Hành Trang Khoa Học/Phụ lục B

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lược sử về GS. Edward de Bono[sửa]

Ông sinh năm 1933 tại Malta, trong thời gian thế chiến thứ II ông đã học ở Cao đẳng St Edward và sau đó tiếp tục vào Đại học Malta. Tại đây ông nhận được các bằng cấp về tâm lý học, sinh lý học và sau cùng nhận học hàm tiến sĩ y khoa. Sau đó, ông còn nhận thêm một học vị tiến sĩ khác ở Cambridge và tốt nghiệp bác sĩ ở Đại học Malta. Ông là giáo sư ở các Đại học Oxford, Luân Đôn, Cambridge, và Harvard.

Edward de Bono có nhiều tác phẩm chuyên khảo về tư duy đặc biệt là các phương pháp tư duy định hướng. (Tổng số khoảng chừng 65 cuốn) Rất nhiều sách trong đó đã được dịch ra khoản 34 ngôn ngữ. Rất tiếc cho đến nay, chưa thấy có tác phẩm nào của ông được dịch ra Việt ngữ.

Hoạt động[sửa]

GS. cũng được thỉnh giảng ở hơn 52 quốc gia khác nhau (mà trong đó lại một diều không vui là nước Việt ta cũng chưa có dịp để ông hân hạnh ghé qua giảng dạy)

Để thấy rõ hơn về giá trị các cuốn sách mà ông trước tác chúng ta có thể duyệt qua vài dữ kiện sau:

  • Đại học Buenos Aires có 5 phân khoa bắt buộc SV phải dùng sách của ông làm tài liệu tham khảo chính.
  • Ở Venezuela, tất cả các trường học cho trẻ em phải dành ra mỗi tuần một giờ cho các chương trình của Bono.
  • 102 trường cấp II dùng đến các tài liệu của ông.
  • Ở Mỹ, Cananda, Úc, Tân Tây Lan và Ái Nhĩ Lan, có đến hàng ngàn trường học dùng các chương trình của bono cho việc giảng dạy tư duy định hướng.
  • Công việc của hướng dẫn ông cũng mở rộng ra các nước Nam Mỹ, Nga, Trung Đông, Nhật, Đại Hàn , Trung Quốc, và ngay cả ở tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

GS Bono cũng có cộng tác với các công ty lớn ở nhiều nơi trong đó có IBM, Du Pont, Prudential, AT&T, British Airways, British Coal, NTT(Nhật), Ericsson(Thụy Điển), Total(Pháp), Siemens, và Microsoft. Tại các hãng, này ông hoặc trực tiếp giảng dạy cho người làm hoặc hướng dẫn các nhóm quản lý đầu não.

Các đóng góp[sửa]

GS Bono có đóng góp đặc biệt trong đối tượng sáng tạo và đặt ra một sơ sở vững chắc cho đối tượng đó. Ông chỉ ra rằng sáng tạo là một ứng xử cần thiết trong một hệ thống thông tin tự quản.

Các giải thưởng mà ông nhận được bao gồm:

  • Giải Capire tại Madrid do cống hiến quan trọng cho nhân loại năm 1988
  • Huân chương "Order of Merit" do chính phủ Malta trao tặng năm 1995

Trong cuốn sách quan trọng "The mechanism of Mind" (Cơ chế của tư tưởng) xuất bản năm 1969, ông đã chỉ cho thấy làm thế nào mạng lưới thần kinh tạo nên các dạng thức không đối xứng đóng vai cơ sở cho nhận thức. Nhà vật lý học tiên phong, giáo sư Murray Gell Mann đà đánh giá rằng tác phẩm của Bono đã đi trước các nhà toán học trong 10 năm trong việc tìm hiểu các lý thuyết hổn độn (chaos theory), các hệ thống phi tuyến tính, và các hệ thống tự quản (self-organising systems).

Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm "tư duy định hướng" mà ngày nay được dùng rộng rãi để chỉ các phương pháp tư duy sáng tạo.

Lối tư duy truyền thống dùng đến các phần tích, cân nhắc, và bàn cải. Trong một thế giới ổn định thì các cách thức đó là đủ thích hợp để nhận diện ra các tình huống chuẩn và để áp dụng các giải pháp chuẩn. Tuy nhiên, điều này không còn hiệu nghiệm nữa trong một thế giới biến đổi mà ở đó các lời giải chuẩn mực có thể không hiệu lực nữa. Do đó, việc chuẩn bị khả năng sáng tạo, cấu trúc, và thiết kế từ trước để đáp ứng sự đổi thay nhanh chóng của thế giới đã trở thành một nhu cầu khổng lồ của toàn thế giới. Edward de Bono là một trong những nhà tiền phong thâm nhập vào các lĩnh vực này. Ông cung cấp các phương thức và công cụ cho lề lối tư duy mới: Tư duy sáng tạo và cấu trúc.

Bono đã chi tiết hóa một loạt các "phương pháp giải phóng tư duy" -- Đây là các ứng dụng nhấn mạnh tư duy như là một hoạt động để khai phóng hơn là một hành động phản ứng. Với việc sử dụng cách viết thực tế, rõ ràng và tránh né các khái niệm có tính hàn lâm, ông đã vận dụng các hiểu biết về tâm lí học qua việc biến các lý thuyết về sự sáng tạo và nhận thức của con người thành các công cự thực sự khả dụng.

Tác phẩm[sửa]

  • The Use of Lateral Thinking -- 1967 (Ứng dụng của Tư duy định hướng)- Cuốn sách đánh dấu sự ra đời của khái niệm "tư duy định hướng".
  • The Five-Day Course in Thinking -- 1968 (Lớp học 5 ngày về tư duy).
  • The Mechanism of the Mind -- 1969 (Cơ chế của tư tưởng).
  • Lateral Thinking -- 1970 (Tư duy định hướng).
  • The Dog-Exercising Machine -- 1970 (Máy Dog-Exercising).
  • Technology Today -- 1971 (Công nghệ ngày nay)
  • Practical Thinking -- 1971 (Tư duy thực nghiệm)
  • Lateral Thinking for Management -- 1971 (Tư duy định hướng cho việc quản trị)
  • Po: Beyond Yes and No -- 1972 (Ngoài "vâng" và "không")
  • Children Solving Problems -- 1972 (Những vấn đề giải quyết dành cho trẻ)
  • Eureka!: An Illustrated History of Inventions from the Wheel to the Computer -- 1974 (Eureka! Minh họa Lịch sử các phát minh từ Bánh xe tới máy tính)
  • Teaching Thinking --1976 (Giáo dục tư duy)
  • The Greatest Thinkers -- 1976 (Những nhà tư duy vĩ đại)
  • Wordpower -- 1977 (Tự năng)
  • The Happiness Purpose -- 1977 (Mục tiêu hạnh phúc)
  • Future Positive -- 1979 (Tương lai tươi đẹp)
  • Atlas of Management Thinking -- 1981 ( Tập bản đồ của việc tư duy trong quản trị)
  • De Bono's Course in Thinking -- 1982 (Lớp học của Bono về tư duy)
  • Tactics: The Art and Science of Success -- 1985 (Các chiến thuật: Nghệ thuật và khoa học của thành công)
  • Conflicts -- 1985 (mâu thuẩn)
  • Masterthinker's Handbook -- 1985 (Sổ tay của nhà tư duy bậc thầy)
  • Six Thinking Hats -- 1985 (Sáu chiếc nón tư duy)
  • Six Action Shoes (Sáu chiếc giày hành động)
  • Serious Creativity: Using the Power of Lateral Thinking to Create New Ideas -- 1992 (Sáng tạo nghiêm túc: Sử dụng năng lực của tư duy định hướng để tạo các ý tưởng mới)
  • Teach Yourself How to Think -1995 (Tự học Cách thức tư duy)
  • How to Be More Interesting -- 1998 (Làm thế nào để trở nên thú vị hơn)
  • Simplicity -- 1999 (Đơn giản)
  • Why I Want To Be King Of Australia -- 1999 (Tại sao tôi muốn trở thành vua nước Úc)
  • How to Have A Beautiful Mind -- 2004 (Làm thế nào để có một tư tưởng đẹp)
  • Six Value Medals -- 2005 (Sáu huy chương giá trị)

Trở về mục lục

Liên kết đến đây