Hành Trang Khoa Học/Người thật việc thật
Sau khi tìm hiểu xong một số thao tác cơ bản ngỏ hầu khắc phục các sức ỳ cũng như các trở lực do tâm lý của chính mình tạo ra. Đây là lúc "xã hơi" và tìm hiểu xem các nhà phát minh phát biểu như thế nào về nước đi của họ.
Dĩ nhiên, nếu lôi những câu nói của các thiên tài vô tiền khoáng hậu ra đây mà phân tích thì chưa chắc chúng ta nhận về ích lợi gì vì hai lẽ: thứ nhất hầu như ai cũng biết hay nghe loáng thoáng về các phát ngôn vĩ đại đó, và thứ hai, là hình như "tôi và chúng ta" không và chưa phải là các vỹ nhân ấy nên chưa chắc nó khế hợp với tôi/chúng ta vậy.
Ở đây chỉ xin trích dẫn những câu nói không mấy nổi tiếng nhưng chân thật của gần 40 nhà phát minh bình thường và may ra từ đó có thể tìm được các kinh nghiệm hay thông tin hữu ích nào chăng cho chính mình và cho con cháu? --Hy vọng những cái đơn giản thường giúp được bạn dựng nên cái lớn hơn cho chính mình: ^) Đừng ngạc nhiên với nhiều ý kiến gần như trùng lặp; những thứ lặp lại này có thể sẽ là những ý kiến rất hay và dể áp dụng cho các bạn đấy. Ngược lại, nếu bạn tìm thấy một số ý kiến có thể hơi kì quái, mơ hồ, hay khó tin; đó có thể là đặc điểm tạo nên sự phân hóa của thế giới hữu tình nên nếu nó không hợp là do mình không có duyên và chắc cũng vô hại!
Các câu hỏi/đáp sẽ chỉ tập trung vào đúng một khuôn bao gồm:
- Công nghệ nào mà anh/chị tin là có hứa hẹn nhiều nhất? (Technology you believe has the greatest promise)-- Câu này nhằm cho thấy các nhà phát minh nghĩ gì về các hướng đi tương lai
- Làm thế nào để anh/chị vượt qua sự ngăn trở của trí tuệ chính mình? (How do you overcome a mental block? )-- Câu hỏi trọng yếu có thể hữu ích cho bạn!
- Điều gì ảnh hưởng nhất đến quyết định của anh/chị trở thành nhà phát minh? (Greatest influence on your decision to become an inventor?)-- Những điều kiện môi trường đã tạo nên con người của sáng tạo
- Làm thế nào để chúng ta tạo cảm hứng cho con trẻ phát minh? (How can we inspire our kids to invent?)-- Câu này là món quà cho các nhà giáo dục và các bậc sinh thành
Mục tiêu chính là để biết họ tin gì, thường làm và nghĩ gì. Dĩ nhiên, phần này chỉ lọc ra những câu trả lời nào hay ho. Các con số đánh dấu sau mỗi câu trả lời sẽ liên kết đến tên tác giả trong phần bị chú của cùng một giá trị số đó.
Một điều khó nghe nữa là trong danh sách, rất hiếm thấy các nhà phát minh là nữ giới -- đếm được dưới 6%. Tác giả nhắc nhở điều này không hề có ý kì thị giới tính. Hằng mong rằng một ngày đẹp trời sẽ có thêm vài (hay càng nhiều càng tốt) các nữ lưu sẽ cũng cấp cho chúng ta những thông tin tuyệt vời để làm thế nào một phụ nữ có thể vượt qua các khó khăn trở thành nhà nhà phát minh ... trẻ.
Mục lục
Công nghệ nào mà anh/chị tin là có hứa hẹn nhiều nhất?[sửa]
- Tế bào nhiên liệu (fuel-cell) cho các thiết bị di động được. [1]
- Điện tử học phân tử. Não người là một sự biểu thị độc đáo của một tính năng hiệu quả cao, bộ máy hoạt động song song khổng lồ, 3 chiều, tiêu hao năng lượng thấp, hệ thống tính toán điều hợp cở phân tử với bộ nhớ không phai. Thử thách của chúng ta là phát triển các kiến trúc, các công cụ thiết kế và các quá trình công nghệ để làm cho điển tử học phân tử trở thành các sản phẩm ứng dụng thực.[2]
- Tôi cảm giác rằng hầu hết các phát triển quan trọng trong thập niên tới sẽ nằm trong lãnh vực của sinh học phân tử. Khả năng của chúng ta để nhìn vào trong gene, để hiểu "mã", và để điều chỉnh mã này, sẽ làm nên các sự biến chuyển lớn.[3]
- ...Tôi dự tính rằng chúng ta sẽ bước đi nguệch ngoạc và vài thứ tương tự trong nền kĩ nhệ của chúng ta, như đang thấy trong kĩ nghệ ô tô với các xe lai điện/xăng. Các phương tiện giao thông tương lai sẽ xuất hiện trong vài năm mà nó vượt qua các phiên bản phương tiện dùng xăng với hiêu quả gấp 2 lần. Khi mà giá nhiên liệu tiếp tục tăng, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho chuyện này[4]
- Phân mềm tiện dụng và bất kì thứ gì đem lại lợi ích cho mọi lứa tuổi.[5]
- Tế bào nhiên liệu dùng trong xe cộ và nhà máy. Hãy tưởng tượng mọi phương tiện giao thông trên thế giới chỉ chạy bằng nước! Với nghiên cứu đầy đủ và phát triển sản phẩm, các tế bào nhiên liệu sẽ làm cho nhiên liệu dầu mỏ trở nên thừa. Tôi tin rằng thật sự cần thiết để đẩy nhanh nghiên cứu trong công nghệ tế bào nhiên liệu để từ đó thỏa mản các nhu cầu lâu dài về năng lượng cho thế giới của chúng ta.[6]
- Tôi rất hứng thú về các khả năng đáp ứng mới, chúng ta đang thiết kế lại các bộ vi xử lí của tương lai. [7]
- Các con chíp nhận biết môi trường có thể tự quản và tự lo các vấn đề năng lượng hay nhiệt độ và cùng tự chữa lành trong phương diện của việc chế tạo và các hư hỏng khác. [8]
- Khi mà hiểu biết về DNA được thấu đáo, chúng ta, ở một thời điểm, sẽ có một cuộc cách mạng trong việc hiểu biết về sự sống, lịch sử, nguồn gốc của nhân loại và các cuộc di dân tiền sử của con người ...[9]
- Tôi nghĩ chúng ta chỉ mới bắt đầu để thấy các hiệu ứng lợi ích của Internet. Tôi muốn thấy một sử đẩy nhanh các tiến bộ khoa học vì nó bây giờ khả thi cho một số rất lớn người trên thế giới cộng tác chung trên các vấn đề trong gần như tức thì.[10]
- Công nghệ nano, kĩ nghệ sinh học và sự kết hôn giữa vật lý, y học, và kĩ nghệ ...[11]
- Các tế bào nhiên liệu.[12]
- Internet[13]
- Trong một ý nghĩa chung, các ngành của di truyền học, sinh-y học và nghiên cứu các nguồn năng lượng mới đều sẽ có một hứa hẹn vĩ đại cho tương lai.[14]
- Sự sử dụng các vi mạch tích hợp photon sẽ như là sự thay thế cho các bán dẫn trong thế hệ tương lai của các máy tính. Qua việc dùng vi mạch ánh sáng thay vì vi mạch điện tử, chúng ta có thể một bước nhảy kịch tính trong các khả năng tính toán và hiệu quả mà khiến cho các máy tính ngày nay trông thật cổ lổ khi so sánh. Cũng như là việc phát minh ra transistor đã đắp con đường cho các chíp bán dẫn VLSI mật độ cao ngày nay, có lẽ một bước đột phá trong lĩnh vực này có thể thay thế các chíp VLSI ngày nay với máy tính quang học mà có thể làm được xa hơn nhiều.[15]
- Tôi được kích hoạt bởi năng lực của hiển thị in ấn và vật liệu điện tử. Công nghệ này có thể tạo ra một sân chơi rộng đầy thích thú của các sản phẩm tương lai từ các màn hình dẻo tới các đồ điện tử và tế bào mặt trời (solar cell) rẻ tiền.[16]
- Nguồn năng lương thay thế cho dầu mỏ[17]
- Động cơ đốt trong gắn với hai bánh. Ai có thể ngờ được nó có thể dựng đứng với vận tốc 90 mph? (mile per hour -người dịch) [18]
- Tôi cho là các thiết máy tính bị nhỏ di động. Người ta thích máy tính xách tay, nhưng chúng lại thô kệch và đói năng lượng ở mọi nơi. Họ yêu các phôn di động và PDA có thể nối vào Internet màn hình và kĩ thuật nhập dữ liệu quá giới hạn cho các công việc hữu ích. Tôi nghĩ sẽ có một số màn hinh và kĩ thuật nhập dữ liệu mới kết hợp với các mẫu hình UI mới(từ chữ User Interface -- giao diện người dùng -- người dịch) mà chúng sẽ ảnh hưởng khổng lồ tới các thiết bị này và tới cách để dùng chúng[19]
- Internet thay đổi chúng ta hằng ngày. Chúng ta suy nghĩ và làm việc khác hơn. Chúng có hàng tấn thông tin trong tay và mỗi ngày có thêm nhiều công cụ để khai thác chúng hiệu quả hơn. Điều đó có thể ảnh hưởng tới cách thức con người cộng tác và phát minh trong tương lai. Hãy thử tưởng tượng buổi tập kích nào tầm cỡ hành tinh trong chỉ 1 giây! [20]
- Rõ ràng công nghệ sinh học có sự hứa hện vĩ đại nhất. Cơ thể của chúng ta là một thí dụ hay: Một bộ máy xuất sắc. Nó sẽ chạy suốt 8o năm với ít sửa chữa. Hãy nghĩ về cả hai mặt tốt và xấu mà chúng ta có thể làm nếu chúng ta có thể thực sự đạt tới mức độ công nghệ như thế.[21]
- Công nghệ sinh học, vì nó có một hứa hẹn tốt đẹp trong việc nâng cao nhanh chóng chất lượng của lÃnh vực chăm sóc sức khỏe và sản xuất thực phẩm, cũng như là nằng lượng có thể đổi mới được.[22]
- MEMS (micro-electric-mechanical-systems - các hệ thống cơ điện vi mô -- người dịch) và Bio-MEMS cho thấy hứa hẹn vĩ đại nhất nhằm thay đổi và nâng cao đdời sống con người trong tương lai gần. [23]
- MEMS hứa hẹn cách mạng hóa gần như mọi thứ sản phẩm bằng cách nối kết giữa ngành vi diện tử có cơ sở bán dẫn (silicon-based microelectronics) với công nghệ vi cơ khí (micromachining technology) làm cho việc thực hiện hoàn tất các hệ thống trên một con chip (systems-on-a-chip) trở nên khả thi. Nó mở ra sự phát triển của các sản phẩm khôn ngoan; mở rộng khả năng của ngành vi điện tử với các khả năng cảm nhận và điều khiển của các vi mạch cảm biến và vi mạchđiều khiển. [24]
- Tôi hy vọng về các dạng năng lượng thay thế [25]
- Một tương lai hứa hẹn là làm cho ngành chăm sóc sức khỏe trở nên hiệu quả hơn trong cả hai ý nghĩa tiêu tốn và hiệu dụng Sư tổng hợp ca việc "chẩn đoán từ xa", chụp ảnh (như là CT-SCAN/MRI/siêu âm), các thử nghiệm DNA và các công cụ chẩn khám sẽ cho phép cá nhân hóa việc chăm sóc sức khỏe và cũng sẽ, qua thời gian, tiêu giảm việc phỏng đoán của sự chẩn khám....[26]
Làm thế nào để anh/chị vượt qua sự ngăn trở của trí tuệ chính mình?[sửa]
- Giữ suy ghĩ về một vấn đề thường xuyên để làm cho bão hòa tiềm thức của bạn. Tiềm thức sẽ làm việc chăm chỉ và đến trở lại với bạn sau này. [27]
- Làm chuyện gì khác. Hãy để cho tâm ý sẵn sàng. [28]
- Đánh một giấc trên ghế nệm dài. Nhiều lần, lời giải đúng chỉ đến khi bạn nghĩ ngơi thoải mái [1]
- Khi các học viên ở William Schockley bị bí, ông ta (thầy giáo) hướng dẫn họ "làm bất kì việc gì đó". Theo đó, khi tôi đụng phải sự ngăn trở, tôi bèn cố tìm ra các thứ gì dù nhỏ nhất trong đó mà tôi có thể bắt tay làm được, thường thì đây lại là các hạt giống xử lí cho việc khai mở xa khỏi sự ngăn trở. [2]
- Như hầu hết mọi người, tôi thường chuyển sang làm chuyền gì khác. Sau đó nện búa lên vấn đề trong vài giờ, thật đáng ngạc nhiên là điều này thường thành công. Tôi cũng thử buộc mình có một tầm nhìn khác mà nó ngược với đường lối dự đoán sẽ là lời giải. Cái đó luôn luôn có ích để vẽ ra những lãnh vực và kinh nghiệm không liên hệ khác.[29]
- Người ta thường có xu hướng phát minh từ một tầm nhìn cũ. Họ dựa vào các đề án cũ và khả năng chuyên môn để bước tiếp về phía trước. Thỉnh thoảng, tôi tự thấy kiểu ngăn trở trí tuệ này. Nói cách khác, ngăn trở đó, một cách cốt lõi là việc cố gắng để xếp vừa một sự khởi đầu mới vào các mẫu hình cũ (như kinh nghiệm, cách thức, và ứng xử). Khi điều này xãy ra, tôi thường nghĩ giải lao, bước lui lại, và đánh giá lại những chuẩn mực yêu cầu cần thiết để đi tới. Một khi cái vỏ hộp cũ bị vất đi thì tương lai trở nên trong sáng. [30]
- Nói chuyện với nhiều người về nó. Khi tôi giải thích vấn đề cho người nào đó, tôi thường sau cùng hiểu vấn đề rõ hơn. Và đôi khi họ chỉ ra các tiếp cận mà tôi bị mất hướng vì tôi đã đứng quá gần với vấn đề. Một cách nữa là làm việc khác trong một thời gian. Khi trở lại, Tôi thường tìm thấy một cái nhìn khác hơn và hữu dụng.[31]
- Tôi thường cố viết xuống một lô "những ý kiến ngu xuẩn mà nó sẽ không thực hiện được". Điều này thường dẫn tới việc phát hiện ra một vài thứ mà nó sẽ thực hiện được. [3]
- Như là bà nhà tôi sẽ nói với bạn, tôi thì hơi cứng đầu. Tôi thực sự thán phục những người có thể đem đến các câu trả lời thật nhanh chóng; ước gì tôi làm được như vậy. Vậy nên cách hay nhất để bẻ gãy các ngăn trở là nói chuyện với người khác. Có nhiều người sáng dạ lắn ... Tôi thường nhận về hàng tá các giải đáp khả dĩ trong vòng vài tiếng. Cách tiếp cận bổ xung là ở trạng thái dối diện với vấn đề cho tới khi tiềm thức làm việc với nó. Tiềm thức của bạn thì ứ nghẹn bởi đầy các lời giải ngây ngô, nhiều thứ (lời giải) trong đó không hề thỏa mãn các quy luật của vật lý, và đó là lý do tại sao chúng ta tốn nhiều thì giờ của cuộc sống thức tỉnh để mà lọc lựa lại một cách khó khăn những gì đến từ tiềm thức. Chúng ta gọi nó là trạng thái chín mùi, khả năng trả lời hay sức mạnh tinh thần. Nếu bạn có thể dẹp bỏ các lọc lựa đó xuống, sẽ có nhiều ý kiến tuyệt vời nằm lẫn trong tất cả đống lộn xộn. Tập thể dục hay ngủ là các cách mà tôi dùng để giảm thấp các lọc lựa của chính mình.[32]
- Đi bộ ra sảnh đường, gọi những kĩ sư khác và có ngay một buổi tập kích não. Tôi là người may mắn được bao quanh bởi những con người vĩ đại. [4]
- Tôi thường mua M&M (hiệu kẹo sô cô la) nhưng một người bạn khuyến cáo tôi bỏ tất này đi. Giờ, tôi hỏi sự giúp đỡ của nhièu người [5]
- Tôi lấy giờ giải lao và cố nghĩ về chuyện khác. Thường khi, các ý kiến hay sẽ đến với tôi khi mà tôi đang làm việc gì đó hoàn toàn không liên hẹ tới công việc, trong khi mà tiềm thức của tôi có thời gian để tiếp cận từ từ với vấn đề. [6]
- Ngồi xuống và suy nghĩ xem cái gì thực sự quan trọng cho cuộc sống của bạn (một các tổng quát, không thể là đề án trước mặt). Lấy giải lao và trở về với vấn đề khi mà bạn không bị cảm giác căng thẳng nữa. [7]
- Tôi giản nhiều vấn đề khi tôi chạy, điều mà dần tôi tới việc hiện đang rèn luyện và tham gia trong cuộc đua siêu ma ra thon (ultramarathons) (có dến 100 km).[33]
- Làm việc chăm chỉ -- dưuờng như tôi có thể nhận ra rằng một số vấn đề có một lời giải thành tựu. Vậy nên, chỉ cần quyết chí qua các mô phỏng, nghiên cứu, và thử sai để tìm đến lời giải đúng. [8]
- Tôi chỉ nói chuyện với mọi người. Tôi luôn thấy rằng thật là đáng khâm phục khi mà bao nhiêu là việc hoàn tất mà chỉ cần một cuộc bnà thảo với người nào đó. Chỉ cần giao tiếp ý kiến với một người nào đó sẽ thường cho phép tôi nhìn thấy vấn đề từ một khía cạnh khác và khiến cho tôi có thể lên đường trở lại. Theo ý tôi, hầu hết những việc làm cho tôi bỏ đi là khi có người nói rằng điều đó không thể làm được. May mắn thay, tôi làm chưng với nhóm thật là vĩ đại, họ tìn rằng hầu như mọi thứ đều có thể. [34]
- Lái xe đường dài, cởi xe đạp, chơi cầu lông. Tôi cũng nghe nhiều nhạc. [9]
- Trước hết, tôi tựu chìm ngập trong vấn đề và thám sát càng nhiều càng tốt vấn đề. Sau đó tôi b vấn đề dó hẳn trogn 1 thời gian. Thường khi trở lại, tôi sẽ có những trực quan mới. Tôi không biết chính xác tại sao điều này hữu hiệu, nhưng có nhiều thành quả. [35]
- Chơi đá banh và đá thủng lưới ít nhất 1 lần! [11]
- Tôi nói chuyện với các bạn và gia đình. [12]
- Tôi sẽ cố làm tiếp, hy vọng diều gì đó sẽ đến - Tôi ghét chịu thua! Dĩ nhiên, điều này tùy thuộc vào công việc và ngay cả có khi tôi sẽ quyết định làm chuyện khác. Thường chỉ trong vài phút câu trả lời đến với tôi. Một cách điể hình thì đều này đến với tôi trong lúc lai xe về nhà. [14]
- Hãy cho tư duy của bạn nghĩ ngơi và bắt đầu lại chổ mà bạn dang dở. Với tôi, một thiết kế đơn giản bao gồm như là việc lấy ra ý niệm tổng quát và phát triển nó thành một thục thể vật lý. Không thể tránh khỏi là bạn sẽ gặp phải các khó khăn mà chỉ cần nhiều thời gian và năng lượng để giải quyết. Bạn không thể làm đièu này chỉ qua một đêm, nên đừng có cố. [15]
- Làm sạch các máng xối nhà tôi! Tôi có hai bằng phát minh và một vài công khai (xin lấy phát minh) trong khi mà tôi làm việc đó. Một việc khác là đi tắm vòi sen. Tôi bẽ gãy nhiều ngăn trở tinh thần bằng cách này. Tôi cũng dùng thì giờ một cách điển hình là đi bộ xuyên qua tòa nhà. [36]
- Tôi đi tới đi lui nhiều [37]
- Giải lao và chạy bộ[17]
- Đứng trên nóc của xe kéo (trailer) và bắn hết khoảng chừng 3 băng đạn từ cây súng bán tự động và trong gỗ. Điều này thực sự làm sạch đầu của tôi[18]
- Dễ quá -- tắm vòi sen. Nước ấm trên da đầu đã là chất xúc tác cho nhiều sửa chữa và giải đáp cho các nan đề trong nhiều năm. Điều đó thật là đáng ngạc nhiên [19]
- Hãy tiếp tục nghĩ về cùng một vấn đề trong những lúc khác, những chỗ khác và đọc các bài viết liên quan[38]
- Không gì thay thế được cho quyết tâm và chăm chỉ. Tôi có thể phải học 10 thứ hay 100 thứ trước khi đạt tới một lời giải duy nhất. Một mầu xin phát minh của tôi đến sau hai năm ca việc nghiên cứu và hơn nữa chục sách về một đề tài mà tôi đã không có ý nhị gì khi tôi bắt tay vào. Nhưng tôi biết rằng có một số lãnh vực có thể được nâng cao - và tôi hiểu rằng chỉ có quá trình học tập là có ý nghĩa đầy đủ. Mặc dù các lời giải thì đơn giản và hiểu được, nhưng việc học và học nữa các nền tảng là con đườn duy nhất làm cho các hạt nhân ca sự sáng tạo có thể tìm được mảnh đất màu mỡ.[39]
- Có nhiều cách. Tôi chỉ thích đi làm chuyện gì khác. Nếu có một ý kiến gì trong đó, nó sẽ xổ ra ngay thôi. Đừng quên có cái gì vui vui. Nếu không đủ vui vẻ, thì sự sáng tạo sẽ trở nên bị chơ mờ ... [21]
- Không bao giờ đầu hàng và việc nhận thức rằng từ mỗi sự thách đố khó khăn, sẽ tạo ra nhiều cơ hội để học hỏi và làm cho sự việc tốt đẹp hơn.[22]
- Giành thời gian để hiểu rõ cái gì là chìa khóa của vấn đề và cái gì là sự thách đố. Hãy chú ý vào các sai phạm và các thất bại. Hãy có có nhiều niềm vui trong lúc giải quyết vấn đề. [23]
- Tôi sẽ đường dài hay làm vườn. Có cái gì đó liên hệ về chuyện bạn dịch chuyển cơ bắp, máu và não bộ, không khí trong lành ngoài trời sẽ giúp tôi đơn giản vấn đề lại đến chỉ còn các vấn đề cốt lõi Nếu nó là vận đề gây khó chịu, tôi sẽ tránh xa nhừng nơi đông người [24]
- Tôi sẽ tìm đến chổ vắng vẻ mà không mang theo thứ gì liên hệ tới đề tài và chỉ nghĩ về cốt lõi của vấn đề. Việc có nhiều "vật" (item) liên hệ tới vấn đề trước mặt đôi khi ngăn cản các ý kiến mới nây sinh[25]
- Cách tiếp cận tốt nhất là để vấn đề qua một bên và nói chuyện với người khác và nhìn ra ngoài bầu không khí hiểu biết hiện tại để làm nảy sinh các ý kiến.[26]
Điều gì ảnh hưởng nhất đến quyết định của anh/chị trở thành nhà phát minh?[sửa]
- Một chỗ làm cho mùa hè nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo khi mà tôi còn chưa tốt nghiệp. Tôi đã biết ngay là nghiên cứu đó là để cho tôi". [28]
- Con đường để tôi trở thành kĩ sư thường theo lộ trình ít bị trở ngại nhất. Tôi tìm thấy dể tạo ra một lời giải mới hơn là cố gắng để mà sửa một lời giải cũ. [2]
- Gia đình và các bạn tôi là nền tảng vững chắc của tôi. Vì sự hỗ trợ sức mạnh của họ, Tôi có thể tiếp tục phát minh và và nổ lực nhiều trong nền kĩ nghệ. Tôi được phù trợ thực sự. [30]
- Đó là thầy giáo lớp 5 của tôi, cô Bender, người đã hiểu các chiều hướng của tôi và khuyến khích các khía cạnh phát kiến giúp tôi bằng cách cho tôi các bài tập vẽ kĩ thuật của các lớp ở trình độ trung học. [31]
- Rõ ràng, đó phải là cha tôi, người đã làm nghiên cứu ở IBM trong suốt thời gian tôi còn bé. Việc lắp đặt một "Heathkit HiFi" với cha khi tôi lên 8, có lẽ đã bắt đầu cho sự hứng thú của tôi. Được chứng kiến ông cụ nhận các bằng phát minh và các công nhận cho các phát kiến của ông (trong đó kể cả thuật toán nay đã nổi tiếng là "Belady") đã luôn thôi thúc tôi theo bước chân ông. Ông đã dạy cho tôi các tìm ra các sự việc bất liên tục trong đời. Đó là nơi mà các cơ hội ẩn dấu. Ông ấy cũng đã dạy tôi rằng một khi ý kiến trở thành hiện thực, đó là lúc để đi tìm đếm cái khác -- Mọi việc luôn luôn hay hơn nếu để một người khác làm nó. "Nếu cha mẹ truyền thụ lòng ham muốn cho con cháu, họ sẽ để lại cho con cháu một gia tài vô giá ..." --Thomas Edison [4]
- Tôi lớn lên cùng với hai người kĩ sư Boeing (một hãng máy bay -- người dịch) hàng xóm. Tôi đã dùng nhiều ngày để làm các đề án với họ. [5]
- Đó là thầy toán và vật lý ở trung học của tôi. Ông ấy đã làm cho tôi thực sự thích thú trong toán và khoa học, và khuyến khích tôi khẳng định sự yêu thích này. Chúng tôi đã có mọi thứ thí nghiệm vui ở trường,... [6]
- Cha tôi, người đã tin rằng tôi có thể làm mọi thứ. [7]
- Tôi nên nói rằng cha tôi là người ảnh hưởng tôi nhiều nhất. Ông không là một kĩ sư nhưng lại thích sửa chữa mọi thứ và đã trang bị cho tôi. Chúng tôi đã từng đến các của hàng lạc son bán đồ điện tử mỗi tuần chỉ để kiếm xem có tìm được gì. Đồ đạc ở đó thật rẽ để cho phép chúng tôi mua và xem xem có thể làm được gì. Cha tôi cũng đã bước đầu giúp tôi làm cái xe đẩy. Cuối cùng, ông cho tôi các vật liệu như là các tấm kim loại và các miếng nhôm để rồi khuyến khích tôi thiết kế. Tôi đã có thể tự dựng lên được nhiều phiên bản trước khi trở nên hứng thú về các xe thật.[34]
- Tôi đã lớn lên ở các trường học tuyệt vời, những cái mà tạo nên vòng phát triển (cho tôi).[9]
- ...Một lần nữa trong sự suy đoán xuất sắc, thầy giáo toán đã cho phép tôi tham dự môn đại số lớp 8. Tôi nhớ ông ấy có sự nghi ngờ nhưng vẩn cho tôi một sự ham thích hiếm thấy, ông đã quyết định cho tôi một cơ hội. Đại số đã là một sự hồi sinh cho tôi ... [35]
- Cha tôi là người đầu tiên cho rằng tôi có thể tham gia ngành kĩ sư như là một cách để có nghề nghiệp đối với sự hứng thú về toán, khoa học và sửa chữa.[10]
- Sputnik, đã dẫn đến sự thay đổi trong con đường khoa học đã được người ta chỉ dạy. Tôi may mắn nằm trong những lớp học đầu tiên của ngành vật lý PSSC (viết tắt từ chữ "Physical Science Study Committee" nghĩa là Ủy hội nghiên cứu khoa học vật lý -- người dịch). Chương trình này dạy về khoa học như là một quá trình không phải là một bộ những dữ kiện. Mặc dù tôi luôn có hứng thú trong khoa học, chương trình này dạy tôi suy nghĩ như một nhà khoa học. [36]
- Cha tôi. Ông đã là kĩ sư/khoa học gia R&D (viết tắt từ chữ Research & Development) và sau này một quản lý R&D ở Shell Development và luôn luôn khuyến khích tôi trong chiều hướng của kĩ thuật và khoa học ứng dụng. [16]
- George Washington, Abraham Lincoln, Andrew Jackson, U.S. Grant, Thomas Jefferson và, hơn tất cả, Benjamin Franklin. [18]
- Cha tôi đã là một kĩ sư, và ông ta thích sửa chữa điện tử trong thời gian rảnh ... [19]
- Sự kiên nhẫn của cha mẹ khi tôi bẽ rời mọi thứ đồ chơi nếu có thể được ngay cả trước khi tôi sử dụng chúng! Họ đã thực sự khuyến khích sự thèm khát tò mò của tôi về việc vận hành của sự vật[20]
- Khi còn trẻ, tôi được khuyến khích để tháo rời mọi thứ ra. Đó là sự bắt đầu của hứng thú trong phát minh. Điều đó cũng hơi khác với sự nhấn mạnh ngày nay về Legos hay các thứ đồ chơi khác được nối kết theo những cách chắc chắn [21]
- Người anh của tôi, người rất sáng tạo và là một khoa học gia tài ba.[23]
- Ông Cokely, người chỉ dạy tôi ở tiệm sửa xe của vùng Dos Pueblos High, đã tạo ra một ảnh hưởng đến quyết định về nghề nghiệp của tôi. Ông ta đã nghĩ rằng tôi nên đến trường và học để trở thành thợ co khí máy dầu cặn (diesel). Một đêm nọ, mẹ tôi bảo ông ta rằng tôi được điểm A trong môn vật lý. Từ đó, ông ta, một cách miễn cưỡng, bắt đầu khuyến khích tôi vào ngành kĩ sư cơ khí[24]
- Mẹ tôi, vì bà ta chịu đựng tất cả sự hư hại của căn nhà mà không hề la mắng và cung cấp cho tôi không gian làm phòng thí nghiệm và các các vật liệu trong khi tôi còn bé[25]
- Đó là các kĩ sư và các nhà phát minh đếm ngược về 4 thế hệ -- cha mẹ, các ông bà tôi đã luôn luôn là các mẫu mực vĩ đại và là nguồn gốc của sự hướng dẫn...[26]
Làm thế nào để chúng ta tạo cảm hứng cho con trẻ phát minh?[sửa]
- Kể cho chúng những câu chuyện về cuộc sống ngày xưa, khi mà nhiều thứ chúng ta được hưởng ngày nay chưa tồn tại vì chúng chưa được phát minh [27]
- ... Quyền tự do mà tôi sử dụng có lẽ giúp tôi nung nấu chiều hướng kĩ sư trong tôi. [1]
- Giới thiệu sự tuyệt diệu của khoa học cho các đứa trẻ trong những đồ án vè thí nghiệm hàng ngày. Thăm viếng các viện bảo tàng công nghệ. Khuyến khích chúng đặt câu hỏi "nhưng mà tại sao vậy hở?" [1]
- Tao cho chúng một niềm tin là MỌI THỨ đều có thể. [2]
- Kinh nghiệm của tôi là trẻ con có đặc tính sáng tạo tuyệt vời. Vấn đề là khi chúng lớn lên. Không như người lớn, trẻ con không biết sợ thất bại. Nhà khoa học có giải Nobel là Lunus Pauling tổng kết rằng: "cách tốt nhất để có một ý kiến hay là có thật nhiều ý kiến và vất bỏ đi các ý dở." [29]
- Hãy để cho chúng làm những gì tự nhiên đến với chúng và khuyến khích và đề cao những cái mà chúng tìm thấy. Khi 3 tuổi, tôi đã chắn đường với những sợi dây cao su, đồ chơi và các băng cột, tôi nhớ rằng điều đó thật tuyệt vời. Trẻ con không có ý nghĩa của sự giới hạn, và người lớn cần giúp chúng để giữ cảm tính đó còn sống. [31]
- Sự cảm hứng tốt nhất là biểu lộ sự sung sướng đến từ việc giải quyết các vấn đề. Khi tôi làm bài tập ở nhà với mấy đứa con. Tôi cho chúng biết nổi vui thú khi nghĩ về nó. Chúng nghĩ rằng tôi điên, nhưng có lẽ tôi thay đổI được cách nhìn của chúng mồi lần một ít. [3]
- Việc chia sẽ cho mấy đứa trẻ những vấn đề mà tôi đang cố giải quyết thì thật là tuyệt. Tôi thấy rằng khi làm như vậy, chúng tôi thường nói về các phương pháp và các xão thuật cho việc giải quyét vấn đề và rằng cái đó cung cấp cho lũ trẻ thêm nhiều công cụ để thành công. [32]
- Giữ chúng xa khỏi các thứ giải trí thụ động như là TV hay đồ chơi bằng pin. Hãy để trẻ dùng sự trí tưởng tượng. Trẻ có thể có nhiều sáng tạo hay với hộp card nếu bạn dể chúng chơi. Thật là khổ mỗi lần tôi thấy một đứa trẻ con mở quà, nó lấy đồ chơi ra và bắt đầu chơi với cái hộp. Cha mẹ của em dĩ nhiên không thể hiểu nổi điều này, đã lấy cái hộp đi và cho trẻ chơi món đồ chơi nằm trong hộp trước đó trong hộp. Bậc phụ huynh đó đã lấy đi cơ hội sáng tạo cho em. Nếu chúng ta để yên, trẻ con sẽ sáng tao hơn nhiều ... [4]
- Các trường học nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo bên cạnh các nền tảng (giáo dục). Chúng ta cần phải cho trẻ biết rằng khoa học và kĩ thuật là cái làm nên mọi thứ mà chúng sử dụng hàng ngày từ công nghệ độc đáo. [6]
- Dạy chúng suy nghĩ định hướng, để chúng tham gia vào các đề án trao tay và chỉ chúng rằng đồ vật được là (và phát minh) từ những con người bằng xương bằng thịt. Tắt TV đi. [7]
- Cho chúng "đồ chơi" và cấu trức để chơi xoáy quanh sự sáng tạo. Cấu trúc đó không bao gồm nhiều giờ ngồi trước cái ti vi. [33]
- Dể cho chúng tự tìm hiểu các câu trả lời hơn là giao phó các trả lời cho chúng. Biểu thị rằng luôn luôn có một cách tốt hơn nếu người ta làm việc đủ chăm chỉ để tim ra cách đó. [8]
- Cần cho trẻ cơ hội để thấy các khoa học thì hay như thế nào. Các khoa học thương biểu lộ trong một cách thức chán chường và khô khan. Không ngạc nhiên nếu lòng yêu khoa học của trẻ bị dập tắt. Các bậc cha mẹ và thầy cô cần kích thích tính hiếu kì về thế giới và để cho chúng thám hiểm. Chúng ta cần giao cho trẻ kinh nghiệm về nhiều việc. Chúng ta nên kích thích trẻ sử dụng tửong tượng và sáng tạo của chúng và đem chúng ra xa khỏi các giải trí gói sẵn như là TV và trò chơi điện tử. [34]
- Có lẽ câu hỏi thực sự là: làm sao chúng ta có thể tránh làm cho trẻ con chán sáng tạo? Tôi cho rằng Internet có nhiêu hứa hẹn trong việc này. Internet cho phép một cá nhân học theo nhu cầu riêng mà nó khuyến khích sự tìm tòi. [35]
- Hãy bỏ thì giờ bàn thảo về các vấn đề hay "những đòi hỏi" của chúng. Bảo chúng về một sự cần thiết mà bạn nhận thức và hỏi chúng, "làm thế nào để sửa chữa? " Đôi khi bỏ thì giờ trong nhà xe để làm chử và kiểm nghiệm lại ý kiến. [12]
- Cho chúng thấy và tham gia với chúng ta khi chúng ta "phát minh" ra các lời giải cho những vấn đề mà chúng ta gặp trong đời sống thường. Chúng ta cũng nên tỏ ý thán phục về nhiều đồ án LEGO (một loại đồ chơi tạo dựng các mô hinh từ những viên gạch nhỏ -- người dịch) của chúng. [13]
- Lũ trẻ phải có nhiều vấn đề để giải quyết - và phải có cơ hội để tìm ra các lời giải ... [14]
- Tôi cho rằng việc cốt lõi là giành cho trẻ có cơ hội để thực hiện các đồ án trong cách mà chúng có thể thấy được các hiệu quả của sư xây dựng và sáng tạo. Ngay cả trong các đồ án đơn giản, biết các chi tiế hay linh kiện ở đâu được dùng để lắp ráp các mạch điện, các thiết bị cơ khí hay đồ gỗ, có thể kích thích một cá nhân để sáng tạo. Chúng ta nên khuyến khích trẻ em tìm hiểu thế giới của kỹ nghệ càng sớm càng tốt bằng cách giúp chúng xây dựng các thứ để chúng tự hoàn tất ... [15]
- Cho chúng biết ý nghĩa của sự hoàn thành từ việc giải các vấn đề. Những thứ này không thể là các lời giải cho sẵn từ đàng sau của cuốn sách; chúng phải là những câu hỏi mà trẻ em trả lời qua công việc trao tay. May mắn thay, có khá nhiều vấn đề mà trẻ em có thể làm được. Một cách hay là cho chúng đủ hướng dẫn để tránh cho chúng khỏi quá nản trong khi vẩn để cho chúng tự tìm ra lời giải. [36]
- Kích thích qua các thí dụ [37]
- Tôi cho chúng các công cụ hữu dụng, một vài hôp sơn xịt, một ít bột màu đen và hai mẫu sân chứa xe hơi phế thải và bảo chúng rằng "Tao sẽ không nổi điên lên về cái gì mà chúng bay làm ra" [18]
- Tôi cho rằng điều quan trọng là làm cho trẻ con hiểu rằng chúng sẽ không ở mãi với những cái đang có hôm nay. Tất cả những nhu cầu riêng biệt đều có thể được điều tiết nhiều hơn một cách và nếu chúng ta không vừa lòng với những lời giải sẵn có ngày nay thì chúng ta có quyền tự do để tạo ra những cái hay hơn. tôi luôn tìm kiếm những cách tốt hơn để làm, và trong công việc thiết kế UI của mình, tôi đã có thể đạt đến "nhiều cách tốt hon" và kết quả cho đến nay là 22 bằng phát minh. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các sáng kiến đã được cấp bằng là kết quả của việc không hài lòng với cách mà mọi thứ đã được tiến hành trước đó. [19]
- Liên tục khuyến khích lũ trẻ thực hiện suy nghĩ sáng tạo. Cho chúng nhiều phần thưởng xứng đáng khi chúng giải được một vấn đề. [38]
- Thử thách chúng! Sự cần thiết là mẹ của phát minh! Đôi khi, chơi với mấy cháu gái, tôi thích thay đổi luật bàn cờ hoàn toàn. Sau đó họ cũng bắt đầu làm y như tôi. Một cách bất ngờ, trò chơi đó trở nên hoàn toàn khác hẳn. Bây giờ nó đã có vô hạn khả năng xãy ra! [20]
- tôi nghĩ rằng sự khuyến khích các thào tác mà chúng trộn lẫn của việc tháo gỡ nhiều đồ vật và ráp nối và hành vi sáng tạo. Tôi không cho rằng hành vi tháo gỡ là có đủ mức cho bọn trẻ (vọc phá)[21]
- Tôi sẽ chia sẽ các mẫu truyện về các phát minh vĩ dại với đám trẻ và cho chúng thấy rằng những phát minh vĩ đại này đến từ con người bình thường. Chúng ta nên giải thích cho chúng rằng các phát minh đơn giản chỉ là kết quả ca sự chăm chỉ và giáo dục chặt chẽ [23]
- Cung cấp cho chúng các cơ hội để tìm hiểu, sửa chữa và thử nghiệm với một ít hậu quả của sự thất bại. Tôi có người bạn, anh ta dể cho mấy đứa con tháo rời chiếc xe mô tô cũ ra từng mảnh trong sân nhà. Đứa con trai của tôi thích tháo rời cái máy in. Mi sự trói buộc mà nó gặp phải là cơ hội đ học hỏi. Phátminh đến từ sự tổng hợp của kiến thức, kinh nghiệm, và tự tin.[24]
- Cho chúng một khoảng không, vật liệu và sách vở với các đồ án Nếu chúng hứng thú chúng sẽ đào bới và bắt đầu tự làm lấy. [25]
- Hãy làm gương tốt và chỉ cho chúng những hứng thú của chính mình chác chắn sẽ ích lợi. Nhưng hãy kiên nhẫn lắng nghe chúng, trả lời các câu hỏi, kích thích hứng thú của chúng có thể là các nhân tố quan trọng nhất.[26]
Bị chú[sửa]
Tên các nhà phát minh trả lời các câu hỏi được liệt kê dưới đây:
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 Alfred Pan, Nam -- nắm giữ 27 bằng phát minh (thời điểm 2003)
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 Fred Perner, Nam -- nắm giữ 40 bằng phát minh (thời điểm 2003)
- ↑ 3,0 3,1 3,2 Mark Hickman, Nam -- nắm giữ 39 bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 Christian Belady, Nam -- nắm giữ 25 bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 5,0 5,1 5,2 Steve Elgee, Nam -- nắm giữ 52 bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 John Barinaga, Nam -- nắm giữ bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 Melissa Boyd, Nữ -- nắm giữ 30 bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 8,0 8,1 8,2 Samuel Naffziger, Nam -- nắm giữ 51 bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 9,0 9,1 9,2 Alexey Kabalnov, Nam -- nắm giữ 18 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 10,0 10,1 Dave Boyd, Nam -- nắm giữ 20 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 11,0 11,1 Monem H. Beitelmal, Nam -- nắm giữ 20 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 12,0 12,1 12,2 Dave Payne, Nam -- nắm giữ 20 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 13,0 13,1 Stephen Daniel Cromwell, Nam -- nắm giữ 18 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 14,0 14,1 14,2 Byron Alcorn, Nam -- nắm giữ 38 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 15,0 15,1 15,2 Arlen L. Roesner, Nam -- nắm giữ 29 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 16,0 16,1 Todd A. Cleland, Nam -- nắm giữ 19 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 17,0 17,1 Paul Mui, Nam -- nắm giữ 24 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 18,0 18,1 18,2 18,3 Norman Pawlowski Jr., Nam -- nắm giữ khoảng 70 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 19,0 19,1 19,2 19,3 Kris Livingston, Nam -- nắm giữ 22 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 20,0 20,1 20,2 Toni Murcia, Nam -- nắm giữ 30 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 21,0 21,1 21,2 21,3 Andy Van Brocklin, Nam -- nắm giữ 51 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 22,0 22,1 Chien-Hua Chen, Nam -- nắm giữ 24 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 23,0 23,1 23,2 23,3 John Chen, Nam -- nắm giữ 23 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 24,0 24,1 24,2 24,3 Steve Walker, Nam -- nắm giữ 19 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 25,0 25,1 25,2 25,3 Daryl Anderson, Nam -- nắm giữ 58 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 26,0 26,1 26,2 26,3 Winthrop D. Childers, Nam -- nắm giữ 121 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 27,0 27,1 Norm Jouppi, Nam -- nắm giữ 22 bằng phát minh (thời điểm 2003)
- ↑ 28,0 28,1 Siani Pearson, Nữ -- nắm giữ hơn 20 bằng phát minh (thời điểm 2003)
- ↑ 29,0 29,1 Robert Ulichney, Nam -- nắm giữ 24 bằng phát minh (thời điểm 2003)
- ↑ 30,0 30,1 John Larson, Nam -- nắm giữ 17 bằng phát minh (thời điểm 2003)
- ↑ 31,0 31,1 31,2 Bill Hamburgen, Nam -- nắm giữ 19 bằng phát minh (thời điểm 2003)
- ↑ 32,0 32,1 Bruce Cowger, Nam -- nắm giữ 50 bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 33,0 33,1 Timothy Weber, Nam -- nắm giữ 36 bằng phát minh (thời điểm 2004)
- ↑ 34,0 34,1 34,2 Eric Peterson, Nam -- nắm giữ 23 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 35,0 35,1 35,2 Shell S. Simpson, Nam -- nắm giữ 20 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 36,0 36,1 36,2 Alan Karp, Nam -- nắm giữ 35 bằng phát minh (thời điểm 2005)
- ↑ 37,0 37,1 Stephen Gold, Nam -- nắm giữ 18 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ 38,0 38,1 Angus Wu, Nam -- nắm giữ 31 bằng phát minh (thời điểm 2006)
- ↑ Lee Atkinson, Nam -- nắm giữ 29 bằng phát minh (thời điểm 2006)
Lời cảm tạ: Có lẽ đối với các nhà phát minh đã cung cấp trả lời cho các câu hỏi thì đó là chuyện nhỏ nhưng hy vọng các chuyện nhỏ như vậy sẽ có ích cho những khởi sự "rất nhỏ" như việc chúng ta đang làm -- Xin hạ mình cảm tạ những ai đã có câu trả lời ghi trong bài viết có tính "thống kê" này --