Giảm tình trạng giác quan bị quá tải

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những người gặp khó khăn khi xử lý thông tin về cảm giác như người tự kỷ, người mắc chứng rối loạn cảm giác (SPD) hay người nhạy cảm đôi khi bị lâm vào tình trạng các giác quan bị quá tải. Tình trạng này xảy ra khi người đó phải đối mặt với quá nhiều kích thích cảm giác mà không thể kiểm soát được, cũng như khi máy tính tiếp nhận quá nhiều thông tin nên bị quá tải. Tình trạng các giác quan bị quá tải xuất hiện khi có nhiều chuyện diễn ra cùng lúc, như nghe mọi người nói chuyện trong khi tiếng TV vẫn đang oang oang, hay nhìn thấy nhiều màn hình chói sáng hay đèn nhấp nháy. Nếu bạn biết ai đó đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể làm theo một số bước sau để giúp giảm bớt sự ảnh hưởng.

Các bước[sửa]

Ngăn chặn Quá tải[sửa]

  1. Nhận biết sự khởi đầu của tình trạng quá tải. Quá tải xuất hiện ở mỗi người theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là sự hốt hoảng, trở nên "phấn khích", cạn kiệt sức lực hay cáu kỉnh.[1]
    • Trong thời gian thư giãn, hãy tự hỏi bản thân dấu hiệu của tình trạng các giác quan bị quá tải. Điều gì kích hoạt nó? Bạn (hay người thân yêu) hành xử thế nào khi bắt đầu cảm thấy quá tải? Nếu bạn là cha mẹ hay người chăm sóc, bạn có thể hỏi con mình về nút kích hoạt trạng thái này khi chúng thấy thoải mái.
    • Người tự kỷ thường có "hành vi tự kích" ở nhiều mức độ khác nhau hoặc có hành động tay kỳ lạ lập đi lập lại khi các giác quan bị quá tải (chẳng hạn như người run lên khi vui sướng và phe phẩy tay khi quá tải). Suy nghĩ xem bạn có hành vi tự kích nào sử dụng khi cần làm bản thân bình tĩnh hay để đối phó với sự quá tải hay không.
    • Nếu bạn mất khả năng hoạt động bình thường như nói chuyện thì đây chính là dấu hiệu của tình trạng quá tải nghiêm trọng. Người chăm sóc và bố mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy điều này ở trẻ bị quá tải.
  2. Hạn chế kích thích thị giác. Một người bị quá tải thị giác có thể cần đeo kính râm trong khi ở trong nhà, không giao tiếp bằng mắt, không nhìn trực diện vào người đang nói, che một mắt, chạm vào người hay vật.[2] Để thực hiện điều này, hãy gỡ bỏ bớt những vật dụng được treo trên trần nhà hay tường. Đựng vật dụng nhỏ trong thùng, hộp, sắp xếp và ghi nhãn cẩn thận.[2]
    • Nếu thấy ánh sáng quá mạnh, hãy thay đèn huỳnh quang bằng đèn để bàn. Bạn có thể dùng bóng đèn ở mức sáng thấp hơn. Sử dụng rèm cửa để ngăn không cho ánh sáng vào phòng.[3]
    • Nếu ánh sáng trong nhà quá mạnh bạn có thể sử dụng tấm che nắng.[3]
  3. Giảm tiếng ồn. Âm thanh gây kích thích quá mức khiến bạn không thể thoát khỏi thứ âm thanh đó (chẳng hạn như có ai đó nói chuyện từ xa), làm ảnh hưởng tới sự tập trung. Để giảm thiểu kích thích thính giác vì những tiếng ồn khó chịu, gây mất tập trung, bạn nên đóng hết cửa sổ, cửa ra vào đang mở để cách âm từ bên ngoài. Vặn nhỏ hoặc tắt nhạc khiến bạn mất tập trung, hoặc đi đến chỗ nào yên tĩnh.[3] Hạn chế điều hướng bằng lời nói và/hoặc cuộc hội thoại.
    • Bạn có thể dùng nút bịt tai hoặc tai nghe, "tiếng ồn trắng" có thể giúp ta thư giãn trong trường hợp bị quá tải tiếng ồn.[3]
    • Nếu bạn đang cố gắng giao tiếp với người bị quá tải thính giác, tốt nhất bạn nên đặt câu hỏi nghi vấn hoặc không hỏi gì thay vì câu hỏi mở. Câu hỏi nghi vấn giúp họ trả lời dễ dàng hơn, đôi khi chỉ cần cử động ngón tay.
  4. Giảm sự tiếp xúc. Quá tải xúc giác, hay chính là cảm giác có được khi chạm, tức là không chịu được khi bị động chạm hay ôm ấp. Nhiều người gặp vấn đề với các giác quan trở nên quá nhạy cảm khi động chạm hay bị động chạm, có thể họ nghĩ rằng bị động chạm sẽ làm cảm giác quá tải trở nên tồi tệ hơn. Độ nhạy xúc giác là độ nhạy cảm với quần áo (thích vải mềm) hay chạm vào chất liệu hoặc nhiệt độ cụ thể. Bạn cần xacds định vật liệu nào làm bạn thoải mái và ngược lại. Cần đảm bảo những bộ quần áo mới phù hợp với xúc giác của bạn.[2]
    • Nếu bạn là người chăm sóc hay bạn bè, bạn nên lắng nghe khi họ nói rằng động chạm khiến họ đau và đẩy ra. Bạn nên nhận thức được nỗi đau của họ và không tiếp tục chạm vào họ.
    • Khi tương tác với người có xúc giác nhạy cảm, đừng quên nói trước với họ khi bạn chuẩn bị chạm vào họ, bạn nên tiếp cận từ phía trước mặt thay vì phía sau lưng.[3]
    • Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia trị liệu để có thêm một vài cách tiếp cận khác.
  5. Điều chỉnh mùi. Một số mùi thơm hay mùi hôi quá nồng, không giống như thị giác, bạn không thể ngừng thở để không phải ngửi mùi đó nữa. Nếu mùi gì đó quá nồng, bạn có thể sử dụng dầu gội, chất tẩy rửa và các sản phẩm làm sạch không mùi.[3]
    • Loại bỏ càng nhiều mùi khó chịu từ môi trường càng tốt. Bạn có thể mua sản phẩm không mùi hoặc tự tay làm kem đánh răng, xà phòng và chất tẩy rửa.

Đối phó với Sự kích thích quá mức[sửa]

  1. Để giác quan nghỉ ngơi. Bạn cảm thấy quá tải khi có nhiều người hay nhiều trẻ con ở xung quanh. Đôi khi không thể tránh khỏi những tình huống này, như là trách nhiệm gia đình hay họp công việc. Mặc dù không thể trốn khỏi tình thế này, bạn có thể nghỉ ngơi để phục hồi dần dần sau khi bị quá tải. Cố gắng "tỏ ra mạnh mẽ" chỉ làm mọi chuyện xấu đi và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Nghỉ ngơi một lúc có thể giúp bạn lấy lại năng lượng và thoát khỏi tình thế quá tải trước đó.[4]
    • Xử lý tình huống càng sớm thì càng dễ dàng.
    • Nếu đang ở nơi công cộng, bạn có thể lấy cớ vào nhà vệ sinh hay "Tôi muốn hít thở một chút" và ra ngoài vài phút.
    • Nếu đang ở nhà, tìm vị trí để ngả lưng và nghỉ một chút.
    • Hãy nói "Tôi cần ở một mình" nếu mọi người cố chạy theo khi bạn không thể kiểm soát được.
  2. Tìm sự cân bằng. Điều quan trọng là phải biết giới hạn và thiết lập ranh giới, nhưng không hạn chế bản thân quá mức khiến bạn buồn chán. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân vì ngưỡng kích thích có thể ảnh hưởng tới cơn đói, mệt mỏi, cô đơn và nỗi đau thể xác.[5] Đồng thời không bắt ép bản thân cố gắng quá sức.
    • Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu là điều cần thiết với tất cả mọi người, và đặc biệt quan trọng đối với người nhạy cảm hay mắc chứng SPD.[5]
  3. Đặt giới hạn. Khi đối phó với tình huống có thể khiến các giác quan bị quá tải, bạn nên đặt ra một số giới hạn. Nếu tiếng ồn gây khó chịu, bạn có thể tới nhà hàng hoặc trung tâm mua sắm vào khung giờ ít người hơn, tránh giờ cao điểm.[4] Bạn có thể đặt giới hạn thời gian xem TV hay dùng máy tính, hoặc giao tiếp với bạn bè và người thân. Nếu sắp có một sự kiện lớn, bạn nên chuẩn bị tinh thần để kiểm soát tình huống tốt nhất có thể.
    • Bạn có thể đặt giới hạn khi trò chuyện. Nếu cuộc đối thoại làm bạn mệt mỏi, hãy đưa ra lý do một cách lịch sự.
    • Nếu bạn là người chăm sóc hay cha mẹ, bạn nên giám sát hoạt động của trẻ và xác định thời gian sử dụng tv hay máy tính khiến trẻ bị quá tải.
  4. Để bản thân có thời gian hồi phục. Quá trình hồi phục sau khi các giác quan bị quá tải có thể mất vài phút đến hàng giờ. Nếu cơ chế ”chống lại-bỏ chạy-hay-đứng im” được kích hoạt thì sau đó bạn sẽ rất mệt.[6] Nếu có thể bạn hãy cố gắng giảm mức độ căng thẳng. Ở một mình thường là cách tốt nhất để phục hồi.
  5. Cân nhắc biện pháp đối phó với căng thẳng. Tìm cách giảm căng thẳng và phát triển lành mạnh để đối phó với căng thẳng và kích thích quá mức giúp hạn chế đánh thức hệ thống thần kinh.[5] Tập Yoga, thiền chánh niệm hít thở sâu là những cách bạn có thể áp dụng để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự cân bằng, thậm chí là để tìm cảm giác an toàn.[5]
    • Sử dụng cơ chế đối phó mà bạn thấy hiệu quả nhất. Bản năng sẽ cho bạn biết bạn cần gì, chẳng hạn như quậy tung lên hay tìm đến một nơi yên tĩnh. Đừng lo lắng nếu nó hơi "kỳ lạ", chỉ cần tập trung vào biện pháp hiệu quả với bạn.
  6. Thử áp dụng phương pháp trị liệu cơ năng. Với người lớn và trẻ em, trị liệu cơ năng có thể làm giảm mức độ nhạy cảm của giác quan, do đó giảm tình trạng quá tải. Bạn càng bắt đầu điều trị sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Với vai trò người chăm sóc, bạn có thể tìm chuyên gia trị liệu có kinh nghiệm giải quyết vấn đề xử lý thông tin theo cảm giác.[7]

Giúp Người Tự kỷ Đối phó với Tình trạng quá tải[sửa]

  1. Thử tạo "chế độ bổ sung cảm giác." Chế độ bổ sung cảm giác là cách giúp hệ thống thần kinh hoạt động có trật tự và hiệu quả, các giác quan tiếp nhận thông tin một cách đều đặn và có lợi.[2] Chế độ bổ sung cảm giác là thông tin tiếp nhận được tạo ra khi tương tác với mọi người, môi trường, hoạt động lên lịch sẵn vào thời gian cụ thể trong ngày hay hoạt động giải trí.[2]
    • Hãy coi chế độ bổ sung cảm giác như một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Với chế độ ăn uống, bạn muốn người đó tiếp nhận chất dinh dưỡng cần thiết từ nhiều nguồn, nhưng không muốn nhận quá nhiều hay quá ít một chất nào đó vì nó có thể làm suy yếu sự phát triển, sức khỏe hay chức năng của cơ thể. Đối với chế độ bổ sung cảm giác, bạn muốn người đó có sự cân bằng khi các giác quan tiếp nhận nguồn thông tin khác nhau.
    • Vì vậy, nếu người đó bị kích thích quá mức bởi âm thanh, bạn có thể hạn chế giao tiếp bằng lời nói và sử dụng cử chỉ để thay thế, chọn địa điểm có ít tạp âm và cho phép họ dùng tai nghe. Tuy nhiên, thính giác cần được nuôi dưỡng, bạn nên để người đó có thời gian lắng nghe những bài hát họ yêu thích.[2]
    • Hạn chế tiếp nhận thông tin không cần thiết bằng giác quan bằng cách hạn chế các thiết bị nghe nhìn trong phòng, sử dụng tai nghe hoặc bịt tai, chọn quần áo thoải mái, dùng chất tẩy rửa và xà phòng không mùi, v.v.
    • Mục đích của chế độ bổ sung giác quan là để trấn an người bệnh là bình thường hóa sự tiếp nhận thông tin của giác quan, dạy người bệnh cách quản lý xung động và cảm xúc và tăng năng suất.[2]
  2. Hạn chế phản ứng thái quá dẫn đến gây hấn. Trong một vài trường hợp, người gặp tình trạng quá tải thường trở nên hung hãn trong hành động hoặc lời nói.[1] Bạn không nên đổ lỗi cho chính mình. Phản ứng này là do hoảng loạn và họ không cố nhằm vào bạn.
    • Hành động hung hãn xảy ra khi bạn cố chạm vào họ hay ngăn họ chạy trốn, vậy nên họ trở nên hoảng loạn. Đừng bao giờ cố gắng nắm bắt hay kiểm soát hành động của ai đấy.
    • Người gặp tình trạng quá tải hiếm khi gây ra tổn thương nghiêm trọng. Họ không hề cố ý làm tổn thương bạn, họ chỉ muốn thoát khỏi tình thế hiện tại.

Chú ý tới sự tiếp nhận. Người tự kỷ trải qua tình trạng giác quan bị quá tải có thể nhạy cảm hơn với sự cân bằng hay chuyển động.[2] Họ dễ bị say tàu xe, dễ mất thăng bằng, gặp vấn đề trong việc điều tiết tay/mắt.[2]

    • Nếu người đó cảm thấy quá tải vì chuyển động hay không hoạt động, bạn có thể làm chậm chuyển động hay luyện tập chuyển động từ tốn và cẩn thận khi thay đổi tư thế khác (chuyển từ nằm sang đứng, v.v).

Giúp Người bệnh Đối phó[sửa]

  1. Can thiệp sớm. Đôi khi, người bệnh không thể nhận ra mình đang phải đấu tranh với bệnh hay cố "tỏ ra mạnh mẽ". Điều này chỉ làm mọi chuyện xấu đi. Can thiệp ngay khi bạn nhận ra họ căng thẳng và trấn an họ bằng không gian yên tĩnh
  2. Tỏ ra từ bi và thấu hiểu. Người thân yêu của bạn cảm thấy quá sức chịu đựng và thất vọng, chính sự ủng hộ của bạn sẽ giúp họ thoải mái và tĩnh tâm. Hãy yêu thương, cảm thông và đáp ứng nhu cầu của họ.[8]
    • Nhớ rằng họ không cố tình làm điều này. Phê phán sẽ chỉ làm họ thêm căng thẳng.
  3. Đưa ra lối thoát. Cách nhanh nhất để chấm dứt sự quá tải là giải thoát họ khỏi tình thế hiện tại. Bạn có thể đưa họ ra ngoài hoặc tới một địa điểm yên tĩnh. Yêu cầu họ đi theo bạn hay nắm tay nếu họ đồng ý cho bạn chạm vào.
  4. Tạo không gian hiếu khách. Giảm mức độ sáng của đèn, tắt nhạc và khuyến khích những người khác cho người thân yêu của bạn chút không gian.
    • Người đó biết người khác đang quan sát họ và có thể cảm thấy xấu hổ nếu cảm nhận được mình đang bị nhìn chằm chằm.
  5. Hỏi ý kiến trước khi chạm vào họ. Trong tình trạng quá tải, người bệnh khó hiểu được mọi chuyện đang xảy ra, nếu làm họ giật mình họ có thể hiểu nhầm đó là tấn công. Trước tiên hãy đề nghị họ, trình bày hành động của bạn trước khi thực hiện để họ có thời gian suy nghĩ. Ví dụ, "Tôi muốn nắm tay bạn và dẫn bạn ra khỏi đây" hoặc "Tôi có thể ôm bạn không?"
    • Đôi khi, người trong tình trạng quá tải cảm thấy mệt mỏi bởi cái ôm chặt hay xoa lưng. Nhiều khi bị động chạm còn khiến mọi chuyện tệ hơn. Hãy đề nghị họ, cũng đừng lo lắng nếu họ từ chối; đó không phải lối của bạn.
    • Đừng bẫy hay chặn đường họ. Họ sẽ hoảng loạn và đả kích, chẳng hạn như đẩy bạn ra khỏi cửa để có lối thoát.
  6. Hỏi đơn giản, câu hỏi nghi vấn. Câu hỏi mở có quá trình xử lý phức tạp hơn, khi não bộ của người bệnh gặp khó khăn trong việc xử lý thôgn tin, họ khó có thể nghĩ ra một câu trả lời ý nghĩa. Với câu hỏi nghi vấn, họ chỉ cần gật đầu hoặc giơ tay để đáp lại.
  7. Đáp ứng nhu cầu. Người bệnh cần một cốc nước, thời gian nghỉ ngơi, hay chuyển qua hoạt động khác. Suy nghĩ về điều hữu ích nhất lúc bấy giờ và thực hiện nó.
    • Với vai trò người chăm sóc, thật dễ dàng đáp ứng nhưng nhớ rằng họ không thể tự điều chỉnh hành vi mà cần sự giúp đỡ của bạn.
    • Nếu thấy ai đó sử dụng cơ chế đối phó gây tổn thương, hãy báo cho những người biết cách xử lý (ví dụ như cha mẹ hoặc chuyên gia trị liệu). Cố gắng nắm bắt họ chỉ khiến họ hoảng loạn và đả kích và khiến cả hai có nguy cơ bị tổn thương. Chuyên gia trị liệu có thể giúp phát triển kế hoạch thay thế cho phương pháp gây hại kia.
  8. Khuyến khích tự trấn an bản thân, dù nó ý nghĩa thế nào với họ. Có thể họ thấy hiệu quả khi lắc lư trước sau, ôm ấp dưới tấm chăn nặng, hát ru hay xoa bóp. Nó có vẻ kỳ lạ hay "không phù hợp lứa tuổi" nhưng không sao cả, chỉ cần ta giúp họ thư giãn.
    • Nếu bạn biết điều gì có thể trấn an họ (ví dụ như thú nhồi bông yêu thích), hãy mang nó đến cho họ và đặt ở vị trí dễ lấy. Nếu muốn họ có thể cầm lấy nó.

Lời khuyên[sửa]

  • Đối với người lớn và trẻ em, trị liệu cơ năng có thể giúp giảm mức độ nhạy cảm của giác quan, do đó giảm bớt tình trạng quá tải. Điều trị khi còn trẻ sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Với vai trò người chăm sóc, bạn có thể tìm chuyên gia trị liệu có kinh nghiệm điều trị vấn đề xử lý thông tin theo cảm giác.[7]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây