Học tiếng Trung Quan thoại

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng Trung Quan thoại (gọi tắt là tiếng Trung) là một ngôn ngữ khá phức tạp, đặc biệt với những người ở các quốc gia sử dụng chữ La-tinh. Tuy nhiên, với quyết tâm và luyện tập hàng ngày, chắc chắn bạn sẽ chinh phục được thứ tiếng đó. Bạn có thể tự học trong sách giáo khoa, học cùng những người bạn nói tiếng Trung hoặc tham gia các khóa học tiếng Trung trực tuyến sẵn có. Hãy đọc tiếp các bước dưới đây để nắm được thông tin tổng quát về những điều quan trọng nhất bạn cần biết khi học tiếng Trung.

Các bước[sửa]

Thành thạo những nội dung cơ bản[sửa]

  1. Luyện phát âm bốn thanh điệu trong tiếng Trung. Tiếng Trung là ngôn ngữ có thanh điệu, các thanh điệu khác nhau sẽ thay đổi ý nghĩa của một từ, mặc dù cách phát âm và đánh vần của các từ này là giống nhau. Để nói tiếng Trung chuẩn xác, bạn cần học được những thanh điệu này, cụ thể như sau:
    • Thanh điệu đầu tiên là thanh cao và bằng. Âm phát ra là âm bằng, không trầm bổng. Ví dụ như với từ "ma", thanh điệu đầu tiên được thể hiện dưới ký hiệu trên chữ a như sau: "mā".
    • Thanh điệu thứ hai là thanh từ thấp đến cao. Cao độ từ thấp lên tới trung bình, như khi bạn nói "hứ?" hoặc "há?" để yêu cầu người khác nhắc lại điều gì. Thanh điệu thứ hai được thể hiện qua ký hiệu: "má".
    • Thanh điệu thứ ba là thanh thấp. Cao độ đi từ trung bình xuống thấp rồi lên cao, như khi bạn phát âm thanh hỏi trong tiếng Việt. Khi hai từ với thanh điệu thứ ba ở cạnh nhau, cách phát âm từ đằng sau được giữ nguyên, từ đằng trước chuyển thành thanh điệu thứ hai. Thanh điệu thứ ba được thể hiện qua ký hiệu: "mǎ".
    • Thanh điệu thứ tư là thanh từ cao xuống thấp. Cao độ từ cao chuyển nhanh xuống thấp, ngắn và nặng hơn thanh huyền cũng như dài và nhẹ hơn thanh nặng trong tiếng Việt. Âm của thanh điệu này tương tự như khi bạn đọc sách và tìm thấy điều gì đó mới mẻ, thú vị và nói "huh". Thanh điệu thứ tư được thể hiện qua ký hiệu: "mà".
    • Rất dễ phải không? Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy khó khăn. Bạn nên trực tiếp nghe các thanh điệu này từ một người bản xứ, bởi bạn khó có thể hình dung cách phát âm chỉ qua những giải thích trên.
  2. Ghi nhớ những từ vựng đơn giản. Dù đang theo học ngôn ngữ nào, bạn càng sớm trở nên lưu loát nếu số lượng từ vựng bạn biết càng nhiều. Vì vậy, bước tiếp theo là ghi nhớ một vài từ tiếng Trung hữu dụng.
    • Một vài danh mục từ vựng thích hợp cho người mới học bao gồm: thời gian trong ngày (buổi sáng: zǎo shàng, buổi chiều: xià wǔ, buổi tối: wǎn shàng), bộ phận cơ thể (đầu: tóu, chân: jiǎo, tay: shǒu), thức ăn (thịt bò: niú ròu, gà: , trứng gà: jī dàn, mỳ: miàn tiáo), màu sắc, ngày tháng, phương tiện giao thông, thời tiết, v.v.
    • Khi bạn nghe một từ tiếng Việt, hãy nghĩ tới từ tương ứng trong tiếng Trung. Nếu không biết từ đó, bạn nên ghi lại để tra nghĩa sau. Để tiện hơn, bạn nên có một quyển sổ nhỏ dành cho mục đích này. Bạn cũng có thể gắn nhãn tiếng Trung (có chữ, phiên âm và cách phát âm) lên các đồ vật quanh nhà, ví dụ như gương, bàn cà phê và bát đựng đường. Việc thấy các từ này thường xuyên sẽ khiến bạn tiếp thu chúng mà không hề nhận ra điều đó!
    • Mặc dù việc bạn có vốn từ vựng rộng là tốt, nhưng trong tiếng Trung, độ chuẩn xác quan trọng hơn nhiều. Biết chữ mà phát âm không chuẩn, không đúng thanh điệu cũng không có tác dụng gì, vì như đã nói ở trên, cùng một cách viết nhưng phát âm khác nhau sẽ dẫn tới ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, nói sai thanh điệu (phát âm thay vì ) cũng dẫn tới các nghĩa khác nhau, như thể "tôi là bọ" và "tôi là bò" trong tiếng Việt vậy.
  3. Học cách đếm. May mắn là hệ thống số đếm trong tiếng Trung khá đơn giản và hợp lý, chỉ cần bạn học được cách đếm tới 10, bạn có thể tự đếm được tới 99.
    • Dưới đây là các số từ 1 đến 10 trong tiếng Trung, đi kèm là bính âm (pinyin) Hán ngữ và cách phát âm đúng. Hãy đảm bảo bạn sẽ luyện tập phát âm từng từ với thanh điệu chuẩn xác.
      • Một: viết là (一) hoặc , phát âm là [yiii]
      • Hai: viết là (二) hoặc èr, phát âm là [arr]
      • Ba: viết là (三) hoặc sān, phát âm là [saan]
      • Bốn: viết là (四) hoặc , phát âm là [sư]
      • Năm: viết là (五) hoặc , phát âm là [ủ]
      • Sáu: viết là (六) hoặc liù, phát âm là [liêu]
      • Bảy: viết là (七) hoặc , phát âm là [chi]
      • Tám: viết là (八) hoặc , phát âm là [paa]
      • Chín: viết là (九) hoặc jiǔ, phát âm là [chiểu]
      • Mười: viết là (十) hoặc shí, phát âm là [shư]
    • Sau khi đã đếm được từ 1 tới 10, bạn có thể đếm các số có hai chữ số bằng cách bắt đầu với chữ số hàng chục, tiếp theo là từ shí, kết thúc bằng chữ số hàng đơn vị. Ví dụ:
    • Số 48 sẽ được viết thành sì shí bā, nghĩa là "bốn lần mười cộng tám". Số 30 sẽ viết là sān shí, dịch sát nghĩa là "ba lần mười". Số 19 sẽ viết là yī shí jiǔ, dịch sát nghĩa sẽ là “một lần mười cộng chín” (tuy nhiên trong khẩu âm Quan thoại, ở đầu các số từ 11 đến 19 thường được lược bỏ vì không cần thiết).
    • Từ có nghĩa “hàng trăm” trong tiếng Trung là (百) hoặc baǐ, 100 được viết là yī baǐ, 200 được viết là èr baǐ, 300 được viết là sān baǐ, v.v.
  4. Học các câu giao tiếp cơ bản. Một khi đã nắm vững những từ vựng và cách thức phát âm cơ bản, bạn có thể tiếp tục học các câu giao tiếp cơ bản thường ngày trong tiếng Trung.
    • Xin chào = nǐhǎo, cách nói là [ní hảo]
    • Họ của bạn là gì? = nín guì xìng, cách nói là [nín guây xinh]
    • Bạn tên là gì? = nǐ jiào shén me míng zì[1]
    • = shì, cách nói là [shư]
    • Không = bú shì, cách nói là [pú shư]
    • Cảm ơn = xiè xiè, cách nói là [xia xịa]
    • Không có gì = bú yòng xiè, cách nói là [pú yung xia]
    • Xin lỗi = duì bu qǐ, cách nói là [tuây pu chi]
    • Tôi không hiểu = wǒ bù dǒng, cách nói là [ủa pu tủng]
    • Tạm biệt = zài jiàn, cách nói là [chai chiên]

Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của bạn[sửa]

  1. Học ngữ pháp cơ bản. Mọi người thường ngộ nhận là tiếng Trung không có ngữ pháp, song điều này hoàn toàn sai. Các nguyên tắc ngữ pháp tiếng Trung có tồn tại, chúng chỉ rất khác so với ngôn ngữ châu Âu hoặc các hệ thống ngôn ngữ còn lại. Không giống như các ngôn ngữ trên, tiếng Trung là dạng ngôn ngữ phân tích, điều này vừa thuận lợi và vừa gây khó khăn cho người học.
    • Ví dụ, tiếng Trung không có các nguyên tắc phức tạp về chia động từ, sự tương ứng giữa chủ ngữ và động từ, giới của từ, danh từ số nhiều hoặc thì của từ. Hầu hết các từ đều chỉ có một âm tiết duy nhất, nhiều âm tiết kết hợp lại để tạo từ ghép. Như vậy, việc cấu tạo câu tương đối đơn giản.
    • Tuy vậy, tiếng Trung lại có bộ quy tắc ngữ pháp riêng biệt mà trong tiếng Anh hoặc các thứ tiếng châu Âu khác đều không có. Ví dụ, tiếng Trung có những đặc trưng ngữ pháp như lượng từ, ngôn ngữ thiên chủ đề, và ưu tiên thể. Những đặc trưng này không có trong tiếng Anh và sẽ tương đối phức tạp đối với người học.
    • Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, câu nói tiếng Trung thường có thứ tự từ tương tự như tiếng Việt, cụ thể là chủ ngữ - động từ - tân ngữ, điều này khiến việc dịch từng từ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, câu tiếng Việt "anh ấy thích mèo" có thể dịch trực tiếp thành "tā (anh ấy) xǐ huan (thích) māo (mèo)."
  2. Học cách sử dụng Pinyin (bính âm). Pinyin là hệ thống được sử dụng để viết tiếng Trung bằng chữ cái La-tinh. Bính âm Hán ngữ là phương thức La-tinh hóa thông dụng nhất, được sử dụng rộng rãi trong sách giáo khoa và các tài liệu dạy học khác.
    • Pinyin giúp người học tiếng Trung có thể vừa tập trung vào phát âm, vừa có thể đọc và viết mà không phải học các ký tự tiếng Trung phức tạp. Tuy hệ thống Pinyin sử dụng bảng chữ cái Latinh, người học sẽ không thể trực tiếp dựa vào đó để biết được cách phát âm các ký tự. Do vậy, cần học Pinyin cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng.
    • Ví dụ, chữ "c" trong Pinyin được phát âm như "ts" trong từ "bits" của tiếng Anh, chữ "e" được phát âm tương tự như "ơ" trong tiếng Việt, và chữ "q" được phát âm như âm "ch" trong tiếng Việt. Vì những điểm khác biệt trên, bạn cần học cách phát âm chuẩn xác của Pinyin trước khi sử dụng hệ thống này.
    • Mặc dù việc học cách phát âm của hệ thống Pinyin vô cùng nặng nhọc, nội dung này đặc biệt có lợi cho quá trình học tiếng của bạn và vẫn dễ hơn hẳn so với việc học để phân biệt các chữ Hán phồn thể.
  3. Tập đọc và viết chữ tiếng Trung. Thử thách cuối cùng trong việc học tiếng Trung Quan thoại là học đọc và viết chữ Hán phồn thể. Giai đoạn này có thể tốn nhiều thời gian (thậm chí là hàng năm) để bạn có thể thuần thục, vì cách học duy nhất là thông qua việc ghi nhớ và liên tục luyện tập.
    • Theo BBC, tiếng Trung hiện có 50.000 chữ, nhưng hầu hết đều rất ít dùng. Một người Trung Quốc có học thức sẽ biết khoảng 8.000 chữ, nhưng để đọc báo thì chỉ cần khoảng 2.000 chữ.[2]
    • Khi viết tiếng Trung, đầu tiên bạn cần học 214 "bộ thủ" – những bộ phận cấu thành mọi chữ cái tiếng Trung. Một số bộ thủ có thể đứng độc lập để tạo thành chữ riêng, các bộ thủ khác chỉ xuất hiện trong những chữ phức tạp.
    • Điều quan trọng khác là bạn cần tuân theo thứ tự các nét khi viết chữ. Bạn cần thực hiện bộ quy tắc cụ thể về thứ tự nét chữ, ví dụ như từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và ngang trước dọc sau.
    • Bạn có thể mua rất nhiều đầu sách luyện tiếng Trung để học về cấu tạo đúng của một từ. Những quyển sách này thường dành cho học sinh, nhưng cũng sẽ giúp ích cho bất kỳ những ai đang học Hán tự.
    • Một lợi ích lớn khác từ việc học chữ Trung Quốc là bạn có thể tiếp cận với tài liệu tiếng Quảng Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các tài liệu khác, bởi chúng sử dụng nhiều chữ Hán phồn thể hoặc giản thể, mặc dù ngôn ngữ nói hoàn toàn khác biệt.

Chìm đắm trong ngôn ngữ[sửa]

  1. Tìm một người bản xứ. Một trong những cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ mới của bạn là luyện nói với một người bản địa. Họ có thể dễ dàng chữa lỗi sai ngữ pháp và phát âm cho bạn; họ còn có thể giới thiệu về những cách diễn đạt thông tục hoặc thường ngày mà bạn không thể tìm thấy trong sách vở.
    • Thật tốt nếu bạn đã có một người bạn nói tiếng Trung sẵn sàng giúp đỡ! Tuy nhiên, khi không có bạn bè nói tiếng Trung, bạn có thể đăng quảng cáo trên báo hay trên mạng, hoặc tìm kiếm những nhóm giao lưu tiếng Trung hiện có tại nơi mình sinh sống.
    • Nếu bạn không thể tìm được bất kỳ người nói tiếng Trung nào gần nơi mình sinh sống, hãy thử tìm ai đó qua phần mềm Skype. Họ có thể sẵn sàng trao đổi 15 phút nói chuyện bằng tiếng Trung với 15 phút nói chuyện bằng tiếng Anh, với điều kiện bạn phải biết tiếng Anh.
    • Nếu bạn không tìm được bất kỳ ai qua Skype, hãy thử QQ (bạn chỉ cần tìm kiếm QQ trên Google, đường dẫn đầu tiên chính là QQ). QQ là phần mềm trò chuyện qua mạng phổ biến tại Trung Quốc. Qua QQ, bạn có thể tìm được nhiều phòng/nhóm học ngoại ngữ, hầu hết là học tiếng Anh. Họ sẽ rất vui khi nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh. Bạn có thể vào nhóm với số đăng nhập (ID) là 229776426 trên QQ, hy vọng bạn có thể tìm được người bạn cùng học tiếng với mình.
  2. Cân nhắc đăng ký một khóa học ngoại ngữ. Nếu bạn cần thêm động lực hoặc cho rằng mình sẽ học tốt hơn trong một môi trường chính thống hơn, hãy đăng ký một khóa học tiếng Trung.
    • Tại Hoa Kỳ, sự gia tăng của cộng đồng người châu Á đã khiến nhiều lớp học ngoại ngữ do tình nguyện viên đứng lớp xuất hiện. Học phí hàng năm thường từ 300 đô-la tới 500 đô-la hoặc hơn thế, chưa bao gồm các chi phí khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tham gia lớp học tiếng Trung trực tuyến.
    • Hãy tìm kiếm những khóa học ngoại ngữ ở các trường đại học hoặc cao đẳng trong khu vực.
    • Nếu bạn lo lắng khi phải tham gia lớp học một mình, hãy rủ thêm một người bạn đăng ký cùng. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn và cũng có ai đó để cùng luyện tập giữa các buổi học!
  3. Xem phim truyện hoặc phim hoạt hình Trung Quốc. Hãy mua vài đĩa phim DVD tiếng Trung (có phụ đề) hoặc xem phim hoạt hình tiếng Trung trên mạng. Đây là phương pháp dễ dàng và mang tính giải trí cao, giúp bạn có cảm nhận về âm thanh và cấu trúc của tiếng Trung.
    • Nếu bạn cảm thấy đặc biệt "sung sức", hãy thử tạm dừng phim sau một vài câu đơn giản và lặp lại chúng. Phát âm tiếng Trung của bạn sẽ phần nào giống thật hơn!
    • Nếu không tìm mua được phim tiếng Trung, hãy thuê phim ở các cửa hàng cho thuê băng đĩa vì họ thường có phim nước ngoài. Ngoài ra, hãy tới hỏi thư viện địa phương về phim tiếng Trung hoặc nhờ họ tìm kiếm giúp bạn.
  4. Nghe nhạc Trung Quốc hoặc các kênh phát thanh bằng tiếng Trung. Nghe nhạc và/hoặc nghe đài tiếng Trung cũng là cách hay để chìm đắm trong thứ tiếng này. Dù bạn không hiểu tất cả mọi thứ, hãy cố gắng nắm bắt những từ khóa để hiểu cơ bản nội dung được truyền tải.
    • Việc cài phần mềm nghe đài tiếng Trung trên điện thoại sẽ giúp bạn nghe đài mọi lúc mọi nơi.
    • Tải các chương trình podcast tiếng Trung để nghe khi tập thể dục hoặc làm việc nhà.
  5. Cân nhắc một chuyến du lịch tới Trung Quốc. Khi bạn đã quen thuộc với những kiến thức cơ bản trong giao tiếp bằng tiếng Trung, hãy cân nhắc một chuyến du lịch tới Trung Quốc, hoặc thậm chí là Đài Loan. Còn gì tốt hơn việc chìm đắm trong tiếng Trung qua một chuyến hành trình tới đất nước nguồn cội của thứ tiếng này!
  6. Đừng quá khắt khe với bản thân. Học ngoại ngữ là cả một quá trình - bạn cần phải kiên nhẫn. Hãy học hỏi dần dần, bởi tiếng Trung cũng là một trong những thứ tiếng khó học nhất trên thế giới.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn cũng có thể dùng Wechat để làm quen với người bản xứ, bởi đây là phần mềm mạng xã hội phổ biến nhất trong cộng đồng người Trung Quốc, tương tự như Twitter ở các nước phương Tây.
  • Nếu có thể, bạn nên tham gia một khóa học nhập môn tiếng Trung tại trường phổ thông hoặc đại học để tự tin khi giao tiếp, cũng như có phát âm và ngữ điệu chuẩn xác. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản sẽ là bàn đạp để bạn tự học cao lên. Tốt nhất, hãy đảm bảo khóa học đó hoàn toàn được truyền đạt bằng tiếng Trung chứ không phải tiếng Việt.
  • Phần lớn người Trung Quốc đều tự hào về văn hóa của mình và cũng rất sẵn lòng giúp đỡ người nước ngoài học ngôn ngữ của họ. Đừng ngại mở lời nhờ một người bản xứ giúp đỡ hoặc luyện tập cùng bạn.
  • Tính kiên trì là điều mấu chốt! Ngay cả khi bạn cho rằng mình đã biết rất nhiều, hãy đảm bảo bạn luôn ôn tập lại; bằng không, bạn sẽ chóng quên những kiến thức này. Sẽ thật bực mình khi phải học đi học lại chỉ vì bạn không học đủ ít nhất bốn lần mỗi tuần.
  • Mặc dù còn nhiều bất đồng về việc La-tinh hóa chữ tiếng Trung và sử dụng các hệ thống này, việc học Pinyin sẽ đem lại giá trị to lớn nếu bạn muốn viết chữ tiếng Trung bằng bàn phím chữ La-tinh.
  • Thanh điệu và phát âm rất quan trọng trong tiếng Trung. Khi học từ mới (đặc biệt là với những người mới học), hãy dành thêm thời gian để luyện thanh điệu. Ví dụ, 3 thanh điệu "ma", "ma?" và "ma!" trong tiếng Việt dường như chỉ là một từ, nhưng trong tiếng Trung lại là ba từ hoàn toàn không liên quan tới nhau.
  • Đừng bỏ qua một ngày hoặc vài tuần học bài chỉ vì bạn không có thời gian. Bạn sẽ quên hết tất cả mọi thứ và phải bắt đầu lại từ con số 0.
  • Nếu bạn cần học cấp tốc, hãy sử dụng một số phần mềm (ví dụ như Rosetta Stone, hoặc phần mềm điện thoại miễn phí Duolingo) hoặc thẻ từ mới để học trước khi đi ngủ. Bạn sẽ thích học nói, viết và đọc tiếng Trung Quốc theo cách thức tương tác thú vị này.
  • Mặc dù tiếng Trung Đài Loan khá giống với tiếng Trung lục địa, nhưng giữa hai bên vẫn tồn tại những khác biệt khó nhận thấy trong phát âm, từ vựng và ngữ pháp, tương tự như tiếng Anh Mỹ và Anh Anh.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu học những câu nói có phần phản cảm, bạn cũng chỉ nên dùng chúng khi đùa vui, bởi nhiều câu chửi bằng tiếng Trung có thể có hiệu ứng rất mạnh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]