Học toán như thế nào – Jo Boaler/Phần 1. Giới thiệu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chào mừng các bạn đến với khóa học đầu tiên có tên Học Toán Như Thế Nào. Khóa học này dành riêng cho giáo viên, phụ huynh, người quản trị, và bất cứ ai đang dạy hay kèm cặp các em học toán.

Tại thời điểm này đã có 20,000 người đặng ký học giáo trình này trên Coursera. Có thể có một số bạn biết đến tôi hay đã từng đọc sách của tôi. Và cũng không ít người không biết tôi là ai.

Vâng, tôi là giáo sư môn giáo dục toán học tại Đại Học Standford. Nhưng trước khi là giáo sư tôi đã từng dạy toán ở nhiều cấp khác nhau. Chẳng hạn, ở Anh, tôi đã dạy các học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 18. Ở Mỹ tôi đã dạy toán từ lớp 7 đến lớp 8, và ở Stanford cho những sinh viên sau đại học. Như vậy là rất nhiều cấp độ.

Như đã nói, khóa học này dành cho giáo viên và phụ huynh, đó là bởi vì đây không phải là chỉ những kỹ thuật dạy với đầy đủ chi tiết, mặc dù cũng có nêu một số kỹ thuật.

Nhưng thật ra đây là một giáo trình phần nào có tính chất thực nghiệm với một số ý tưởng đóng góp của bản thân tôi.

Ta biết việc dạy học là một quá trình thật phức tạp và trí tuệ, dù cho phần đông thường không nghĩ như thế. Thử tưởng tượng bạn đang ở giữa một buổi thảo luận tại lớp và có một học sinh hỏi bạn một câu, và bạn cần phải phản hồi bằng một lời phán đoán hay gợi ý sáng tạo bằng một câu hỏi khác. Trong lúc đó, bạn phải nghe những gì các học sinh đã nói và đánh giá những tương tác của họ theo quỹ đạo toán học đang hình thành và phát triển, và tìm ra điều gì có thể giúp họ hiểu được vấn đề và đưa ra những gợi ý hầu giúp họ giải được theo hướng đi của họ chứ không phải theo hướng của mình. Trong tích tắc đó bạn phải nhận vào những ý kiến và phác thảo từ học sinh và phải đưa ra những quyết định và phản hồi bằng một câu hỏi gợi ý và đánh giá. Đó là một công việc rất khó khăn và việc dạy học là một trong những công việc khó nhọc nhất trên thế giới.

Nó cũng là một trong những công việc quan trọng nhất. Và giờ đây ta biết những giây phút ngắn ngủi trao đổi với học trò và những thông điệp gởi đến họ là điều có thể tạo nên sự khác biệt.

Nhưng trước tiên, tôi muốn chúng ta nhìn lại một số dữ liệu mà tôi đã biết được trong năm vừa qua, làm tội khá sốc.

Thông tin đó là hiện giờ ta có 50% số sinh viên thuộc hệ cao đẳng 2 năm, và 70% trong số đó phải học lại môn toán. Cơ bản là học lại kiến thức toán ở trung học. Và chỉ một trong mười sinh viên hoàn tất được những khóa phụ đạo này. 90% còn lại bỏ hẳn toán và bỏ đại học không qua được ải toán học.

Dữ liệu này tôi nghĩ thật là đáng giật mình, báo cho biết một vấn nạn đang lan rộng và trầm trọng. Và tôi muốn các bạn nghĩ xem nguyên do chủ yếu của thực trạng này là từ đâu?

  • Có phải do phương pháp dạy toán ở trường phổ thông và đại học?
  • Hay có phải do học viên thiếu kiến thức nền tảng toán học khiến họ trượt dài trên con đường toán học?
  • Hay có phải do học viên không có khả năng học toán ở mức độ cao?
  • Hay do đại số là một vật cản không thể vượt qua?

Bạn hãy chọn một hay hai nguyên nhân mà theo ý bạn là nguyên nhân chính của thực trạng tồi tệ này.

Tôi đã trình bày với các bạn thực trạng đáng buồn của các sinh viên cao đẳng. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Đối với những học sinh không đi vào đại học thực trạng còn tồi tệ hơn. Và những sinh viên hệ đại học bốn năm, theo tôi được biết, cũng có nhiều người khốn khổ vì môn toán. Tôi phát hành quyển sách nói về vấn đề này cách đây vài năm, với ấn bản ở Mỹ và Anh. Nhờ đó tôi có dịp đi đến nhiều nơi và gặp một số lớn những người hoạt động trong ngành giáo dục có trình độ chuyên môn cao.

Nhiều phụ nữ trong số họ rất sợ toán học. Họ không ngại cho tôi thấy mức độ nghiêm trọng của các phản ứng tiêu cực của họ đối với toán học. Họ chia sẻ với tôi những câu chuyện mất mát của họ khi đến với toán trong những năm miệt mài ở đại học. Trớ trêu phải không khi giới thiệu mình là nhà giáo dục toán học mà chính mình lại tuyên bố rằng toán học là một ác mộng cho rất nhiều người.

Những người không làm công tác khoa học dốt và sợ toán đã đành. Mà những nhà khoa học có địa vị và đoạt nhiều giải thưởng cũng ngại khi đụng đến toán học.

Ý kiến của phần đông đều cho rằng người nào làm toán tốt là người ấy thông minh, vì thế nếu bạn không thể làm toán tốt thì có nghĩa là bạn không thông minh.

Một số thành kiến tác hại sau đây đối với việc học toán:

1. Toán là môn chỉ dành riêng cho một loại người có năng khiếu. Nếu bạn không được trời ban cho năng khiếu ấy thì dù học chăm chỉ thế nào bạn cũng không thể nào khá hơn được.

2. Con trai lúc nào cũng làm toán tốt hơn con gái.

3. Dân Âu châu da trắng có khả năng tốt hơn so với dân da đen, châu Phi hay Mỹ La tinh.

4. Người Á châu, nhất là Nhật bản, thường giỏi toán. Do đó các học sinh Á châu lúc nào cũng chịu một áp lực lớn phải học giỏi toán cho xứng với thành kiến huyền thoại đó và làm vui lòng cha mẹ.

Những thành kiến rập khuôn này thật nguy hiểm, chúng đã được chứng minh trong các thí nghiệm tâm lý là sai lầm nghiêm trọng. Nó ngăn trở nỗ lực và làm nản lòng những người học toán và làm thui chột sáng tạo cũng như nhiệt tình của những người dạy toán về hiệu quả công việc của họ. Do đó việc đầu tiên cho những người dạy toán là đã phá những thành kiến tác hại và tiêu cực này để giúp những học sinh yếu toán thêm tin tưởng là mọi người đều có thể giỏi toán nếu được dạy hay học đúng cách.

Chúng ta cần nhà giáo, phụ huynh, các nhà quản lý trường học lên tiếng chống lại những thành kiến hủ lậu này để đem toán học trở về với toán học thực sự, cái toán học ứng dụng được và cái toán học bang bạc trong thế giới thực tại. Tất cả chúng ta có thể làm được điều ấy nếu chúng ta hợp tác. Mọi người đều có vai trò trong công việc chung quan trọng này.

Mục lục[sửa]

Tác giả và Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây