Hôn nhân bền vững: Tình yêu là chưa đủ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tuổi tác, những mối quan hệ trong quá khứ… cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới “tuổi thọ” hôn nhân.

Bên nhau đến bao giờ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố - Minh họa: MSNBC

Sống hạnh phúc mãi mãi không nên chỉ là cái kết có hậu của những câu chuyện cổ tích. Các nhà nghiên cứu Australia đã chỉ ra rằng những chất keo kết dính tình cảm vợ chồng nhiều hơn yếu tố “yêu đương” rất nhiều.

Tuổi tác của họ, những mối quan hệ trước đây và thậm chí cả chuyện họ hút thuốc hay không cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới sự bền vững của một cuộc hôn nhân, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tới từ Đại học Quốc gia Australia.

Nghiên cứu có tiêu đề “Tình yêu đã làm gì với điều đó?” theo dõi gần 2.500 cặp đôi – đã cưới hoặc chỉ sống chung – từ năm 2001 tới 2007 để xác định những nhân tố liên đới tới thực trạng các đôi vẫn sống cùng nhau so với những đôi đã ly hôn hoặc ly thân.

Nghiên cứu đã cho thấy nếu người đàn ông nhiều hơn vợ từ 9 tuổi trở lên thì khả năng ly dị vợ tăng lên gấp đôi so với những người chồng cưới vợ trước khi quá tuổi 25.

Con cái cũng có ảnh hưởng tới "độ bền" cuộc hôn nhân hoặc quan hệ của bố mẹ, với 1/5 cặp đôi có con trước khi cưới - dù là con người khác hay con của chính người lấy làm chồng sau này - đã ly thân, so với chỉ 9% các cặp đôi có con sau khi cưới lâm vào tình trạng này.

Những phụ nữ muốn có con hơn có chồng cũng dễ ly dị hơn.

Cha mẹ của các cặp đôi cũng đóng một vai trò nhất định trong mối quan hệ của họ, nghiên cứu chỉ ra là có khoảng 16% đàn ông và đàn bà có bố mẹ từng ly thân hoặc ly hôn cũng sẽ ly thân, tỉ lệ này với những người có cha mẹ hòa hợp là 10%.

Cũng vậy, những cặp có một bên đã từng ly hôn thì khả năng lại ly thân tiếp lên tới 90% hơn những đôi mới cưới lần đầu.

Không có gì đáng nghi ngờ, tiền bạc cũng có vai trò của nó, với hơn 16% các cặp có chồng thất nghiệp (chứ không phải vợ) hoặc khó khăn về tài chính ly thân, so với chỉ 9% số cặp có tài chính dồi dào.

Những cặp có một người hút thuốc còn người kia thì không, cũng sẽ có mối quan hệ kết thúc trong thất bại.

Những nhân tố khác được phát hiện ảnh hưởng tới nguy cơ ly thân bao gồm số lượng và tuổi con cái của các cặp đã cưới, tình trạng thất nghiệp của vợ và số năm mà cặp đôi đã thất nghiệp.

Nghiên cứu được cùng viết bởi Tiến sĩ Rebecca Kippne, Giáo sư Bruce Chapman (Đại học Quốc gia Australia) và Tiến sĩ Peng Yu.

Nhuệ Anh - vietnamnet.vn (Theo MSNBC)

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này