Hành Trang Khoa Học/DOIT

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

DOIT - Một Trình Tự Đơn Giản để Sáng Tạo

Các kỹ thuật đã nêu trong các chương truớc tập trung trên những khiá cạnh đặc biệt riêng rẽ cuả tư duy sáng tạo. DOIT là phương pháp để "gói ghém" chúng lại với nhau, và dẫn ra các phương pháp về sự xác nghiã và đánh giá cuả vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất.


Thuật ngữ[sửa]

Chữ DOIT là chữ viết tắt từ các chữ Anh ngữ sau:

D - Define Problem (Xác định vấn đề).

O - Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi Mở Ý Tưởng và Áp Dụng Các Kỹ Thuật Sáng Tạo)

I - Identify the best Solution (Xác Định lời giải hay nhất)

T - Transform (Chuyển Bước)

Lịch sử cuả Phương Pháp[sửa]

Kĩ thuật này đã được mô tả trong quyển "The Art of Creative Thinking" (tạm dịch Nghệ Thuật Tư Duy Sáng Tạo) cuả Robert W. Olson năm 1980

Cách tiến hành[sửa]

Xác Định Vấn Đề[sửa]

Phần này tập trung vào phân tích vấn đề để đoan chắc rằng vấn đề được đặt ra là đúng. Đây là bước quan trọng nhất vì nếu có nắm được vấn đề sâu vững thì mới có thể tìm ra lời giải hoàn hảo hơn.

Những bước sau đây sẽ giúp bạn khẳng định vấn đề:

  • Kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy dấu hiệu cuả nó. Hãy hỏi lập đi lập lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rể cuả vấn đề. Phải tìm hiểu đến mức tối đa nguyên do, hậu quả, tác động, vận động, và ảnh hưởng có thể của vấn đề trong tất cả các phương diện mà bạn có thể "nhìn" được. Một các để nhìn là đặt vấn đề vào trong môi trường tương tác hoạt động của nó để xem xét,hay ngược lại, cô lập nó khỏi các ràng buộc, liên hệ nhân quả. Cũng có thể dùng phưong pháp phân tích theo từ khía cạnh nhân văn (bao gồm tâm lý, kiến thức, điều kiện xã hội, văn hoá, thói quen,....) tự nhiên (bao gồm điều kiện tồn tại vật lý, môi trường, các luật chi phối, các giả thiết, các mối tương quan nhân quả, ...) để có thể thấy được toàn cục vấn đề.
  • Đặt câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh. Điều này có thể dẫn tới mệnh đề tổng quát hơn cuả vấn đề.
  • Hãy nắm rõ các giới hạn, biên giới cuả vấn đề. Rút ra từ các đối tượng cái gì bạn muốn đạt tới và cái gì ràng buộc những hoạt động/thao tác cuả bạn.
  • Tìm rõ các ngoại lệ đặc biệt của vấn đề đó và nguyên do vì sao chúng lại là ngoại lệ.
  • Ghi xuống các mụch đích, các đối tượng và/hoặc các tiêu chuẩn mà một lời giải cuả vấn đề phải thỏa mãn. Sau đó hãy "kéo dãn" mỗi mụch đích, mỗi đối tượng và tiêu chuẩn ra và viết xuống tất cả những ý tưởng mà nó có thể được "để mắt tới".
  • Khi mà vấn đề tưởng chừng rất lớn, thì hãy chia nhỏ hay bẽ gãy nó ra thành nhiều phần. Tiếp tục như vậy cho tới khi tất cả các phần chia ra đều có thể giải đoán được trong đúng phạm vi cuả nó, hay là phải xác định một cách chính xác những vùng nào cần nghiên cứu để tìm ra. (* xem thêm về kỹ thuật đào bới 1 vấn đề)
  • Tổng kết vấn đề trong một dạng càng ngắn gọn súch tích càng tốt. Tác giả phương pháp này cho rằng cách tốt nhất để làm việc này là viết xuống một số mệnh đề mô tả vấn đề bằng hai từ và lựa chọn mệnh đề nào rõ nhất

Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo[sửa]

Một khi đã nắm rõ vấn đề muốn giải quyết, bạn đã có đủ diều kiện để bắt đầu đề ra các lời giải khả dĩ. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng hay nảy sinh trong óc.

  • Ở giai đoạn này chúng ta không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý tưởng). Thay vaò đó, hày cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến có thể dùng. Ngay cả những ý tồi có thể làm ngòi nổ cho các ý tốt về sau.
  • Kích thích những ý mới bằng cách "lôi ra" (một cách bắt buộc) những sư tương đồng, tương tự giữa vấn đề đang suy nghĩ với những vấn đề khác tưởng chừng không hề có một liên hệ nào với nhau. Chẳng hạn như (dùng phương pháp Thâu Nhập ngẫu nhiên):
    1. Viết xuống tên cuả các đối tương vật chất, hình ảnh, thưc vật, hay động vật
    2. Lập danh sách chi tiết các đặc tính cuả nó.
    3. Xử dụng danh sách này để làm mồi kích thích trực giác nảy sinh các ý mới cho việc giải quyết vấn đề.
  • Bạn có thể dùng đến tất cả các phương pháp tư duy đã đề cập trước đây để tìm tất cả các ý có thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những điều lợi ích.
  • Hãy hỏi nhiều ngươì có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác nhau cho ý kiến về các lời giải. Trong khi đưa ra các lời giải, hãy nhớ cho rằng mỗi cá nhân khác nhau sẽ có một cách tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng 1 vấn đề, và gần như chắc chắn rằng các ý kiến dị biệt đó sẽ góp phần vào quá trình chung

Xác định lời giải hay nhất[sửa]

Chỉ có trong bước này bạn mới lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý đã nêu ra. Thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một cách có giá trị là kiểm nghiệm và phát triển chi tiết hơn nhũng ý kiến đã đề ra trước khi lựa chọn ý nào hay hơn.

  • Khi lưạ chọn lời giải phải luôn bám sát vào các mụch đích cuả bạn. Việc quyết định sẽ trở nên dể dàng khi mà bạn hiểu rõ các mục đích này.
  • Ghi ra tất cả những "mặt trái" hay yếu điểm cuả ý kiến cuả bạn. Hãy thật sự nghiêm khắc! Cố gắng để làm tốt lên (mỹ hoá) các mặt xấu này. Sau đó hãy điều chỉnh lời giải để giảm các khiá cạnh yếu kém trên.
  • Trong một số vấn đề phức tạp thì cần cân nhắc diểm yếu mạnh của từng lời giải cũng như hiệu quả so với công sức bỏ ra của vấn dề. Đôi khi có thể đưa ra các thước đo khách quan để đánh giá. Một cách khác để đánh giá là dùng các thử nghiệm nhỏ hay các mô hình qua đó có thể thấy được rõ hơn tác động của lời giải so với lời giải khác.
  • Hãy nhấn mạnh các hậu quả tiềm tàng -- xấu nhất cũng như tốt nhất có thể xãy đến khi thực thi lời giải cuả bạn. Điều chỉnh lại lời giải để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu và tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực. Tiến hành "Chuyển Bước" nếu bạn có đủ sức.

Chuyển Bước[sửa]

Sau khi xác định và đưa ra lời giải cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện lời giải. Biến lời giải thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển sản phẩm bền vững cuả các ý kiến cuả bạn mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là thị trường và giao thương nêu vấn đề có liên quan đến sản xuất). Điều này có thể cần nhiều thì giờ và công sức.

  • Một lời nhắc nhở khá quan trọng: Khi mà thì giờ cho phép, hãy lợi dụng tìm hiểu thêm những quá trình nghiên cứu và những dự định khác xem các ý kiến nào đã được thử nghiệm.
  • Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui sướng để sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới là những thứ có thể đi trước thị trường hiên tại trong nhiều năm. Họ lại thất bại để phát triển chúng và đành bó tay ngắm nhìn những người khác hưởng lợi trên những ý tưởng sáng tạo này trong rất nhiều năm (như trường hợp cuả người sáng lập ra thương hiệu Mc Donald, Penicillin người tìm ra chất kháng sinh đầu tiên, máy chụp ảnh... )

Liên kết đến đây