Giảm tắc nghẽn ngực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn nhiều cách khác nhau giúp giảm tắc nghẽn ngực.

Key Points[sửa]

  • Gargle salt water 3-4 times a day. More ↓
  • Take a hot shower, or lean over a bowl filled with hot water. ↓
  • Apply a hot pack to your throat and chest. ↓
  • Drink lots of water and herbal tea. ↓
  • Try over-the-counter medications, but avoid cough suppressants. ↓

Các bước[sửa]

Các mẹo hữu ích[sửa]

  1. Súc miệng. Phương pháp súc miệng hơi khó chịu nhưng sẽ giúp phá vỡ dịch nhầy trong đường hô hấp. Bạn có thể pha ½ cốc nước ấm với 1-2 thìa muối và một nhúm bột nghệ. Khuấy hỗn hợp cho đến khi muối tan, sau đó ngậm một ngụm. Súc càng sâu dưới cổ họng càng tốt trong 1-2 phút, 3-4 lần mỗi ngày.
  2. Xông hơi. Tương tự như uống nước nóng, xông hơi cung cấp hơi nóng và độ ẩm giúp phá vỡ và hòa tan dịch nhầy nằm sâu trong phổi và cổ họng. Bạn có thể tắm nước nóng bằng vòi hoa sen hoặc đổ nước thật nóng vào bát. Đưa mặt lên trên bát nước và trùm khăn lên đầu để chặn hơi nước lại. Giữ nguyên tư thế càng lâu càng tốt kết hợp với hít thở sâu.
    • Bạn có thể thêm vào bát nước nóng vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp để tăng cường phá vỡ dịch nhầy.
  3. Gối cao đầu. Mẹo này chủ yếu áp dụng khi ngủ. Gối cao đầu giúp đẩy dịch nhầy đi thay vì tích tụ qua đêm. Bạn nên kê nhiều gối để nâng đầu cao hơn so với thân mình.
  4. Tập Yoga. Tập thể dục có thể là việc cuối cùng bạn nghĩ đến khi bị ốm, tuy nhiên một số tư thế Yoga nhất định có thể làm thông thoáng đường hô hấp và đẩy dịch nhầy đi. Bạn có thể thử tư thể nằm ngửa gập chân bằng cách nằm lên một chiếc gối đặt dọc theo sống lưng trên sàn nhà. Bạn phải nằm lên gối sao cho thân/đầu cao hơn so với chân, sau đó gập đầu gối lại. Để đầu gối/chân nằm sát mặt sàn trong tư thế gập đầu gối và 2 bàn chân úp vào nhau.
    • Duy trì tư thế này trong 10-15 để có kết quả tốt nhất.[1]
  5. Chườm nóng. Bạn có thể đắp túi nước nóng hoặc khăn nóng lên cổ họng và ngực để giảm tắc nghẽn và làm ấm đường hô hấp từ bên ngoài. Nằm trong tư thế gối cao đầu và để nhiệt độ ngấm qua da trong 10-15 phút. Dịch nhầy sẽ được loại bỏ nhanh chóng hơn nếu bạn kết hợp chườm nóng với liệu pháp xông hơi.
  6. Sử dụng máy tạo độ ẩm khi ngủ về đêm. Máy tạo độ ẩm giúp làm thông thoáng đường hô hấp, do đó giúp bạn thở dễ dàng hơn. Một số máy tạo độ ẩm có thiết kế khe phía trước để bạn đặt thuốc điều trị các vấn đề về mũi lên trên và dùng khi cần thiết.

Nước uống[sửa]

  1. Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Bạn phải uống thật nhiều nước mỗi khi bị bệnh, đặc biệt khi bị tắc nghẽn ngực. Không uống đủ nước sẽ gây dồn nén và tích tụ dịch nhầy trong ngực và cổ họng, khiến dịch nhầy càng bám dính và khó loại bỏ. Bạn nên uống nước (tốt nhất là nước ấm) liên tục trong ngày để hòa tan dịch nhầy trong cơ thể.
  2. Bạn nên uống nhiều Gatorade (nước uống thể thao) và nước hoa quả để bổ sung điện giải cho cơ thể. Mỗi khi bị bệnh, cơ thể buộc phải hoạt động hết mức để chống chọi với nhiễm trùng, do dó có thể tiêu hao đáng kể nhưng không thể khôi phục lại các chất điện giải.
  3. Uống trà. Nước nóng nói chung giúp hòa tan dịch nhầy gây tắc nghẽn ngực. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau và tắc nghẽn ngực sẽ được nhân đôi nếu bạn uống trà nóng từ các thảo mộc và gia vị hữu ích. Bạn có thể pha một cốc trà từ bạc hà, gừng, cúc La mã, hương thảo hoặc nhân sâm và uống nhiều lần trong ngày. Có thể thêm một chút mật ong để tạo vị ngọt và tăng cường hiệu quả loại bỏ dịch nhầy.
  4. Pha nước giảm tắc nghẽn từ thảo mộc. Bạn có thể thêm một chút bột nghệ vào một cốc sữa. Khuấy đều và đun nóng hỗn hợp trên. Thêm một thìa cà phê mật ong và vài giọt nước cốt chanh vào hỗn hợp. Nên uống hỗn hợp khi còn nóng và cứ cách vài phút, khuấy đều hỗn hợp một lần.[cần dẫn nguồn]

Thực phẩm[sửa]

  1. Tránh thực phẩm có vấn đề. Thực phẩm dường như không liên quan trực tiếp đến hình thành dịch nhầy và đờm tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều. Các sản phẩm sữa, muối, đường và đồ chiên có thể kích thích tiết dịch nhầy trong đường hô hấp. Bạn không nên ăn các thực phẩm trên cho đến khi khỏi tắc nghẽn ngực.
  2. Ăn thực phẩm có lợi. Mặt khác, một số thực phẩm có thể hỗ trợ loại bỏ dịch nhầy ra khỏi ngực và giảm tiết dịch nhầy. Thực phẩm cay, hoa quả họ Cam, tỏi và gừng có thể giảm tắc nghẽn ngực dễ dàng. Đặc biệt, măng tây và dứa đã được chứng minh giúp giảm tắc nghẽn ngực hiệu quả.
  3. Thử súp tỏi và chanh. Cả hai nguyên liệu này đều có thể giảm tắc nghẽn. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm bánh quy soda vào hỗn hợp trên để tăng hiệu quả.[cần dẫn nguồn]
    • Thêm nước cốt 3 quả chanh vào một cốc nước thật nóng.
    • Nghiền một ít tỏi (1-2 củ) và cho vào cốc nước chanh nóng.
    • Thêm vào một chút muối và nhiều bột tiêu đen.
    • Uống hỗn hợp trên và bạn sẽ cảm thấy hiệu quả ngay tức thì.

Thuốc không kê đơn[sửa]

  1. Uống thuốc long đờm. Thuốc long đờm có khả năng phá vỡ dịch nhầy và thúc ép bạn ho để đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể. Có rất nhiều thuốc long đờm không kê đơn có sẵn tại hiệu thuốc nhưng tốt nhất bạn nên xin bác sĩ kê đơn.
    • Thuốc long đờm không an toàn đối với trẻ em dưới 6 tuổi nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm thuốc thay thế an toàn cho trẻ.
  2. Tránh thuốc ức chế ho. Thuốc ức chế ho đã từng được sử dụng để giảm ho nhưng đồng thời cũng gây tích tụ dịch nhầy trong ngực. Bạn nên tránh dùng thuốc ức chế ho hoặc nguyên bộ thuốc ức chếho/long đờm để tránh khiến tình trạng tắc nghẽn trầm trọng hơn. Bạn nên nhớ ho là bình thường, thậm chí là tốt khi bị tắc ngẽn ngực, do đó bạn không nhất thiết phải giảm hoặc ngăn ho.
    • Nếu cơn ho thực sự làm bạn khó chịu, bạn có thể dùng viên ho từ gừng thay vì thuốc ức chế ho. Gừng giúp phá vỡ dịch nhầy, trong khi viên ho sẽ giúp xoa dịu họng và giảm đau. Viên ho vị khuynh diệp cũng giúp xoa dịu cổ họng.
  3. Điều trị tắc nghẽn bằng kem bạc hà. Loại kem này thường đặc và có mùi hương rất mạnh, do đó giúp bạn thở dễ dàng. Kem bạc hà tuy không giúp phá vỡ dịch nhầy nhưng giúp bạn dễ thở hơn. Bạn nên thoa kem bạc hà không kê đơn lên ngực trước khi đi ngủ để lưu thông đường hô hấp.[2]
  4. Thử dùng thuốc xịt mũi chứa kẽm Zicam. Thường được sử dụng khi xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh đầu tiên như hắt hơi hoặc sốt, thuốc xịt họng Zincam có thể chống tắc nghẽn, cảm lạnh và giúp bạn khá lên nhanh chóng.
  5. Sử dụng các thuốc không kê đơn như Ibuprofen, Advil và Nyquil để thoải mái hơn khi nghỉ ngơi trong quá trình hồi phục.

Cứu trợ y tế[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ để xin thuốc kê đơn. Nếu triệu chứng không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp trên, bạn nên hỏi bác sĩ thuốc tiêm, xịt mũi, thuốc viên kháng sinh và vitamin kê đơn để điều trị tắc nghẽn ngực nặng và lâu khỏi. Như ông cha ta đã dạy: “cẩn tắc vô ưu”, bạn nên cẩn thận hơn để tránh phải hối tiếc sau này.
  2. Sử dụng bình xịt. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng bình xịt hoặc máy xông khí dung kết hợp với các phương pháp điều trị hơi thở của riêng bạn. Đây là những vật dụng thiết yếu khi bị tắc nghẽn ngực nghiêm trọng nhưng bạn có thể sử dụng vài lần mỗi khi cảm thấy yếu và quá mệt mỏi do dịch nhầy trong cơ thể.

Lời khuyên[sửa]

  • Tắc nghẽn ngực có thể chuyển biến thành viêm phổi nếu không được điều trị sớm. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Nếu ho ra dịch nhầy (ho có đờm), bạn không nên dùng thuốc kháng histamine để tránh làm dịch nhầy khô và khó thải ra khỏi cơ thể. Một số thuốc ho có thành phần kháng histamine nên bạn cần đọc kỹ nhãn trước khi sử dụng. Ho ra đờm vàng hoặc xanh nhạt là bình thường nếu như bạn bị cảm hoặc cúm. Tuy nhiên, nếu ho ra đờm có màu khác, bạn nên đi khám bác sĩ.
  • Khi tắm nước ấm để xông hơi, bạn có thể nhờ người vỗ vào vị trí phổi phía sau lưng. Tác động vỗ giúp làm loãng và đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Có hai vị trí bạn nên vỗ để giảm tắc nghẽn là hai bên ngực và hai bên lưng trên. Phương pháp này thường được sử dụng cho trẻ em bị xơ nang (CF) để thúc ép trẻ ho và giảm tắc nghẽn phổi.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh hút thuốc. Nếu không thể bỏ thuốc, bạn nên tạm ngưng hút thuốc trong thời gian điều trị tắc nghẽn ngực. Hút thuốc khi có quá nhiều dịch nhầy trong ngực sẽ khiến tình trạng tắc nghẽn trầm trọng và lâu khỏi hơn.
  • Không lái xe sau khi uống thuốc nặng như Nyquil. Chỉ nên uống Nyquil trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.
  • Ăn thực phẩm cay rất có lợi khi bị cảm lạnh nhưng bạn không nên ăn quá cay. Chỉ nên ăn cay trong phạm vi có thể chịu đựng được vì quá cay thường gây hại hơn là có lợi.
  • Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi bị tắc nghẽn ngực, bạn không nên cho trẻ dùng bất cứ thuốc (nước) điều trị gì ngoài nước lọc hoặc nước hoa quả khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]