Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa đau mắt đỏ
Từ VLOS
Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, là tình trạng viêm xảy ra tại kết mạc mắt và bên trong mí mắt. Nguyên nhân gây mắt đỏ có thể là dị ứng, nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm vi-rút. Viêm kết mạc do vi-rút và vi khuẩn đều có khả năng lây lan cao, do đó bạn cần tìm cách ngăn chặn nhiễm trùng lây lan càng sớm càng tốt. Để đôi mắt được khỏe mạnh, bạn nên xác định và điều trị các trường hợp đau mắt đỏ một cách nhanh chóng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chẩn đoán đau mắt đỏ[sửa]
-
Nhận
biết
triệu
chứng
đau
mắt
đỏ.
Trước
khi
điều
trị
đau
mắt
đỏ,
bạn
nên
chẩn
đoán
chính
xác
căn
bệnh
này.
Một
số
triệu
chứng
chung
cho
tất
cả
các
loại
đau
mắt
đỏ
là:
- Cộm như có cát bên trong hoặc xung quanh mắt
- Đau mắt
- Mờ mắt
- Ngứa mắt
- Đỏ mắt
- Chảy nhiều nước mắt
-
Phân
biệt
các
loại
đau
mắt
đỏ.
Mặc
dù
triệu
chứng
có
nhiều
điểm
chung
nhưng
vẫn
có
một
vài
điểm
khác
biệt
giữa
các
loại
đau
mắt
đỏ.
Các
triệu
chứng
riêng
biệt
của
đau
mắt
đỏ
do
vi
khuẩn,
vi-rút
và
dị
ứng
là:
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường tạo ghèn đặc màu vàng xanh và gây sưng mí mắt. Nhiễm khuẩn thường bắt đầu ở một bên mắt nhưng có thể lan sang mắt còn lại chỉ sau vài ngày.[1][2]
- Đau mắt đỏ do vi-rút thường tạo ghèn mắt lỏng hơn nhiều.[1]
- Đau mắt đỏ do dị ứng thường ảnh hưởng cả hai mắt cùng một lúc, có thể gây ngứa mắt và chảy nhiều nước mắt.[1] Cả hai mí mắt cũng có thể bị sưng lên.[2]
-
Khám
bác
sĩ
để
chẩn
đoán
chính
thức.
Nếu
không
chắc
chắn
mình
bị
đau
mắt
đỏ,
nghi
ngờ
có
vật
lạ
bay
vào
mắt,
đeo
kính
áp
tròng
thường
xuyên
hoặc
đã
từng
bị
nhiễm
trùng
mắt
nặng,
bạn
nên
đi
khám
bác
sĩ.
- Bác sĩ có thể xác định thời gian bắt đầu triệu chứng và phát hiện xem có phải bạn bị dị ứng trước đó hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mắt và lấy mẫu ghèn hoặc nước mắt để xét nghiệm.
- Mặc dù viêm kết mạc có thể tự khỏi nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt kháng histamin để kiểm soát triệu chứng.
- Xác định trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút hoặc vi khuẩn. Đau mắt đỏ do vi-rút và vi khuẩn được điều trị khác nhau. Bạn cần biết mình bị đau mắt đỏ trường hợp nào để có cách điều trị đúng. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định đúng loại đau mắt đỏ, do đó không nên cố tự mình chẩn đoán.
- Ngưng đeo kính áp tròng. Nếu có thói quen đeo kính áp tròng, bạn nên ngưng đeo ngay và chuyển sang đeo kính thường cho đến khi mắt hoàn toàn bình phục.[3] Vứt bỏ kính áp tròng dùng một lần có khả năng đã bị nhiễm trùng đau mắt đỏ cũng như sát trùng dụng cụ đựng kính. Hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa về cách sử dụng các dụng cụ sát trùng hoặc kính áp tròng cứng.
Điều trị đau mắt đỏ[sửa]
-
Rửa
xung
quanh
mắt
nhiều
lần
trong
ngày
bằng
nước
và
khăn
sạch.
Cẩn
thận
dùng
khăn
sạch
chấm
lên
mắt
để
làm
khô
mắt,
không
được
dùng
tay
dụi
mắt.[2]
- Bạn có thể chườm lạnh hoặc ấm.[3] Nếu chắc chắn mình bị đau mắt đỏ do dị ứng, tốt nhất nên chườm lạnh. Nếu bạn bị đau mắt đỏ do nhiễm trùng, chườm ấm có thể giúp giảm sưng và đỏ. [4]
- Nhiễm trùng có thể lây từ mắt này sang mắt kia nên bạn cần cẩn trọng khi chườm mắt. Nên sử dụng từng miếng gạc riêng cho mỗi mắt và đảm bảo rửa tay sạch giữa mỗi lần chườm mắt. Sử dụng gạc mới cho mỗi lần vệ sinh mắt.
- Bạn nên bắt đầu từ bên trong mắt (vị trí gần mũi nhất) và lau dần ra phía ngoài. Sử dụng phần khác của miếng gạc cho mỗi lần lau để giảm khả năng lây nhiễm chéo.[2]
-
Rửa
mắt
bằng
dung
dịch
nhỏ
mắt
không
kê
đơn.[3]
Đối
với
riêng
trường
hợp
viêm
kết
mạc
do
dị
ứng,
bạn
nên
sử
dụng
thuốc
nhỏ
mắt
kháng
histamin.
Bạn
có
thể
tìm
mua
loại
không
kê
đơn
hoặc
xin
bác
sĩ
kê
đơn.
Thuốc
kháng
histamine
giúp
giảm
sưng
như
một
phản
ứng
tự
nhiên
của
cơ
thể
để
chống
lại
vi-rút,
vi
khuẩn
hoặc
dị
nguyên
(tác
nhân
gây
dị
ứng).[5]
- Đảm bảo sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo và tránh các dung dịch chứa phụ gia như Visine.
-
Điều
chỉnh
cách
điều
trị
dựa
trên
khuyến
cáo
từ
bác
sĩ.
Viêm
kết
mạc
do
vi-rút
và
vi
khuẩn
được
điều
trị
khác
nhau.
Dưới
đây
là
những
khác
biệt
chính:
- Nếu bạn bị viêm kết mạc do vi-rút, hãy chờ cho bệnh tự khỏi. Không có thuốc điều trị viêm kết mạc do vi-rút. Trẻ bị viêm kết mạc do vi-rút có thể đi học trở lại sau 3-5 ngày hoặc sau khi triệu chứng thuyên giảm.
- Nếu bị viêm kết mạc do vi khuẩn, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh kê đơn. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn trong vòng vài ngày. Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn có thể đi học trở lại sau 24 tiếng điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp điều trị đau mắt đỏ thường ở dạng nhỏ mắt hoặc kem. [5]
-
Kiểm
tra
nếu
các
triệu
chứng
xấu
đi
trong
quá
trình
điều
trị
tại
nhà.
Nếu
đang
điều
trị
đau
mắt
đỏ
tại
nhà
nhưng
tình
trạng
có
vẻ
tồi
tệ
hơn,
bạn
nên
đi
tái
khám.
Giác
mạc
có
thể
đã
bị
nhiễm
trùng.[6]
Những
dấu
hiệu
sau
đây
chứng
tỏ
đau
mắt
đỏ
đang
ngày
càng
nghiêm
trọng:
- Thị lực giảm (nhấp nháy mắt không thể giúp nhìn tốt hơn)
- Đau mắt nhiều hơn
- Nhạy cảm hơn với ánh sáng
- Nhiễm trùng nặng hơn
- Các triệu chứng xấu đi hoặc xuất hiện thường xuyên hơn
Ngăn ngừa đau mắt đỏ[sửa]
-
Sử
dụng
biện
pháp
phòng
ngừa
để
hạn
chế
lây
lan
viêm
kết
mạc
do
vi-rút
hoặc
vi
khuẩn.
Viêm
kết
mạc
do
vi-rút
hoặc
vi
khuẩn
rất
dễ
lây
cho
người
khác
hoặc
từ
mắt
này
sang
mắt
kia
nếu
chỉ
có
một
mắt
bị
nhiễm.
Bạn
cũng
có
thể
bị
tái
nhiễm
đau
mắt
đỏ
sau
khi
khỏi
bệnh.
Để
tránh
điều
này,
bạn
nên
thực
hiện
các
phương
pháp
phòng
ngừa
sau:
- Không dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt hoặc vỏ gối với bất cứ ai trong vòng một tuần sau khi các triệu chứng đau mắt đỏ hoàn toàn biến mất.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.
- Hạn chế chạm tay vào mắt hết mức có thể. Nếu chạm tay gần mắt bị nhiễm, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước ngay lập tức.
- Thay vỏ gối, khăn mặt và khăn tắm mỗi ngày. Giặt vỏ gối, khăn mặt và khăn tắm bẩn bằng nước nóng và xà phòng.
- Không đeo kính áp tròng cho đến khi tất cả triệu chứng đau mắt đỏ hoàn toàn biến mất. Vứt bỏ kính áp tròng dùng một lần hoặc vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi tái sử dụng để ngăn ngừa tái nhiễm.
- Không trang điểm mắt cho đến triệu chứng biến mất. Vứt bỏ các dụng cụ trang điểm mắt mà bạn đã sử dụng trong vòng vài ngày khởi phát triệu chứng đau mắt đỏ. Mua dụng cụ trang điểm mắt mới sau khi triệu chứng biến mất.
-
Tránh
bị
đau
mắt
đỏ.
Việc
tránh
đau
mắt
đỏ
có
thể
trở
nên
khó
khăn
nếu
vi-rút
hoặc
vi
khuẩn
lan
rộng.
Tuy
nhiên,
bạn
có
thể
áp
dụng
các
phương
pháp
sau
để
giảm
thiểu
nguy
cơ
nhiễm
trùng.[7]
- Không dùng chung dụng cụ trang điểm mắt
- Không dùng chung kính áp tròng, hộp đựng kính hoặc dung dịch nhỏ mắt
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt
- Không dùng chung khăn tắm, gối, ga trải gường, khăn tay
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc cơ thể với người khác
- Đeo mắt kính bảo vệ khi thời tiết lạnh, nóng hoặc gió để tránh kích thích
Lời khuyên[sửa]
- Vi-rút gây viêm kết mạc thường giống với vi-rút cảm. Vi-rút có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc khi ho và hắt hơi.
- Kiểm soát triệu chứng đau mắt đỏ do dị ứng bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên gây đau mắt đỏ.[8]
Cảnh báo[sửa]
- Đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng quá mức đến nỗi không thể mở mắt. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện trong vòng 7 ngày.
- Không sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn chứa thành phần giúp thông mũi.
- Nếu đã từng phẫu thuật mắt, bạn nên đi khám nhãn khoa ngay lập tức khi nghi ngờ mình bị nhiễm trùng mắt.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/basics/causes/con-20022732
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.webmd.com/eye-health/ss/slideshow-pinkeye
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/basics/lifestyle-home-remedies/con-20022732
- ↑ http://www.webmd.com/eye-health/tc/pinkeye-home-treatment
- ↑ 5,0 5,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/basics/treatment/con-20022732
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/basics/complications/con-20022732
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/basics/prevention/con-20022732
- ↑ http://www.allaboutvision.com/conditions/conjunctivitis-types.htm