Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hết chảy nước dãi khi ngủ
Từ VLOS
Nếu bạn thường bối rối vì vũng nước dãi chảy ướt gối khi tỉnh giấc, có lẽ bạn cần một số thay đổi trong thói quen ngủ. Một số người chỉ cần nằm ngửa là có thể ngừng chảy nước dãi, trong khi một số người khác có thể cần các biện pháp mạnh hơn. Hãy thử dùng một số gợi ý sau đây và đến gặp bác sĩ nếu bạn vẫn tiếp tục chảy dãi khi ngủ ban đêm.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi thói quen ngủ[sửa]
- Nằm ngửa khi ngủ. Những người hay nằm nghiêng khi ngủ dễ chảy nước dãi hơn, đơn giản vì trọng lực sẽ khiến miệng mở ra và nước dãi chảy xuống gối. Thử nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa và chèn chặn sao cho bạn không thay đổi tư thế này vào ban đêm.
- Kê cao đầu. Nếu phải nằm nghiêng mới ngủ được, bạn có thể thử kê cao đầu thẳng lên một chút để giúp miệng ngậm lại và không khí lưu thông tốt hơn.
-
Thở
bằng
mũi,
không
thở
bằng
miệng.
Nguyên
nhân
chính
khiến
người
ta
chảy
nước
dãi
là
các
xoang
mũi
bị
nghẹt.
Vì
vậy
họ
phải
thở
bằng
miệng
và
chảy
nước
dãi
trong
quá
trình
thở.
- Thử bôi các sản phẩm làm thông xoang như Vick's Vaporub vàTiger Balm trực tiếp dưới mũi để làm thông mũi.
- Ngửi các loại tinh dầu như khuynh diệp và hoa hồng trước khi đi ngủ để thông các xoang và xoa dịu trước khi ngủ.
- Tắm vòi sen nước nóng trước khi ngủ để hơi nước làm sạch các xoang.[1]
- Điều trị viêm xoang và dị ứng ngay khi các chứng bệnh này xuất hiện. Các căn bệnh nếu không được điều trị có thể gây chảy dịch mũi sau và tăng tiết nước bọt khi ngủ.[2]
- Tìm hiểu xem các thuốc bạn đang uống có làm tăng tiết nước bọt không. Nước bọt quá nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Đọc cảnh báo trên nhãn thuốc và hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của các loại thuốc.
Chẩn đoán và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ[sửa]
-
Tìm
hiểu
xem
liệu
bạn
có
mắc
chứng
ngưng
thở
khi
ngủ
không.
Nếu
bạn
bị
khó
ngủ,
thở
nặng
nhọc,
ngáy
to,
hoặc
chảy
nhiều
nước
dãi,
có
thể
bạn
mắc
chứng
ngưng
thở
khi
ngủ.
Chứng
bệnh
này
sẽ
khiến
hơi
thở
nông
và
mỏng
trong
giấc
ngủ.
- Một số hành vi và bệnh lý có thể tăng rủi ro mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Các yếu tố này bao gồm hút thuốc lá, huyết áp cao, người có nguy cơ cao suy tim và đột quỵ.
- Bác sĩ có thể xác định liệu bạn có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không bằng cách theo dõi giấc ngủ và xem lại lịch sử giấc ngủ của bạn.
- Tìm hiểu xem liệu bạn có nguy cơ bị chặn đường thở không. Chảy nước dãi cũng là một triệu chứng cho thấy đường thở bị nghẹt. Đến gặp bác sĩ tai mũi họng để tìm xem liệu đường thở bị nghẹt có ảnh hưởng đến khả năng thở bằng mũi khi ngủ không.[3]
- Giảm cân. Nếu thừa cân, bạn có khả năng cao mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Hơn một nửa trong số 12 triệu người Mỹ mắc chứng ngưng thở khi ngủ là người thừa cân. Bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục để đạt được cân nặng khỏe mạnh và giảm số đo vòng cổ để dễ thở hơn.[4]
- Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ theo cách bảo tồn. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau ngoài việc giảm cân. Những người được chẩn đoán ngưng thở khi ngủ không nên uống rượu, sử dụng thuốc ngủ và cố gắng tránh tình trạng mất ngủ. Các thuốc xịt mũi đơn giản và dung dịch muối cũng có thể giúp thông hốc mũi.[5]
- Dùng liệu pháp cơ học để chữa chứng ngưng thở khi ngủ. Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là lựa chọn đầu tiên mà bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường sử dụng. Với liệu pháp CPAP, bệnh nhân sẽ đeo mặt nạ cho phép không khí đi qua mũi và miệng trong khi ngủ. Biện pháp này là để tạo áp lực đủ cho không khí đi qua hốc mũi, giúp ngăn chặn các mô tại đường thở trên khỏi ép xuống khi bệnh nhân ngủ.
- Dùng dụng cụ đưa hàm dưới ra trước. Dụng cụ này ngăn lưỡi khỏi đè xuống đường thở ở họng và giúp đưa hàm dưới ra trước để mở rộng thêm đường thở.
-
Phẫu
thuật.
Những
người
có
các
mô
tắc
nghẽn
như
dị
hình
vách
ngăn
mũi,
a-mi-đan
phì
đại
hoặc
lưỡi
quá
to
có
thể
phải
viện
đến
các
phẫu
thuật
khác
nhau.
- Nhiệt điện cực (somnoplasty) sử dụng tần số vô tuyến khiến vòm miệng mềm co khít lại ở cuống họng và mở đường thở.
- 'Tạo hình lưỡi gà – vòm khẩu – họng (uvulopalatopharyngoplasty) hay UPPP/UP3 có thể loại bỏ mô mềm ở cuống họng bằng phẫu thuật để mở đường thở.
- Phẫu thuật mũi (nasal surgery) bao gồm nhiều thủ thuật để sửa chữa các vật cản hoặc dị dạng như dị hình vách ngăn mũi.
- Thủ thuật cắt a-mi-đan (tonsillectomy) có thể loại bỏ a-mi-đan phì đại cản trở đường thở.
- Phẫu thuật đưa hàm dưới/hàm trên ra trước (mandibular/maxillary advancement surgery) là phẫu thuật di chuyển xương hàm tới trước để tạo khoảng trống trong cổ họng. Đây là một thủ thuật lớn, chỉ áp dụng cho các trường hợp ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng nhất.[6]
Lời khuyên[sửa]
- Không cố gắng mở miệng khi ngủ để “làm khô” nước bọt. Điều này không giúp được gì mà chỉ khiến bạn bị đau họng, đặc biệt khi ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp.
- Để dễ nằm ngửa khi ngủ hơn, bạn hãy mua nệm chất lượng tốt có tác dụng nâng đỡ đầu và cổ.
- Thử dùng băng che mắt mùi oải hương và nằm ngửa khi ngủ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.healthguidance.org/entry/15551/1/How-to-Stop-Drooling-at-Night.html
- ↑ http://www.buzzle.com/articles/how-to-stop-drooling-in-sleep.html
- ↑ http://www.webmd.com/sleep-disorders/features/8-embarrassing-sleep-secrets
- ↑ http://www.esquire.com/features/answer-fella/sleep-drooling-0210
- ↑ http://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/understanding-obstructive-sleep-apnea-syndrome?page=2
- ↑ http://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/understanding-obstructive-sleep-apnea-syndrome?page=3