Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hồi phục sau điều trị bong võng mạc
Từ VLOS
Võng mạc là lớp mô thần kinh mỏng có thể cảm nhận ánh sáng, bao gồm mạch máu và nằm ở đáy mắt.[1] Khi võng mạc bị rách hay bong khỏi thành nhãn cầu thì thị lực sẽ mất. Nếu võng mạc bị bong trong thời gian dài mà không được chữa trị, bạn sẽ mất thị lực vĩnh viễn.[2] Phẫu thuật hầu như luôn luôn là phương pháp để nối lại võng mạc mặc dù giải pháp này không phải lúc nào cũng phục hồi thị lực thành công về tình trạng ban đầu.[3] Sau khi võng mạc bong bạn phải lập tức tìm biện pháp điều trị để tránh các biến chứng nghiêm trọng không thể khắc phục, trong đó có khả năng mù. Gắn lại võng mạc và thực hiện các hướng dẫn hậu phẫu là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khả năng phục hồi thị lực tối đa.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hồi phục sau phẫu thuật tách pha lê dịch[sửa]
- Chuẩn bị cho phẫu thuật. Cũng như các phẫu thuật khác ở võng mạc, bạn phải kiêng ăn hay uống bất kì thứ gì trong khoảng thời gian 2-8 giờ trước khi tiến hành. Người ta cũng hướng dẫn bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm nở rộng đồng tử.[4]
- Phẫu thuật tách pha lê dịch. Phẫu thuật này sẽ tách bỏ pha lê dịch trong nhãn cầu và bất kì phần mô nào đang ngăn cản võng mạc phục hồi. Sau đó bác sĩ bơm không khí, khí hay chất dịch khác thay thế pha lê dịch để võng mạc có thể dính trở lại và phục hồi.[3]
- Hồi phục sau phẫu thuật. Trước khi về nhà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cẩn thận về cách chăm sóc mắt để đảm bảo mắt hồi phục hoàn toàn. Tuân theo hướng dẫn của họ và hỏi họ về những gì còn chưa rõ. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn:
-
Giữ
đầu
cố
định.
Sau
phẫu
thuật
đa
số
bệnh
nhân
đều
được
hướng
dẫn
giữ
yên
đầu
ở
một
vị
trí
cụ
thể.
Đây
gọi
là
cách
"định
vị
đầu",
đóng
vai
trò
quan
trọng
để
giúp
bóng
khí
đi
vào
vị
trí
phù
hợp[4]
và
duy
trì
hình
dạng
mắt.[5]
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về tư thế đầu để hỗ trợ võng mạc lành.[4]
- Không đi máy bay cho đến khi bóng khí đã được hấp thu hoàn toàn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào có thể đi máy bay trở lại.[4]
- Có bóng khí trong mắt là nguyên nhân gây ra biến chứng trong các phẫu thuật khác. Cho bác sĩ biết về tình trạng bóng khí trong mắt trước khi thực hiện các phẫu thuật sau này và trước khi gây mê, đặc biệt là khí nitơ ôxít.[4]
-
Đeo
hộp
mắt.
Bác
sĩ
có
thể
cho
bạn
đeo
hộp
mắt
để
giúp
hồi
phục,
họ
sẽ
hướng
dẫn
bạn
cách
sử
dụng
hộp
mắt
và
thời
gian
cần
sử
dụng.[5]
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước trước khi thao tác với bất kì thiết bị nào dùng cho mắt.[5]
- Nhúng ướt cục bông gòn trong dung dịch rửa mắt được bác sĩ chỉ định.[5]
- Làm mềm lớp vảy hình thành trên mắt và nhẹ nhàng lau mắt từ trong ra ngoài. Nếu bạn đang điều trị cho cả hai mắt thì sử dụng một cục bông gòn riêng cho mỗi mắt.[5]
- Đeo miếng che và dán mắt. Bác sĩ có thể cho bạn đeo miếng dán và miếng che mắt để giúp mắt mau lành. Những dụng cụ này sẽ bảo vệ mắt bạn trong lúc ngủ và bất kì khi nào cần ra ngoài.[5]
Hồi phục sau thủ thuật bơm khí vào mắt[sửa]
- Chuẩn bị cho phẫu thuật. Cũng như mọi thủ thuật phẫu thuật, bạn được hướng dẫn các bước chuẩn bị cụ thể trước khi tiến hành. Thông thường việc chuẩn bị bao gồm:
- Tiến hành thủ thuật bơm khí vào mắt. Bác sĩ tiến hành bằng cách bơm bong bóng không khí hay khí vào khoảng trống chứa pha lê dịch. Pha lê dịch là khối gelatin giúp duy trì hình dạng mắt.[6] Bong bóng khí phải ép sát vào khu vực võng mạc bị rách để giúp vá kín vị trí này.[3]
- Hồi phục sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc mắt. Bệnh vẫn có thể gây ra biến chứng trong các phẫu thuật sau này nếu bóng khí chưa được hấp thu hoàn toàn.
- Sử dụng miếng dán và che mắt. Bác sĩ thường đề nghị sử dụng băng dán mắt khi ra khỏi nhà để bảo vệ mắt trước ánh nắng và bụi/dị vật. Có thể bạn phải đeo miếng che mắt trong khi ngủ để ngăn chặn các tổn thương có khả năng xảy ra khi nằm trên gối.[7]
-
Sử
dụng
thuốc
nhỏ
mắt.
Bạn
thường
phải
sử
dụng
thuốc
nhỏ
mắt
để
giữ
ẩm
và
tránh
nhiễm
trùng
trong
thời
gian
chờ
mắt
lành.[7]
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc nhỏ mắt và các thuốc khác.[7]
Hồi phục sau thủ thuật ép củng mạc[sửa]
- Chuẩn bị cho phẫu thuật. Công tác chuẩn bị cơ bản được áp dụng cho tất cả các phẫu thuật võng mạc. Không ăn hay uống bất kì thứ gì trong khoảng thời gian 2-8 giờ trước khi phẫu thuật (bác sĩ sẽ yêu cầu bạn), và sử dụng thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử (nếu bác sĩ hướng dẫn bạn làm vậy).[4]
-
Tiến
hành
ép
củng
mạc.
Thủ
thuật
được
thực
hiện
bằng
cách
khâu
một
dải
băng
silicôn,
còn
gọi
là
đai
độn,
vào
tròng
trắng
của
mắt.
Vật
liệu
được
khâu
vào
mắt
này
sẽ
tạo
một
chỗ
hơi
trũng
trên
vách
nhãn
cầu,
qua
đó
giải
phóng
một
phần
sức
căng
tại
vị
trí
bong
võng
mạc.[3]
- Trong trường hợp có nhiều vết rách/lỗ thủng trên võng mạc hoặc khi chỗ bong có diện tích lớn và nghiêm trọng, bác sĩ thường đề nghị sử dụng đai độn củng mạc để bọc xung quanh mắt.[3]
- Đa số các trường hợp đai độn được để lại trong mắt vĩnh viễn.[3]
- Bác sĩ có thể điều trị bằng laser hoặc đông lạnh để tạo mô sẹo xung quanh võng mạc. Phương pháp này giúp kết nối vết rách của võng mạc vào vách nhãn cầu, ngăn chặn pha lê dịch làm bong võng mạc.[4]
- Hồi phục sau phẫu thuật. Sau khi đặt đai độn củng mạc xong bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cẩn thận về cách chăm sóc mắt khi về nhà để đảm bảo mắt hồi phục hoàn toàn. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ và hỏi họ những gì còn chưa rõ. Hướng dẫn hậu phẫu thường bao gồm:
-
Đeo
hộp
mắt.
Bác
sĩ
có
thể
cho
bạn
đeo
hộp
mắt
để
giúp
hồi
phục,
Rửa
sạch
tay
bằng
xà
phòng
và
nước
trước
khi
thao
tác
với
bất
kì
thiết
bị
nào
dùng
cho
mắt.[5]
- Nhúng ướt cục bông gòn trong dung dịch rửa mắt được bác sĩ chỉ định.[5]
- Đặt cục bông gòn nằm ngang trên mí mắt trong vài giây để làm mềm vảy hình thành trên mắt.[5]
- Nhẹ nhàng lau mắt từ trong ra ngoài. Nếu bạn đang điều trị cho cả hai mắt thì sử dụng một cục bông gòn riêng cho mỗi mắt để tránh nhiễm trùng.[5]
-
Đeo
miếng
che
và
dán
mắt.
Bác
sĩ
có
thể
cho
bạn
đeo
miếng
dán
và
miếng
che
mắt
để
giúp
mắt
mau
lành.
Thời
gian
đeo
tùy
thuộc
vào
khuyến
nghị
của
bác
sĩ.
- Bạn thường phải đeo cả miếng dán mắt và miếng che mắt tối thiểu cho đến lần tái khám tiếp theo (thường là ngày hôm sau).[5]
- Đeo băng dán mắt khi ra ngoài trời và che mắt khỏi ánh nắng trực tiếp trong thời gian chờ lành. Bạn cũng có thể đeo kính râm để bảo vệ mắt trong thời gian hồi phục.[5]
- Có thể bạn phải đeo miếng che mắt bằng kim loại trong khi ngủ ít nhất là một tuần. Việc này nhằm ngăn chấn thương cho mắt trong trường hợp bạn lăn đầu trên gối.[5]
Các đề phòng sau phẫu thuật[sửa]
- Dành thời gian nghỉ ngơi. Trong vài ngày hoặc một tuần sau phẫu thuật, bạn cần thời gian nghỉ ngơi phục hồi. Trong thời gian này bạn nên tránh tất cả các hoạt động gắng sức và những hoạt động gây căng hay khó chịu cho mắt.[7]
- Giữ mắt sạch sẽ. Sau phẫu thuật bạn phải giữ vệ sinh mắt thật tốt cho đến khi võng mạc lành hoàn toàn. Bác sĩ thường khuyên bạn phải:
-
Sử
dụng
thuốc
nhỏ
mắt.
Nhiều
người
bị
ngứa,
đỏ,
sưng
hay
khó
chịu
sau
khi
phẫu
thuật
võng
mạc.
Bác
sĩ
thường
phải
kê
thuốc
nhỏ
mắt
hoặc
đề
nghị
sử
dụng
thuốc
nhỏ
mắt
không
kê
toa
để
điều
trị
các
triệu
chứng
này.[9]
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ về liều lượng nhỏ thuốc.
- Điều chỉnh mắt bằng kính thuốc. Một số người bị mờ mắt sau phẫu thuật võng mạc và tình trạng có thể kéo dài nhiều tháng. Nguyên nhân là do đai độn củng mạc làm thay đổi hình dạng nhãn cầu. Nếu bạn bị mờ mắt bác sĩ sẽ chỉ định dùng kính để khắc phục vấn đề.[9]
-
Tránh
lái
xe
hay
tập
trung
mắt
quá
nhiều.
Sau
phẫu
thuật
võng
mạc
bạn
thường
không
thể
lái
xe
trong
vài
tuần.
Nhiều
người
còn
bị
mờ
mắt
và
họ
buộc
phải
đeo
băng
dán
mắt
trong
nhiều
tuần.[7]
- Trong thời gian chờ mắt lành bác sĩ sẽ đề nghị bạn tránh lái xe cho đến khi thị lực cải thiện và tình trạng mắt ổn định hơn.[7]
- Tránh xem tivi hoặc nhìn màn hình máy vi tính trong thời gian dài, vì cố gắng tập trung mắt có thể khiến thời gian hồi phục trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra bạn có thể bị nhạy cảm với ánh sáng sau phẫu thuật và cảm thấy khó chịu mỗi khi nhìn vào màn hình thiết bị điện tử. Đọc sách trong thời gian dài cũng khiến bạn khó chịu.[7]
Lời khuyên[sửa]
- Tránh dụi, chà sát hay tạo áp lực lên mắt.
- Sau phẫu thuật bong võng mạc và xuất viện về nhà, bạn là người chịu trách nhiệm chính về khả năng hồi phục của mình, vì vậy bạn phải hiểu rõ hướng dẫn của bác sĩ để tuân theo.
- Đau, đỏ, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng là các triệu chứng phổ biến sau phẫu thuật, nhưng chúng sẽ hết từ từ.
- Thị lực có thể bị mờ trong vài tuần hay vài tháng sau đó, nhưng điều này là bình thường trong quá trình lành. Tuy nhiên bạn phải thông báo cho bác sĩ về bất kì thay đổi đột ngột hay đáng lo ngại về thị lực.
- Hồi phục sau phẫu thuật bong võng mạc là quá trình diễn ra chậm trong thời gian dài. Bạn không thể biết được kết quả cuối cùng cho đến một năm sau phẫu thuật.
Cảnh báo[sửa]
- Gọi điện cho bác sĩ hay bác sĩ phẫu thuật ngay nếu bạn nhận thấy thay đổi về thị lực; dấu hiệu nhiễm trùng như sốt và/hoặc ớn lạnh; đỏ, sưng, chảy máu hay tiết dịch nhiều ở mắt được chữa trị; khó thở, ho hay đau ngực; đau dữ dội và/hoặc kéo dài; hay bất kì triệu chứng mới xuất hiện nào.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002291.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/retinal-detachment/basics/definition/con-20022595
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/retinal-detachment/basics/treatment/con-20022595
- ↑ 4,00 4,01 4,02 4,03 4,04 4,05 4,06 4,07 4,08 4,09 4,10 4,11 4,12 http://www.nhs.uk/Conditions/Retinal-detachment/Pages/Treatment.aspx
- ↑ 5,00 5,01 5,02 5,03 5,04 5,05 5,06 5,07 5,08 5,09 5,10 5,11 5,12 5,13 5,14 5,15 5,16 5,17 5,18 http://www.fci-ophthalmics.com/blog/treatment-after-scleral-buckle-and-vitrectomy/
- ↑ https://nei.nih.gov/health/vitreous/vitreous
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 7,6 7,7 7,8 http://www.fci-ophthalmics.com/blog/what-to-expect-after-your-retinal-detachment-surgery/
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Retinal-detachment/Pages/Recovery.aspx
- ↑ 9,0 9,1 http://www.medicinenet.com/retinal_detachment/page8.htm#what_are_complications_of_surgery__for_a_retinal_detachment_and_what_is_recovery_like_after_retinal_detachment_surgery