sốt trên 40.6 °C, dù ở bất kỳ độ tuổi nào.[7]
  3. Nhận biết khi nào cần gọi xe cứu thương. Khi trẻ bị sốt từ 40.5 °C trở lên, bắt đầu có triệu chứng co giật hoặc thần kinh, hôn mê, mất nước hoặc nếu cơn sốt có nguyên nhân vì kiệt sức do nhiệt, bạn nên gọi xe cứu thương để được hỗ trợ ngay lập tức.
    • Nếu trẻ sốt dưới 40.5 °C, cần phải chú ý đến chăm sóc y tế. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ.
  4. Hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng nước ấm. Dùng miếng bọt biển hoặc khăn lau nước ấm hoặc nước bằng với nhiệt độ phòng lên đầu, cổ, nách, và eo nếu nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 40.5 °C. Cách này sẽ tạm thời giảm nhiệt độ cơ thể cho trẻ.[8][9]
    • Cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen ngay để hạ sốt.
  5. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế đã làm giảm cơn sốt cho trẻ, họ sẽ đưa ra các phương án kiểm soát và điều trị sau này. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa cơn sốt cao và nguy hiểm nào khác nữa xảy đến với trẻ. [7]
  6. Cho trẻ đi tái khám. Dù cơn sốt cao hầu như đã biến mất, nhưng bạn vẫn cần đưa trẻ đến tái khám và gặp bác sĩ. Việc này sẽ giúp loại bỏ bất cứ biến chứng nguy hiểm hoặc có tiềm năng ảnh hưởng đến tính mạng trong tương lai.[7]

Lời khuyên[sửa]

  • Nhớ rằng, nếu cơn sốt nhẹ hoặc ở mức độ vừa phải và không có đe dọa lập tức nào đến trẻ, hãy để cơn sốt tự qua đi. Sốt là phương pháp tự nhiên cơ thể chúng ta xua đi trận ốm.
  • Đừng dùng đá hoặc xoa rượu để giảm sốt.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ được cho trẻ dùng aspirin để giảm sốt vì nó có thể gây bệnh tử vong, hay còn gọi là hội chứng Reye.
  • Liên lạc với bác sĩ nhi của con mình bất cứ khi nào cơn sốt cao trên 38 °C, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi. Liên lạc ngay với bác sĩ hoặc các dịch vụ khẩn cấp nếu trẻ sốt cao trên 40.6 °C, ở bất cứ độ tuổi nào.
  • Gọi cho dịch vụ y tế khẩn cấp nếu trẻ bị co giật cùng với cơn sốt (co giật sốt cao) trên năm phút.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây