Hâm nóng thịt gà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thịt gà là nguyên liệu tạo ra món ăn ngon mà vẫn phù hợp với túi tiền nhưng thịt gà thường khô khi bạn hâm nóng phần thịt còn thừa. Nếu còn thừa thịt gà đã chế biến và bạn muốn hâm nóng thì có rất nhiều cách đơn giản để thực hiện an toàn mà vẫn giữ được độ ẩm và thịt vẫn mềm nhưng không nấu thịt thêm một lần nữa như phương pháp chiên.

  • Tổng thời gian (dùng lò vi sóng): 2-4 phút

Các bước[sửa]

Hâm nóng bằng lò vi sóng[sửa]

  1. Cắt thịt gà thành những miếng nhỏ. Thịt gà – đặc biệt là phần ức – thường khô khi bạn làm nóng quá lâu. Cắt thịt gà thành miếng nhỏ sẽ giảm thời gian hâm nóng và thịt gà không bị khô.
  2. Cho thịt gà vào đĩa dùng trong lò vi sóng.[1] Đừng cho vật dụng bằng nhựa vào lò vi sóng. Rất nhiều thắc mắc quanh việc đồ nhựa làm nóng trong lò vi sóng gây ưng thu vẫn chưa được khoa học chứng minh.[2] Tuy nhiên, nguy cơ mà bạn dễ gặp phải là làm cho nhựa chảy vào trong thức ăn.
  3. Đậy kín thịt gà. Nhắc lại, đừng dùng màng bọc thực phẩm nhựa thông thường vì nhựa có thể chảy vào thức ăn. Ngoài ra, cũng đừng dùng giấy bạc vì nó tạo ra tia lửa và gây chảy nổ hoặc làm hư lò vi sóng.
    • Bạn có thể mua nắp đậy bằng nhựa có thể dùng được trong lò vi sóng.[3]
    • Chỉ cần đậy bằng khăn giấy nếu không thể tìm được thứ gì khác.
  4. Hâm nóng thịt gà. Bây giờ xem lại lượng thịt gà mà ban có. Nếu chỉ một lượng nhỏ (một khẩu phần cho bữa ăn của một người) thì hâm nóng khoảng 1 phút rưỡi với chế độ nhiệt thường trong lò vi sóng - loại 1.000 watts. Nếu bạn có nhiều thịt thì hâm nóng khoảng 2 phút rưỡi hoặc 3 phút trong lò vi sóng. Trong cả hai trường hợp, kiểm tra nhiệt độ của thịt bằng cách dùng ngón tay chạm vào thịt hoặc nếm một miếng nhỏ để xem thịt đã được làm nóng hoàn toàn chưa. Tiếp tục hâm nóng thêm 30 giây mỗi lần đến khi thịt nóng.
  5. Lấy thịt ra và để yên. Nên nhớ là đĩa đựng thịt sẽ rất nóng và bạn cần dùng găng tay nhà bếp hoặc đồ nhấc nối để lấy đĩa thịt gà ra khỏi lo vi sóng một cách an toàn. Vẫn đậy thịt gà và để yên như vậy trong 2 phút trước khi cắt thịt hoặc thưởng thức.
  6. Mở nắp đậy ra. Cẩn thận khi bạn làm việc này vì sẽ có nhiều hơi nóng thoát ra. Không để mặt và tay gần đĩa khi mở nắp để tránh bị bỏng.

Hâm nóng thịt gà trên bếp[sửa]

  1. Đun nóng chảo ở nhiệt độ vừa hoặc nhỏ. Chảo không dính phù hợp cho việc hâm nóng thịt gà – đặc biệt là khi thịt vẫn còn da thì phần da có dầu thường dính vào chảo nóng.
    • Bạn sẽ cảm nhận được sức nóng bóc lên từ chảo khi để tay phía trên, cách chảo khoảng 5cm.
    • Bạn không nên để chảo nóng như khi chế biến thì gà sống vì nhiệt độ quá cao sẽ làm khô thịt.
  2. Cho 1 thìa súp dầu hoặc bơ vào chảo. Một ít chất béo trong chảo sẽ làm cho thì gà không bị khô.
  3. Hâm nóng thịt gà trong chảo. Cho thịt gà lạnh vào chảo và quan sát thật kỹ. Để thịt không bị khét thì bạn nên đảo thịt trong chảo, như vậy, bề mặt thịt sẽ không bị dính vào chảo. Nên nhớ luân phiên lật cả hai mặt của miếng thịt để làm cho thịt nóng đều.
  4. Để thịt ở ngoài trong ít phút trước khi thưởng thức. Cho thịt khoảng 1 hoặc 2 phút để ngấm nước thịt và sau đó thưởng thức.

Hâm nóng thịt gà bằng lò nướng[sửa]

  1. Chuẩn bị thịt gà để hâm nóng. Rã đông thịt gà nếu bạn cho vào tủ đông và cắt thịt gà thành miếng nhỏ để thịt không bị khô trong quá trình hâm nóng.
  2. Tăng nhiệt độ của thịt. Bạn không cần phải làm cho thịt đạt đến nhiệt độ phòng nếu đã đông lạnh, chỉ cần làm cho thịt hết đông cứng. Cho thịt vào tủ lạnh khoảng 6-8 tiếng trước khi hâm nóng thịt để nhiệt độ của thịt tăng dần.
    • Nếu bạn muốn hâm nóng thịt ngay, cho thịt vào túi nhựa không thấm nước và để dưới vòi nước lạnh đến khi thịt rã đông.
    • Bạn cũng có thể rã đông bằng lò vi sóng với chế độ “Defrost” (Rã đông).
  3. Cho thịt gà vào đĩa hoặc khay dùng trong lò nướng. Dùng khay nướng bánh quy là thích hợp nhất. Kiểm tra phần đáy của khay để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra khi nhiệt độ tăng lên cao.
    • Xếp những miếng thịt gà lên khay, cố gắng xếp cho thịt có khoảng cách đều nhau.
    • Rưới phần nước thịt còn thừa lên thịt, nếu có.
    • Bọc đĩa hoặc khay nướng bánh bằng giấy bạc để thịt gà không bị khô.
  4. Làm nóng lò nướng. Điều chỉnh nhiệt độ lò ở khoảng 220°C đến 250°C. Mỗi lò nướng sẽ có thời gian làm nóng lò khác nhau, bạn chỉ cần đảm bảo lò nướng đạt đến đúng nhiệt độ trước khi cho thịt gà vào hâm nóng.
  5. Hâm nóng thịt gà. Khi lò nướng đã nóng thì cho thịt gà vào. Nếu thịt gà đã được cắt thành miếng nhỏ thì nó chỉ cần vài phút để hâm nóng thịt. Nếu bạn hâm nóng miếng thịt gà to như cả phần ức thì bạn sẽ phải đợi lâu hơn.
    • Dùng nhiệt kế thịt để kiểm tra nhiệt độ bên trong và đảm bảo phần thịt bên trong không còn bị lạnh.
    • Nhiệt độ bên trong thịt gà nên là khoảng 70°C trước khi ăn.[4]
  6. Lấy thịt gà ra khỏi lò và thưởng thức. Dùng găng tay nhà bếp để bảo vệ tay khi lấy thịt gà ra khỏi lò và dùng miếng lót nồi hoặc giá ba chân để bảo vệ bề mặt bếp khỏi sức nóng.
    • Nếu bạn có miếng thịt gà to thì để thịt nguội trong ít phút trước khi cắt ra. Việc này giúp cho nước thịt ngấm đều để thịt không bị khô cứng.

Hâm nóng gà nướng nguyên con mua ở cửa hàng bằng lò nướng[sửa]

  1. Làm nóng lò nướng. Điều chỉnh lò ở nhiệt độ khoảng 170°C và để lò nóng hoàn toàn. Mỗi lò nướng sẽ cần thời gian làm nóng lò khác nhau, bạn chỉ cần làm cho lò đạt đến đúng nhiệt độ trước khi cho thịt gà vào hâm nóng.
  2. Chuẩn bị khay nướng. Vì thịt gà đã được chế biến, bạn không cần khay nướng lòng sâu vì thịt không còn chảy nước. Tuy nhiên, dùng khay nướng vẫn thích hợp để hâm nóng gà nướng nguyên con.
    • Bôi bơ hoặc dầu lên bề mặt của khay nướng hoặc dùng chai xịt chống dinh để thịt gà không dính vào khay.
    • Cho cả con gà nướng vào khay.
  3. Hâm nóng thịt gà. Cho khay nướng vào lò đã được làm nóng ở nhiệt độ cần thiết, đặt khay ở rãnh giữa để nhiệt truyền đều vào thịt. Tùy thuộc vào kích thước của gà mà bạn cần ít hoặc nhiều thời gian hơn nhưng sẽ mất khoảng 25 phút để hâm nóng cả con gà.[5]
    • Dùng nhiệt kế thịt để đảm bảo nhiệt độ bên trong thịt gà đạt đến 70°C.
    • Bắt đầu kiểm tra nhiệt độ của thịt gà sớm hơn vài phút đặc biệt là khi gà có kích thước nhỏ.
    • Đừng làm nóng thịt gà quá lâu vì nó sẽ bị cứng và khô - đặc biệt là phần thịt trắng.
  4. Lấy gà ra khỏi lò và thưởng thức. Lấy gà ra khỏi lò nướng, dùng găng tay nhà bếp và giá ba chân để bảo vệ tay và bề mặt bếp khỏi sức nóng. Để thịt gà ở nhiệt độ phòng khoảng 5 phút trước khi chặt ra. Việc này giúp cho nước thịt ngấm đều vào thịt gà, để thịt gà không bị khô khi ăn.

Lời khuyên[sửa]

  • Lò vi sóng thường làm nóng thức ăn từ bên ngoài trước, đặc biệt là loại thức ăn "dày" như gà nguyên con. Nên nhớ cắt nhỏ phần thịt gà còn thừa trước khi cho vào lò vi sóng.
  • Lò vi sóng hâm nóng thịt nhanh hơn nhưng lò nướng sẽ làm cho thịt nóng đều.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn cũng nên quan tâm tranh luận cho rằng màng bọc nhựa kể cả là loại an toàn để dùng trong lò vi sóng không tốt cho thức ăn vì độc tố ngấm vào thức ăn trong khi lò vi sóng hoạt động. Người ta cũng lo lắng khi dùng đồ đựng bằng nhựa trong lò vi sóng. Mạng Internet sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn chọn vật dụng khác thay thế cho hai loại này.
  • Trước khi xử lý thịt gà còn thừa (hoặc thứ ăn khác), nhớ rửa sạch tay với xà phòng và nước. Nếu bạn bị cảm hoặc dị ứng và có thể ho hoặc hắt hơi thì không nên xử lý thức ăn. Loại vi khuẩn Staphylococcus xuất hiện thường có trong hơi thở và da; đây là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn tiếp xúc với thức ăn và sinh sôi nảy nở.
  • Kể cả thức ăn chín cũng là nơi yêu thích của vi khuẩn như Salmonella. Nên nhớ bỏ những thứ có tiếp xúc với thịt gà như nước ướp và không dùng cho các loại thức ăn khác.
  • Thức ăn thường bị nhiễm khuẩn trên bề mặt mà không phải phần bên trong. Nên nhớ đậy kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh để bề mặt không bị nhiễm khuẩn. Đợi thức ăn nguội trước khi gói kín và cho vào tủ lạnh; thức ăn ấm hoặc nóng trong môi trường kín sẽ làm phát sinh vi khuẩn.
  • Đừng bao giờ cho giấy bạc vào lò vi sóng!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]