Hành Trang Khoa Học/Đơn vận

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đơn vận (Simplex) là một phương pháp mạnh giải quyết vấn đề là đem nó vào sự vận chuyển đơn nhất.

Khác với các bai trước, bài này có thể cần thiết cho những ai làm việc trong môi trường kỳ nghệ sản xuất.

Kĩ thuật sáng tạo này là công cụ quan trong cho các ngành công-kỹ-nghệ. Nó đưa phương pháp DOIT lên một mức độ tinh tế hơn. Thay vì nhìn sự sáng tạo như là một quá trình tuyến tính thì cái nhìn cuả phương pháp đơn vận đưa quá trình này vào một vòng khép kín không đứt đoạn; nghĩa là, sự hoàn tất và sự thực hiện sáng tạo lập thành 1 chu kì dẫn tới chu kì mới nâng cao hơn của sự sáng tạo. (Để so sánh, bạn có thể xem thêm các triết lí vòng xoắn ốc về sự phát triển cuả xã hội)

Dưới đây là minh hoạ cuả 8 giai đoạn trong 1 chu kì cuả đơn vận.


Lich sử cuả phương pháp[sửa]

Phương pháp này được phát triển bởi tiến sĩ Min Basadur. Ông đề cập tới khái niệm đơn vận qua cuốn Simplex: a Fly to Creativity trong năm 1994.

Cách thức tiến hành[sửa]

Tìm hiểu vấn đề[sửa]

Phát hiện đúng vấn đề để giải quyết là phần khó nhất cuả quá trình sáng tạo (vạn sự khởi đầu nan mà lị) Vấn đề có thể hiển nhiên hay phải được lược qua hệ thống câu hỏi để làm sáng tỏ hơn như là:

  • Khách hàng muốn thay đổi chức năng gì?
  • Khách hàng sẽ làm tốt hơn về mặt nào nếu chúng ta giúp họ?
  • Giới nào chúng ta có thể nới rộng ra khi dùng năng lực chính cuả chúng ta?
  • Những vấn đề nhỏ nào hiện có sẽ lớn lên trở thành vấn đề lớn?
  • Chỗ nào chậm chạp trong công việc gây thêm khó khăn? Cái gì thường gây thất bại?
  • Làm sao để nâng cấp chất lượng?
  • Những gì đối thủ cạnh tranh đang làm mà chúng ta cùng có thể làm?
  • Cái gì đang làm nản lòng hay đang chọc tiết chúng ta?
  • Có thể nào tháo rời toàn bộ quá trình sản xuất thành việc sản xuất các bộ phận nhỏ hơn, độc lạp hay tương thuộc nhưng lại dể dàng kiểm soát và giảm nhẹ công việc hơn hay làm nhanh công việc hơn?

Những câu hỏi trên sẽ làm rõ hơn vấn đề. Có thể sẽ không có đủ thông tin để mô tả chính xác vấn đề thì hãy tiếp tục các bước tới

Thu thập dữ liệu[sửa]

Giai đoạn này nhằm chỉ ra càng nhiều thông tin có liên hệ tới vấn đề càng tốt. Hãy tìm hiểu thấu và có đủ kiến thức cho các mặt sau:

  • Việc xử dụng các ý kiến hay nhất mà ngưòi cạnh tranh đang có.
  • Hiểu một cách chi tiết hơn nhu cầu cuả người tiêu thụ.
  • Biết rõ những biện pháp đã được thử nghiệm.
  • Nắm hoàn toàn tất cả các quá trình, các bộ phận, các dịch vụ, hay các kỹ thuật mà bạn có thể cần tới.
  • Lượng định được rõ ràng ích lợi khi giải quyết vấn đề phải xứng đáng với cái giá mà mình bỏ công ra.
  • Tìm biết thêm những khâu nhỏ nào trong quy trình sản xuất có thể đựoc thay thế. Ưu và khuyết điểm của các phương án thay thế.

Giai doạn này cũng góp phần cho việc định mức chất lượng cuả thông tin mà ta hiện có (như là độ tin cậy, trị giá, tính đầy đủ, hiệu năng ... cuả lượng thông tin). Sẽ rất có lợi nếu bạn tổng kết và kiểm nghiệm lại sự chính xác cuả thông tin

Xác định vấn đề[sửa]

Lúc này bạn cũng đã nắm được vấn đề một cách thô thiển. Cũng như có sự hieu biết khá rõ về các dữ liệu liên quan. Bây giờ bạn nên đưa vấn đề lên một cách chính xác và các khó khăn mà bạn muốn giải quyết

Giải quyết dúng mực vấn đề thì rất quan trọng. Nếu vấn đề nêu ra quá rộng thì bạn sẽ không có đủ tài lực để trả lời nó một cách hiệu quả. Ngược lại, sẽ dẫn tới việc chỉ sưã chưã một biểu hiện hay 1 phần cuả vấn đề.

Tác giả cho rằng dùng hai chữ "tại sao?" để mở rộng vấn đề, và câu "Cái gì ngăn trở bạn?" để thu hẹp vấn đề đó.

Đối vơí những vấn đề lớn thường có thể "bẽ" nó ra thành những "mảnh vụn" hơn. Từ đó giải quyết từng phần.

Tìm ý[sửa]

Trong bước này bạn sẽ nêu lên càng nhiều ý càng tốt. Cách thức là đặt ra một loạt các câu hỏi với những người khác nhau để họ cho ý kiến qua các phương tiện về sáng tạo (dùng phần mềm hỗ trợ, dùng bảng câu hỏi gợi ý,...) và qua cách suy nghĩ định hướng để tập kích não.

Không đưọc đánh giá phê bình các ý kiến trong giai đoạn này. Thay vào đó tập trung vào việc tạo ra tất cả các ý kiến khả dĩ. Những ý tồi thường làm nảy sinh các ý tốt.

Lưạ chọn và đánh giá[sửa]

Khi đã có nhiều lời giải khả dĩ, thì bạn có thể tìm ra lời giải tốt nhất (xem thêm bài DOIT)

Sau khi đã lựa được lời giải thì đánh giá xem nó có đáng giá để đem ra xài hay không. Điều quan trọng là không để cho sự thuận lợi cuả riêng mình ảnh hưởng vào sự hợp lí chung. Nếu lời giải đề ra chưa đủ bõ công thì hày tạo thêm các ý mới va bắt đầu quá trình Simplex lại từ đầu. Nếu không có khi bạn uổng phí rất nhiều thì giờ để làm cái mà không ai thèm.

Hoạch định[sửa]

Sau khi đã yên tâ rằng lời giải đưa ra là đáng giá thì đây là lúc để lên kế hoạch thực hiện. Một phưong pháp hiệu quả là xếp lên thành "kế hoạch hành động" trong đó phân rõ ra Ai, Làm gì, Khi nào, Ở đâu, Tại Sao, và làm thế nào cho suông xẻ. Trong những đề án lớn có thể cần các kĩ thuật kế hoạch nghiêm chỉnh hơn.

Đề xuất[sửa]

Các giai đoạn trước có thể được bạn tự thực hiện hay tiến hành với 1 nhóm nhỏ (những thiết kế gia đầu não!) Đây là lúc phải đề xuất ý kiến với giới hữu trách có thể là xếp cuả bạn, là chính quyền, là giới lãnh đạo cuả 1 hãng, hay những người nào có thể tham gia vào đề án.

Trong khi đề xuất ý kiến bạn có thể đương đầu với vấn đề phe đảng, vấn đề chính trị và quan liêu hay là các sự chống đối do thủ cựu gây ra.

Tiến hành[sửa]

Sau sự sáng tạo và chuẩn bị, ... thì hành động thôi! Ðây là thời điểm mà tất cả kế hoạc cẩn thận được trả công. Hành động an toàn trên xa lộ! Trở lại giai doạn đầu tiên tìm cách nâng cấp các ý kiến cuả bạn lên thêm 1 lớp mới.

Bài tập[sửa]

Giả sử bạn là một người có trách vụ lo về phát triển phần mềm gọi tên là A và phát hành trong dạng CDROM. Mô tả chu kì để phát hành một phiên bản phần mềm đó đại cương như sau:

  • hần mềm sẽ dùng tới ít nhất 3 tiện ích đựoc phát triển song song gọi là B1, B2, ... và tên "B" dùng để chỉ một bộ đầy đủ các tiện ích.
  • Cứ mỗi chu kì T (2 tuần) các tiện ích này cùng với phần phát triển chính gọi là C sẽ được tích hợp cùng với B làm thành phần mềm A và được cho thử nghiệm chật lượng (QA test) để tìm các trục trặc (bug) và sủa chữa (bug fix).
  • Tuơng tự như B, A bao gồm nhiều phần được tạo ra riêng rẽ A1 lo về GUI, A2 chức năng, và A3 kết hợp tất cả lên dĩa CD để thử nghiệm.
  • Mỗi một phần C1, C2, B1, B2, ... đều có một nhóm chịu trách nhiệm lo viết mã cho nó.
  • Trong khi thử nghiệm nếu tất cả các kiểm thử đều qua đựoc thì sản phẩm sẽ đuợc kí xuất (sign off) và cho phát hành A ra thị trường. Ngược lại nếu có bug trong bất kì bộ phận nào C1, C2,.. hay B1, B2, ... Thì bộ phận chịu trách nhiệm về nó sẽ phải điều chỉnh mã hay thiết kế để sửa và chờ cho đến chu kì 2 tuần kế để thử nghiệm lại.
  • Bình thường thì quá trình này lập đi lập lại đến tối đa chừng 6 tháng thì 1 phiên phần mềm sẽ được tung ra có chất lượng chấp nhận được.

Với sự phát triển nhanh của các thẻ nhớ USB, có một nhu cầu mới đòi hỏi từ thị trường là thay vì cung cấp A lên CDROM, cần phải cung cấp A lên cả thẻ USB. Một điều tiện lợi cho USB là khả năng chép đè những dữ liệu mới lên dữ liệu cũ (nghĩa là có thể xóa đi một phần hay toàn bộ phần mềm và thay bằng phần mới)

Bạn không thể nào mướn thêm quá nhiều người để lo thêm chức năng phát hành phần mềm trên thẻ USB.

Hãy tìm một giải pháp tốt hơn từ việc thay đổi quá trình phát hành cũ cho đến việc sắp xếp cách tổ chức sao cho công việc của mỗi nhóm người chịu trách nhiệm tăng lên hay thay đổi không đáng kể nhưng vẩn có thể thỏa mãn được các yều cầu mới đồng thời rút ngắn được chu kì sản xuất.

Tham khảo[sửa]


Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này