Khử mùi cơ thể một cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mùi cơ thể khó chịu là một vấn đề nhạy cảm và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về mặt xã hội, văn hóa và công việc. Mặc dù việc sử dụng sản phẩm khử mùi trên thị trường cũng giúp ích nhưng các sản phẩm này lại chứa hóa chất gây hại và không được khuyên dùng lâu dài. Do đó, nhiều người đã tìm đến các phương pháp tự nhiên để khử mùi cơ thể.

Các bước[sửa]

Tăng cường Vệ sinh Cá nhân[sửa]

  1. Tắm gội thường xuyên. Vi khuẩn phản ứng với mồ hôi do tuyến ngoại tiết aprocrine tiết ra và gây mùi cơ thể nên việc tắm gội thường xuyên là bước cần thiết đầu tiên. Dùng xà phòng dịu nhẹ từ dầu thực vật để thoa lên người. Thoa càng nhiều và càng lâu thì khả năng khử vi khuẩn trên da của xà phòng càng phát huy hiệu quả.
    • Không phải tất cả các loại xà phòng đều kháng khuẩn và bạn cũng không cần thiết phải dùng xà phòng kháng khuẩn. Thay vào đó, bạn có thể thử dùng xà phòng bạc hà khi tắm. Dầu bạc hà là chất khử trùng nhẹ và có thể giúp chống lại mùi cơ thể.
  2. Lau người thật khô. Đây là bước vô cùng quan trọng để khử mùi ở những vị trí dễ bị mùi trên cơ thể: bẹn, dưới cánh tay và quanh núm vú. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo những vị trí da có nếp nhăn (dưới ngực, ở bẹn và bụng) được lau khô hoàn toàn.
    • Không dùng tinh bột ngô để rắc lên người. Nhiều bác sĩ cho rằng tinh bột ngô có thể dùng làm “thực phẩm gây nấm". Mặc quần áo từ vải cotton. Nên mặc quần áo từ các loại sợi tự nhiên như vải cotton, lụa hoặc len. Khi tập thể dục và đồ mồ hôi, bạn nên chọn chất liệu vải.
  3. Tiêu diệt môi trường sống của vi khuẩn. Ví dụ, cạo lông nách có thể giúp giảm mùi cơ thể. Ngoài ra, hãy vệ sinh bề mặt bên trong giày thường xuyên vì đây có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  4. Mặc quần áo từ vải cotton. Nên mặc quần áo từ các loại sợi tự nhiên như vải cotton, lụa hoặc len. Khi tập thể dục và đồ mồ hôi, bạn nên chọn chất liệu vải “hút” độ ẩm và thay quần áo từ vải tự nhiên sau khi tắm.
    • Quần áo từ vải cotton giúp da thở và giảm tiết mồ hôi. Do đó, mặc quần áo cotton sẽ mang đến cho bạn làn da khỏe mạnh, khô ráo và không có mùi hôi.
  5. Không mang giày dép bít kín và đeo vớ trong thời gian dài. Mang giày dép bít kín sẽ gây bít khí và gây mùi hôi ở chân nếu chân tiết nhiều mồ hôi. Vì vậy, bạn nên mang giày xăng đan, dép xỏ ngón hoặc giày dép thoáng khí.

Thay đổi Lối sống[sửa]

  1. Bỏ hút thuốc và không nhai thuốc lá. Hút thuốc và nhai thuốc là sẽ làm tăng sản sinh các gốc tự do gây hại trong cơ thể. Không những vậy, thói quen này còn khiến vi khuẩn hình thành trên da và gây mùi hôi.
  2. Uống nhiều nước. Nước là dung môi tuyệt vời giúp đẩy trôi độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn là chất trung hòa tốt nhất và giúp ngăn vi khuẩn hình thành trong đường ruột. Hãy uống khoảng 8-10 cốc nước mỗi ngày để giúp da luôn khỏe mạnh, mềm mại và không có mùi.[1]
  3. Ăn thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn). Probiotic là các vi khuẩn tự nhiên tốt cho đường ruột và giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột. [2] Probiotics kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacilli (thuộc nhóm Bifidus), từ đó cải thiện hệ tiêu hóa và giảm độc tố trong ruột. Sữa chua và bơ sữa lên men là nguồn probiotic dồi dào.
    • Nên tiêu thụ 1 cốc thực phẩm chứa probiotic mỗi ngày và kéo dài khoảng 6 tháng là tốt nhất. Mùi cơ thể thường là do hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Do đó, thói quen này sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó giúp khử mùi cơ thể.
  4. Cắt giảm thực phẩm gây mùi ra khỏi chế độ ăn. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây mùi cơ thể. Ví dụ, thực phẩm nhiều chất béo (thịt nhiều mỡ, thịt gia cầm còn da, thực phẩm sấy khô) và một số loại gia vị (cà ri, tỏi, hành tây) có thể gây mùi hôi. Vì vậy, bạn nên ngừng tiêu thụ các thực phẩm này trong ít nhất 2-4 tuần và xem liệu mùi cơ thể có giảm bớt hay không.
    • Cà phê và thức uống chứa caffeine có thể gây mùi cơ thể ở một số người. [3]
    • Một số thực phẩm và nước uống khác có thể gây mùi cơ thể bao gồm: đồ uống chứa cồn, măng tây, thì là và thịt đỏ.[4]
  5. Ăn nhiều rau xanh. Ăn không đủ rau xanh cũng sẽ gây mùi cơ thể. Rau xanh chứa chất diệp lục giúp thấm hút mùi hôi một cách tự nhiên. [5]

Sử dụng Chất khử mùi Tự nhiên[sửa]

  1. Dùng sản phẩm khử tự nhiên. Nếu không muốn dùng sản phẩm khử mùi hoặc lăn khử mùi chứa quá nhiều hóa chất, bạn hãy tìm mua sản phẩm tự nhiên. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm khử mùi tự nhiên như sáp khử mùi Tom’s of Maine và lăn khử mùi Kiss My Face.
  2. Tự làm chất khử mùi. Bạn có thể tìm công thức pha chế chất khử mùi trên mạng hoặc tham khảo công thức sau. Trộn 3/4 cốc bột sắn dây với 4 thìa cà phê bột nở không chứa nhôm. Đun chảy 6 thìa cacao hữu cơ hoặc bơ xoài và 2 thìa dầu dừa nguyên chất trong nồi hấp. Sau đó, trộn chung nguyên liệu nấu chảy với nguyên liệu khô rồi cho thêm 1/2 thìa cà phê tinh dầu sả vào hỗn hợp. [6]
    • Bảo quản hỗn hợp trong hũ thủy tinh đậy nắp kín. Không cần bảo quản trong tủ lạnh.
  3. Dùng dung dịch hydro peroxid (oxi già) làm dung dịch kháng khuẩn để khử mùi cơ thể. Pha 1 thìa cà phê hydro peroxid 3% vào 1 cốc nước. Nhúng khăn cotton vào dung dịch hydro peroxid và nước. Sau đó, vắt bớt nước rồi dùng khăn lau sạch vùng da dưới cánh tay, vùng bẹn và chân.
  4. Dùng giấm táo. Bạn có thể dùng giấm táo để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi. Ngâm chân hàng ngày trong dung dịch giấm táo và nước tỉ lệ 1:3 hoặc đổ dung dịch vào bình xịt để xịt lên vùng da dưới cánh tay.[7]
    • Giấm táo rất mạnh và có thể gây tác dụng phụ như bỏng hoặc ngứa ở người có da nhạy cảm. Do đó, bạn nên thử một ít giấm táo lên da trước khi dùng và không nên dùng giấm táo ngay sau khi vừa cạo lông vùng da dưới cánh tay.
  5. Điều trị bằng dầu cây trà. Nhỏ 8-10 giọt dầu cây trà vào 1 cốc nước cây phỉ. Đổ dung dịch vào chai xịt và dùng làm chất khử mùi tự nhiên, đặc biệt là sau khi vận động. Nước cây phỉ hoạt động như một chất làm se và giúp giảm tiết mồ hôi. Còn dầu cây trà hoạt động như chất kháng khuẩn.[8]
    • Dầu cây trà nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và mùi hương nồng nhưng dễ chịu.
    • Khi dùng để thoa ngoài da, dầu cây trà giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, từ đó giảm hình thành độc tố.

Hiểu rõ Mùi cơ thể[sửa]

  1. Tìm hiểu lý do vì sao cơ thể có mùi. Mùi cơ thể, trong y học gọi là Bromhidrosis, Osmidrosis hay Ozochrotia, hoặc đơn giản hơn là BO, là do vi khuẩn trên da phá vỡ protein của da gây ra. Các mùi hôi khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn trên da, loại protein mà vi khuẩn phá vỡ, loại axit được sản sinh ra, thực phẩm bạn tiêu thụ, lượng mồ hôi cơ thể tiết ra và tình trạng sức khỏe tổng thể. [9]
    • Ví dụ, người bị tiểu đường, bị bệnh tăng tiết mồ hôi (đổ mồ hôi quá nhiều), người phải dùng thuốc chữa bệnh và người bị béo phì có nguy cơ cao bị mùi cơ thể.
    • Khi ta tiết mồ hôi, vi khuẩn trên da phá vỡ mồ hôi và protein của da thành 2 loại axit. Chính các axit này sẽ gây ra mùi khó chịu trên cơ thể. Hai axit chính được tạo ra do 2 loại vi khuẩn khác nhau: Axit propionic do vi khuẩn Propionic sản sinh, còn axit isovaleric do vi khuẩn Staphylococcus epidermidis sản sinh. Axit propionic có mùi chua giống như giấm, còn axit isovaleric thường có mùi giống phô mai (có lẽ là do vi khuẩn Staphylococcus epidermidis được dùng để tạo ra một số loại phô mai).
  2. Tìm hiểu xem vị trí nào dễ có mùi hôi. Mùi cơ thể thường xuất hiện ở vùng da có nếp nhăn (nếp gấp) hoặc ở những vị trí bị che khuất, dễ tiết mồ hôi như bàn chân, bẹn, vùng da dưới cánh tay, vùng kín, đầu, những vị trí nhiều lông, rốn, hậu môn và sau tai. Những vị trí khác cũng có thể tiết mồ hôi và gây mùi hôi nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
  3. Hiểu được cơ chế và nguyên nhân tiết mồ hôi của cơ thể. Mồ hôi do 2 loại tuyến mồ hôi tiết ra đó là tuyến ngoại tiết eccrine và tuyến đầu tiết apocrine. Các tuyến ngoại tiết là tuyến mồ hôi cơ bản được cơ thể dùng để điều hòa thân nhiệt, còn tuyến đầu tiết là các tuyến mùi hương sản sinh pheromone.
    • Pheromone được tất cả các loài động vật có vú, bao gồm con người, dùng để thu hút đối phương và để thể hiện tâm trạng. [10]
    • Tuyến apocrine có ở bẹn, vùng dưới nách và quanh núm vú.
  4. Hiểu được rằng mùi hôi chân khác với những mùi cơ thể khác. Mùi hôi chân hơi khác biệt so với mùi hôi ở các vị trí khác. Chân có tuyến mồ hôi eccrien nhưng vì hầu hết chúng ta luôn mang tất và giày (hầu như được làm từ chất liệu tổng hợp) nên mồ hôi không dễ bốc hơi.
    • Chất liệu tổng hợp (khác với cotton hay da), nếu không được thiết kế đặc biệt để giúp mồ hôi bốc hơi, thường giữ mồ hôi và ngăn quá trình bốc hơi xảy ra.
    • Mồ hôi không bốc hơi được thường tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Một số loại nấm sẽ tạo ra mùi khó chịu.
  5. Tìm hiểu các yếu tố khác ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Ví dụ, tuổi tác có thể tạo ra sự khác biệt giữa các loại mùi cơ thể. Hầu hết trẻ nhỏ trước khi dậy thì không có mùi cơ thể. Hormone androgen được sản sinh trong giai đoạn dậy thì có liên quan đến sự xuất hiện của mùi hôi trên cơ thể.[11]
  6. Đánh giá xem liệu bạn có nên đi khám bác sĩ hay không. Hầu hết mùi cơ thể có thể được điều trị bằng các phương pháp tại nhà nhưng đôi khi, mùi cơ thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn đi khám da liễu (bác sĩ chuyên khám bệnh về da). Hẹn gặp bác sĩ ngay nếu:
    • Bạn đã áp dụng mọi cách khử mùi cơ thể nhưng tất cả đều không giúp loại bỏ hoặc giảm bớt mùi cơ thể trong vòng 2-3 tuần.
    • Bạn bắt đầu tiết mồ hôi nhiều hoặc ít hơn bình thường.
    • Việc tiết mồ hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
    • Bạn bắt đầu đổ mồ hôi trộm.
    • Mùi cơ thể thay đổi một cách đột ngột.

Lời khuyên[sửa]

  • Một số loại hải sản như cá thu hoặc cá kiếm có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Đây là chất có thể khiến cơ thể có mùi khó chịu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này