Ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có thể bạn đã từng thấy ai đó bị bệnh đục thủy tinh thể, khi thủy tinh thể trong mắt trở nên mờ đục. Trong thực tế, 90% số người ở tuổi 60 trở lên đều bị đục thủy tinh thể, dù không phải tất cả đều bị giảm thị lực đáng kể và cần phải can thiệp.[1] Tình trạng đục thủy tinh thể ngăn cản quá trình xử lý ánh sáng của võng mạc, khiến thị lực giảm dần tuy không đau. Có lẽ bạn khó mà biết điều gì xảy ra lúc ban đầu. Hiện nay bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa,[2] do đó bạn nên sớm tìm hiểu việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đục thủy tinh thể.

Các bước[sửa]

Bảo vệ và cải thiện mắt[sửa]

  1. Bảo vệ mắt dưới ánh sáng mặt trời. Đeo kính mát và mũ rộng vành mỗi khi cần ra ngoài trời. Chọn kính phân cực để mắt khỏi bị căng vì nhạy cảm với ánh sáng chói. Kính của bạn cũng cần có khả năng chống tia cực tím để bảo vệ mắt khỏi các tia UVA và UVB.[3] Các tia này có thể gây đục thủy tinh thể, trong đó tia UVB còn có thể gây thoái hóa điểm vàng.[4] Nếu không có việc cần thiết, bạn nên ở trong nhà trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.[5]
    • Bạn cũng cần bảo vệ đôi mắt nếu đang điều trị bằng phương pháp xạ trị toàn thân (như trong điều trị ung thư). Đeo kính bảo hộ hoặc các loại kính bảo vệ mắt khác theo lời khuyên của bác sĩ.[5]
  2. Bảo vệ mắt khi sử dụng màn hình. Ngồi cách màn hình vi tính hoặc ti vi ít nhất 30 cm, do màn hình phát ra tia phóng xạ tuy ở mức thấp. Mặc dù không có nghiên cứu nào cho thấy sự tương quan giữa màn hình đang hoạt động và bệnh đục thủy tinh thể, bạn cũng nên giữ khoảng cách và hạn chế thời gian ngồi trước màn hình. Điều này có thể giúp bạn cải thiện thị lực.[4][6]
    • Kéo màn che cửa sổ để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng chói. Điều chỉnh màn hình máy tính sao cho ánh sáng mạnh nhất chiếu vào màn hình một góc 90°. Bạn cũng đừng quên điều chỉnh độ sáng và độ tương phản trên màn hình để đỡ bị căng mắt.[7]
    • Tuân theo phương pháp 20-20-20. Cách mỗi 20 phút, rời mắt khỏi màn hình và nhìn vào một vật cách xa 20 feet (6 m) trong 20 giây. Cài đặt chuông nhắc nhở cũng có ích.[7]
  3. Biết khi nào cần đi kiểm tra mắt. Tình trạng đục thủy tinh thể không quan sát được bằng mắt thường, do đó điều quan trọng là bạn cần đi khám mắt định kỳ. Bắt đầu từ tuổi 40, việc đến bác sĩ kiểm tra mắt định kỳ là vô cùng quan trọng. Cần đi khám mắt hai năm một lần nếu bạn trong độ tuổi từ 18 đến 60 và không có yếu tố rủi ro.[8]
    • Nếu trên 61 tuổi và không có yếu tố rủi ro, bạn nên đi khám mắt mỗi năm một lần, hoặc khám nhiều lần hơn nếu có thêm yếu tố rủi ro.[8]
  4. Tránh hút thuốc và uống rượu. Việc hút thuốc lá phóng thích các gốc tự do vào cơ thể, gây khó khăn cho quá trình sửa chữa các tổn thương. Càng nhiều gốc tự do trong cơ thể thì càng nhiều tế bào bị tổn hại, và điều đó góp phần gây đục thủy tinh thể.[9] Bạn cũng không nên uống quá một ly rượu mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chất cồn ảnh hưởng đến sự ổn định can-xi trong thủy tinh thể.
    • Chất cồn cũng làm thay đổi sự tương tác với protein của mắt, do đó tăng rủi ro tổn thương niêm mạc.[10]
  5. Ăn các loại rau lá xanh đậm. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ các loại rau lá xanh đậm có chứa các chất chống ô-xy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Các chất chống ô-xy hóa như lutein và zeaxanthin (có tự nhiên trong võng mạc và thủy tinh thể) đã được chứng minh là có tác dụng chống lại sự hình thành đục thủy tinh thể nhờ chúng hấp thụ tia sáng chói và tia UV. Nếu uống thực phẩm bổ sung, mỗi ngày bạn nên cố gắng uống thêm 6 mg lutein và zeaxanthin. Các nguồn dồi dào chất chống ô-xy hóa gồm có:[11][12]
    • Cải xoăn
    • Rau chân vịt
    • Cải rổ
    • Lá củ cải
    • Lá bồ công anh
    • Cải bẹ xanh
    • Lá củ cải đường
    • Xà lách radicchio
    • Bí mùa hè và mùa đông
  6. Bổ sung vitamin C. Vitamin C có thể giúp cải thiện mắt và ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu y khoa khuyến nghị nên tận dụng vitamin C từ thức ăn hơn là uống thực phẩm bổ sung.[12] Thực phẩm bổ sung có thể giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, tuy nhiên bạn cần đến gần 10 năm uống thực phẩm bổ sung mới thấy được lợi ích.[4] Nếu chọn cách uống thực phẩm bổ sung, bạn có thể dùng theo liều lượng được khuyến nghị là 90 mg mỗi ngày cho nam giới và 75 mg cho nữ giới, 35 mg cho người hút thuốc. Hoặc bạn có thể ăn các loại rau và hoa quả sau đây:[12]
    • Dưa vàng
    • Súp lơ
    • Nho
    • Vải
    • Súp lơ xanh
    • Ổi
    • Ớt chuông
    • Cam
    • Dâu tây
  7. Nạp vitamin E. Vitamin E cũng chứa các chất chống ô-xy hóa, có thể bảo vệ mắt khỏi bị tổn hại bởi tia UV. Bạn nên cố gắng tận dụng các loại vitamin bằng chế độ ăn gồm nhiều hoa quả và rau nhiều màu sắc. Các loại hoa quả và rau có màu sặc sỡ chứa các hóa chất thực vật (phytochemicals) có thể giúp bạn duy trì sức khỏe. Nếu dùng thực phẩm bổ sung, bạn có thể uống với liều lượng theo khuyến nghị là 22 IU cho nam giới và 33 IU cho nữ giới. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin E từ các thực phẩm sau đây:[11]
    • Rau chân vịt
    • Hạnh nhân
    • Hạt hướng dương
    • Phôi lúa mì
    • Bơ đậu phộng
    • Cải rổ
    • Quả bơ
    • Xoài
    • Hạt phỉ
    • Cải cầu vồng
  8. Tập thể dục. Tập thể dục đều đặn với thời gian ít nhất 150 phút mỗi tuần. Phân chia khối lượng bài tập thành những khoảng thời gian hợp lý để đạt được lợi ích sức khỏe như nhau.[13][14] Người ta đã chứng minh rằng bài tập thể dục cường độ trung bình hoặc đi bộ nhanh có thể giảm rủi ro đục thủy tinh thể.[13] Theo các nghiên cứu y khoa, việc tập thể dục càng được thực hiện nghiêm ngặt thì càng giảm được nguy cơ đục thủy tinh thể.[14]
    • Bệnh đục thủy tinh thể có liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường. Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường, do đó bạn nên duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Nhận biết bệnh đục thủy tinh thể[sửa]

  1. Nhận biết các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể thường gặp ở tuổi già và có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Đến bác sĩ ngay khi bạn có bất cứ triệu chứng nào sau đây:[15]
    • Mắt mờ
    • Màu sắc dường như nhạt đi
    • Khó đọc sách hoặc lái xe
    • Hình ảnh lóa (nhìn thấy vòng hào quang xung quanh nguồn sáng)
    • Thị lực kém vào ban đêm
    • Nhìn một thành hai
    • Thường xuyên phải thay đổi kính theo toa
  2. Đi khám mắt. Để kiểm tra đục thủy tinh thể, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra mắt định kỳ và làm thêm vài xét nghiệm.[16] Ví dụ, bác sĩ có thể kiểm tra mắt bằng đèn khe. Kỹ thuật này sử dụng độ phóng đại và ánh sáng cường độ cao để quan sát thủy tinh thể và các bộ phận khác nằm bên trong mắt. Nhờ đó bác sĩ sẽ xác định liệu có vấn đề khi ánh sáng đi qua mắt do đục thủy tinh thể không.
    • Đồng tử trong mắt có thể được làm giãn bằng một loại thuốc nhỏ mắt. Khi đó bác sĩ có thể quan sát mắt của bạn rõ hơn để chấn đoán nếu mắt có vấn đề.
  3. Xác định dạng đục thủy tinh thể mà bạn mắc phải. Dù có đặc điểm chung là rối loạn thị lực, nhưng không phải mọi dạng đục thủy tinh thể đều như nhau. Bệnh đục thủy tinh thể được phân thành bốn loại, dựa trên vị trí, các triệu chứng và sự thay đổi độ của thị lực. Các dạng đục thủy tinh thể bao gồm:
    • Đục nhân thủy tinh thể (nuclear cataracts): Thủy tinh thể bị đục ở vùng trung tâm. Ban đầu tình trạng này chỉ gây cận thị, nhưng dần dần thủy tinh thể chuyển thành màu vàng hoặc nâu. Các triệu chứng chủ yếu của dạng đục nhân thủy tinh thể là thiếu khả năng phân biệt màu sắc.
    • Đục vỏ thủy tinh thể (cortical cataracts): Thủy tinh thể bị đục ở ngoài rìa. Phần đục hình chêm màu trắng có thể lan vào trung tâm thủy tinh thể và ngăn cản ánh sáng. Bệnh nhân thường có vấn đề với ánh sáng lóa.
    • Đục dưới bao sau (posterior subcapsular cataracts): Tình trạng này bắt đầu bằng các vùng đục nhỏ thường hình thành ở bao sau thủy tinh thể. Bệnh nhân bị rối loạn khả năng đọc và nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Một triệu chứng khác là nhìn thấy hào quang xung quanh các nguồn sáng, đặc biệt là vào ban đêm.
    • Đục thủy tinh thể bẩm sinh (congenital cataracts): Dạng đục thủy tinh thể này hình thành từ trước khi sinh, thường là do tình trạng nhiễm trùng của người mẹ khi sinh (như bệnh rubella, hội chứng Lowe, bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactosemia hoặc bệnh loạn dưỡng cơ).[16] Bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra đục thủy tinh thể ngay sau khi em bé sinh ra. Nếu tình trạng này cản trở trục nhìn trung tâm, phần đục thủy tinh thể cần phải loại bỏ để ngăn ngừa bệnh nhược thị (mắt lười). Tuy nhiên nếu phần đục có kích thước nhỏ và nằm bên ngoài trục thì có thể không cần phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi.
  4. Hiểu về các yếu tố rủi ro gây đục thủy tinh thể. Một số yếu tố hoặc tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn dễ bị đục thủy tinh thể hơn. Ví dụ, bệnh tiểu đường (tuýp 2) có thể ngăn cản quá trình chuyển hóa carbohydrates. Sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể có liên quan đến tình trạng tăng đường huyết, do đó bệnh nhân tiểu đường có thể bị đục thủy tinh thể nhanh hơn.[17] Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ la tinh và phụ nữ là những đối tượng có rủi ro cao hơn.[4] Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng gây nguy cơ đục thủy tinh thể:[8]
    • Tuổi tác tăng
    • Uống nhiều rượu hoặc hút thuốc
    • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời
    • Phơi nhiễm bức xạ ion hóa (như chất được dùng trong X-quang và xạ trị chữa ung thư) hoặc các chất độc
    • Tiền sử gia đình có bệnh về mắt như bệnh đục thủy tinh thể, cườm nước hoặc thoái hóa điểm vàng
    • Cao huyết áp
    • Béo phì
    • Có tiền sử chấn thương mắt hoặc viêm mắt[18]
    • Có tiền sử phẫu thuật mắt
    • Làm việc trong môi trường cần phải tập trung thị lực hoặc gây tổn hại cho mắt
    • Uống thuốc kê toa và không kê toa có tác dụng phụ đối với mắt như thuốc corticosteroid (Steroids có thể gây bệnh đục thủy tinh thể do steroid, và thuốc chống rối loạn thần kinh cũng có liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể). [8][4]
    • Đeo kính sát tròng
    • Bị bệnh sởi Đức (rubella) khi còn trong bụng mẹ
  5. Kiểm soát bệnh đục thủy tinh thể từ sớm. Bệnh đục thủy tinh thể liên tục làm mắt suy yếu, do đó điều quan trọng là cố gắng làm chậm quá trình tổn thương. Phẫu thuật mắt cũng là một lựa chọn, và việc trì hoãn sẽ chỉ khiến mắt bị giảm thị lực. Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể, bạn có thể thử:[4]
    • Đeo kính hoặc kính sát tròng có độ cao hơn
    • Dùng kính lúp khi đọc cỡ chữ nhỏ
    • Dùng ánh sáng mạnh, rõ
    • Thuốc giãn đồng tử
  6. Phẫu thuật đục thủy tinh thể. Phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục do tuổi tác và thay thế bằng thủy tinh thể khác. Thông thường bạn sẽ hồi phục trong vòng 24 giờ.[19] Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc nhỏ bôi trơn mắt và kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật.[20][21] Phần thủy tinh thể bị đục nằm ở ngoài rìa có thể không cần lấy ra vì vùng thị giác trung tâm vẫn được bảo tồn.[22]
    • Sau phẫu thuật, có thể bạn sẽ cảm thấy như trong mắt có dị vật. Tình trạng này thường là do mắt bị khô ở những vết khâu hoặc vết cắt. Trường hợp này có thể phải mất vài tháng phục hồi trước khi các triệu chứng biến mất.

Lời khuyên[sửa]

  • Cố gắng bổ sung vitamin B với chế độ dinh dưỡng tốt, bao gồm cá hồi, gà tây bỏ da, chuối, khoai tây, đậu lăng, cá lưỡi trâu, cá ngừ, cá tuyết, sữa đậu nành, phô mai.
  • Luôn luôn tham khảo bác sĩ trước khi bổ sung hoặc thay đổi chế độ ăn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. The University of Michigan Kellogg Eye Center, Cataracts
  2. Prevent Blindness America, Vision News; ABC News, Cataracts World's Leading Cause of Vision Loss
  3. http://www.aarp.org/health/conditions-treatments/info-07-2010/sunglasses_that_protectinstyle.3.html
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 http://umm.edu/health/medical/reports/articles/cataracts
  5. 5,0 5,1 http://www.myesr.org/cms/website.php?id=/en/publications_media/esr_work/esr_work_november_2013/radiation_protection_-_cataract_and_protection.htm
  6. https://www.uihealthcare.org/content.aspx?id=225642
  7. 7,0 7,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eyestrain/basics/lifestyle-home-remedies/con-20032649
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 http://www.aoa.org/patients-and-public/caring-for-your-vision/comprehensive-eye-and-vision-examination/recommended-examination-frequency-for-pediatric-patients-and-adults?sso=y
  9. The University of Michigan Kellogg Eye Center, Cataract
  10. http://www.bu.edu/alcohol-forum/alcohol-consumption-affects-risk-of-cataracts/
  11. 11,0 11,1 http://www.aoa.org/patients-and-public/caring-for-your-vision/nutrition/nutrition-and-cataracts?sso=y
  12. 12,0 12,1 12,2 Science Daily, Study: Eat Leafy Green Veggies To Help Prevent Cataracts
  13. 13,0 13,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23274600
  14. 14,0 14,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17900234
  15. ABC News, Cataracts World's Leading Cause of Vision Loss
  16. 16,0 16,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/basics/risk-factors/con-20015113
  17. http://www.allaboutvision.com/conditions/congenital-cataracts.htm
  18. Florida Eye Center, How to Delay or Prevent Cataracts
  19. http://www.reviewofophthalmology.com/content/i/1310/c/25217/
  20. http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/Cataracts
  21. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/cataract.html
  22. http://jama.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=270662