Huyền thoại Sisyphus
Các vị thần đã bắt Sisyphus phải chịu hình phạt không ngừng lăn một tảng đá lên tới đỉnh một ngọn núi, để rồi tảng đá lại bị sức nặng của chính nó kéo cho rơi xuống đất. Họ đã nghĩ, cũng với một cái lý, là không có sự trừng phạt nào khốc liệt hơn sự lao động hoài công và vô vọng.
Nếu tin vào lời Homer, Sisyphus chính là kẻ khôn ngoan và hiểu biết nhất trong thế giới loài người. Tuy nhiên, theo một giai thoại khác thì anh ta lại được khoác cho cái nghề mãi lộ. Tôi không thấy hai điều đó có gì tương phản. Người ta có những ý kiến giải thích khác nhau về lý do anh ta bị biến thành kẻ lao lực miệt mài vô vọng trong cõi âm. Đầu tiên, anh ta bị khép tội có tính khinh mạn đối với các vị thần. Anh ta đã đánh cắp những bí mật của họ. Aegina, con gái của Aesopus, bị Jupiter bắt đi mất. Sự mất tích của nàng làm người cha rúng động, và ông đem chuyện đó ra than vãn với Sisyphus. Biết rõ về vụ bắt cóc này, anh ta hứa sẽ nói sự thật với điều kiện Aesopus cung cấp nước cho thành đô Corinth. Cảm tình của anh ta đã nghiêng về phía sự tốt lành của dòng nước hơn là những lưỡi tầm sét từ trời – điều đó đem lại sự trừng phạt cho anh ta ở cõi âm. Homer còn kể thêm với chúng ta là chính Sisyphus đã xích thần chết lại. Diêm Vương Pluto không thể chịu đựng nổi cảnh tượng trống trải im lìm của đế quốc ông ta. Thế là ông ta đã phái thần chiến tranh xuất hiện trên mặt đất, và thần này giải phóng cái chết từ tay người đã hàng phục được nó.
Còn có câu chuyện khác là Sisyphus, trước lúc sắp từ giã cõi đời, đã dại dột muốn thử thách tình yêu của vợ anh ta. Anh ta ra lệnh cho nàng phơi xác mình lộ thiên ngay chính giữa quảng trường công cộng. Thế rồi Sisyphus thức giấc ở cõi âm. Ở đây, giận dữ vì sự vâng lời của vợ mình quá trái ngược với tình cảm con người, anh ta xin được phép của Diêm Vương cho trở về mặt đất để sửa trị cô vợ. Nhưng đến khi anh ta nhìn lại được mặt đất, sung sướng với nước và mặt trời, những tảng đá ấm áp và biển cả, anh ta không muốn phải quay về địa ngục tối tăm nữa. Bao nhiêu lời triệu hồi, bao nhiêu biểu hiện giận dữ, những lời cảnh cáo đều vô hiệu. Anh ta sống thêm nhiều năm trời trước mặt là bờ vịnh cong cong, nước biển lấp lánh và những nụ cười của mặt đất. Cuối cùng phải cần đến một sắc dụ của chư thần. Sứ thần Mercury đến tận nơi, túm lấy cổ áo kẻ trâng tráo, kéo xềnh xệch gã khỏi những niềm vui sướng của mình về lại âm cung, nơi tảng đá của gã đang chờ đợi.
Ta đã nắm bắt được hình ảnh của Sisyphus như người anh hùng phi lý. Những khát vọng của anh ta tạo ra điều đó cũng nhiều như sự hành hạ anh ta phải chịu vậy. Sự khinh mạn các vị thần, nỗi thù ghét đối với cái chết và niềm đam mê cuộc sống đã đem về cho anh ta hình phạt không thể diễn tả nổi trong đó toàn thể sự hiện hữu dốc vào một việc không đạt được gì cả. Đó chính là cái giá phải trả cho những khát vọng trần gian. Chúng ta không được nghe kể gì về Sisyphus ở cõi âm cả. Các huyền thoại được tạo ra để cho trí tưởng tượng thổi sinh khí vào chúng. Với huyền thoại này, người ta chỉ thấy toàn thể nỗ lực của một thân hình gồng lên cố sức nâng tảng đá khổng lồ, cố sức đẩy và lăn nó đi đi lại lại hàng trăm lần trên đường dốc; người ta thấy khuôn mặt rắn đanh lại, má tì chặt vào tảng đá, bờ vai đỡ lấy khối nặng bê bết đất sét, bàn chân chèn thêm vào, sự bắt đầu trở lại với đôi tay trần đưa ra, sự bảo hộ hoàn toàn do sức con người, cậy nhờ vào hai bàn tay đóng vón đầy đất. Đến tận cùng nỗ lực dằng dặc, được đo bằng không gian không có bầu trời và thời gian không có chiều sâu của anh ta, mục tiêu đã đạt đến được. Thế rồi Sisyphus đứng nhìn trong vài khoảnh khắc tảng đá lăn ào xuống về hướng thế giới ở dưới sâu để bắt anh ta lại phải đẩy nó lên lại đỉnh núi. Sau cùng, anh ta đi trở lại xuống dưới mặt đất.
Chính vào lúc trở lại đó, trong khoảng khắc ngừng tay đó, Sisyphus mới lôi cuốn được sự chú ý của tôi. Một khuôn mặt lao lực vất vả sát bên những tảng đá như vậy, chính nó cũng là đá! Tôi nhìn thấy con người đó đi trở xuống bằng những bước chân nặng nề nhưng đều đặn với khổ hình mà anh ta sẽ không bao giờ thấy nó chấm dứt. Giờ khắc đó cũng giống như khoảng trống để thở, cũng chắc chắn sẽ tái diễn đi đi lại lại hệt như sự hành phạt của anh ta, đó chính là giờ khắc của ý thức. Mỗi khoảnh khắc trên chặng đường từ đỉnh cao và từ từ lún dần xuống sào huyệt của các vị thần đó, anh ta đã vượt lên cao hơn số phận mình. Anh ta đã mạnh hơn tảng đá.
Nếu đây là một huyền thoại bi đát, chính là vì người anh hùng của nó ý thức rõ. Thật vậy, nếu niềm hy vọng thành công nâng anh ta lên theo mỗi bước chân, thì còn sự hành phạt ở chỗ nào? Con người lao động ngày nay làm mỗi ngày suốt đời những việc hệt như nhau, và số phận này cũng không kém phi lý hơn chút nào cả. Nhưng nó chỉ thành bi kịch trong những khoảnh khắc hiếm hoi nó có ý thức. Sisyphus, người vô sản của các vị thần, không quyền lực và đầy tính khí nổi loạn, thấu hiểu toàn diện hoàn cảnh khốn cùng của mình: đó chính là điều anh ta nghĩ ngợi đến trong lúc xuống núi. Cái nhìn thấu suốt làm nên sự hành hạ của anh ta lại cũng đồng thời khoác lên cho anh ta vòng hoa chiến thắng. Không có số phận nào không thể vượt qua bằng sự khinh mạn được.
Nếu
chặng
đường
đi
xuống
đó
có
khi
diễn
ra
trong
sầu
não,
nó
cũng
có
thể
đi
hết
trong
niềm
vui.
Từ
này
không
phải
quá
đáng.
Một
lần
nữa,
tôi
lại
hình
dung
thấy
Sisyphus
quay
trở
lại
tảng
đá
của
anh
ta,
và
sự
sầu
khổ
lại
khởi
đầu.
Khi
hình
ảnh
trần
gian
đeo
đẳng
quá
chặt
trong
ký
ức,
khi
tiếng
gọi
của
hạnh
phúc
trở
nên
quá
dai
dẳng,
sự
u
sầu
dâng
lên
trong
tâm
tư
con
người:
đây
là
chiến
thắng
của
tảng
đá,
đây
chính
là
tảng
đá.
Nỗi
thương
đau
vô
hạn
quả
là
nặng
nề
quá
sức.
Đó
là
những
đêm
trên
đồi
Gethsemane
của
chúng
ta.
Nhưng
những
sự
thật
đè
bẹp
con
người
sẽ
tan
biến
đi
sau
khi
được
nhận
chân.
Cũng
như
Oedipus,
lúc
khởi
đầu
tuân
phục
số
phận
mà
không
hề
hay
biết.
Nhưng
từ
lúc
anh
ta
phát
hiện
ra
thì
bi
kịch
của
anh
ta
mới
thật
sự
khởi
diễn.
Tuy
nhiên
cũng
cùng
lúc
đó,
mù
loà
và
tuyệt
vọng,
anh
ta
nhận
ra
điều
duy
nhất
nối
kết
mình
với
thế
giới
là
bàn
tay
mát
rượi
của
một
người
con
gái.
Thế
rồi
một
nhận
xét
lớn
lao
cất
lên:
“Dù
cho
có
bấy
nhiêu
oan
trái,
tuổi
tác
từng
trải
và
sự
cao
quý
của
tâm
hồn
ta
buộc
ta
phải
kết
luận
là
mọi
sự
đều
tốt
đẹp.”
Oedipus
của
Sophocles,
cũng
hệt
như
Kirilov
của
Dostoevsky,
đã
vạch
ra
công
thức
dẫn
đến
chiến
thắng
phi
lý.
Sự
khôn
ngoan
cổ
xưa
khẳng
định
cho
chủ
nghĩa
anh
hùng
hiện
đại.
Người ta không thể khám phá cái phi lý khi chưa bị lôi kéo vào việc soạn một cẩm nang cho hạnh phúc. “Thế nào! Bằng con đường hạn hẹp như vậy ư—-?“ Dù sao thì cũng chỉ có một thế giới. Hạnh phúc và cái phi lý là hai đứa con của cùng một thế gian. Chúng không thể nào phân chia ra được. Sẽ là một sai lầm khi nói rằng hạnh phúc nhất định sẽ nảy ra từ việc khám phá cái phi lý. Cùng lúc đó, cảm giác về cái phi lý cũng nảy sinh từ trong hạnh phúc. “Ta kết luận rằng mọi sự đều tốt đẹp”, Oedipus nói, và nhận xét này thật thiêng liêng. Nó vang vọng trong gió và giới hạn lại vũ trụ của con người. Nó dạy rằng mọi sự không phải, chưa phải, đã được dùng đến cạn kiệt. Nó đuổi khỏi thế giới này một vị thần đã đến trong nó với sự bất mãn và thích thú với những khổ đau vô ích. Nó biến số phận thành một vấn đề của con người, và phải được dàn xếp giữa con người.
Chính trong điều này chứa đựng niềm vui thầm lặng của Sisyphus. Số phận của anh ta thuộc về chính anh ta. Tảng đá thuộc về anh ta, là công vịệc của anh ta, Cũng như vậy, con người phi lý, khi hắn suy tư về sự dày vò của mình, làm im tiếng tất cả thần tượng. Trong vũ trụ bỗng nhiên được đặt trở về trong tĩnh lặng, vô số những tiếng nói nhỏ nhoi của trần gian cất lên. Vô thức, những tiếng gọi bí mật, những mời mọc từ đủ khuôn mặt, chúng là mặt trái và cái giá nhất thiết của chiến thắng. Không có mặt trời nào không có bóng, và hiểu biết về đêm tối là điều thiết yếu. Con người phi lý đáp lời và từ đó về sau, nỗ lực của hắn sẽ không bao giờ ngừng nghỉ. Nếu có cái gì gọi là số phận cá nhân, trên đời này không còn định mạng gì cao hơn nữa, hay ít nhất có một định mạng mà hắn xác định là không tránh khỏi và đáng khinh ghét. Ngoài ra, hắn biết mình là chủ nhân của mọi ngày trong cuộc đời. Vào giây phút mơ hồ khi con người liếc nhìn lại cuộc đời mình sau lưng đó, Sisyphus quay trở về với tảng đá, trong cái xoay đầu nhẹ anh ta chiêm nghiệm lại chuỗi hành động không liên quan với nhau đã trở thành số phận của mình, do chính anh ta tạo ra, tập hơp lại dưới con mắt của ký ức anh ta, và chẳng bao lâu phong bế lại bởi cái chết anh ta. Và như thế, đã được thuyết phục về nguồn gốc hoàn toàn mang tính con người của tất cả những gì thuộc về con người, một người mù hăm hở muốn gặp người biết rằng bóng đêm dài vô hạn, anh ta vẫn tiếp tục bước đi. Tảng đá lại tiếp tục lăn.
Tôi bỏ đi, để lại Sisyphus dưới chân núi! Người ta sẽ luôn luôn tìm thấy lại gánh nặng của mình. Nhưng Sisyphus dạy cho ta một sự chân xác đã có thể phủ nhận các vị thần và nâng những tảng đá lên. Anh ta cũng kết luận mọi sự đều tốt đẹp. Vũ trụ này từ đây không còn có chủ nhân không có vẻ gì là trơ trụi hay vô ích dối với anh ta. Mỗi phân tử của tảng đá, mỗi mảnh khoáng chất trong quả núi đầy bóng đêm tự nó tạo thành một thế giới. Cuộc vật lộn để đạt tới đỉnh cao tự nó đã đủ để lấp đầy trái tim một con người. Ta buộc phải hình dung Sisyphus đang hạnh phúc.
Chú thích[sửa]
- Nguồn: Existantialist Philosophy, Gould, J. và Truit, W.H. biên tập, Encino, California 1973. Trang 85-88. (xem bản Anh ngữ ở đây hoặc tải bản Anh ngữ Tập tin:The myth of Sisyphus-Albert Camus.pdf)
Tác giả[sửa]
- Nguyên tác tiếng Anh: The myth of Sisyphus, Albert Camus, Trần Thiện Huy chuyển ngữ.