Khiếm thị

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khiếm thị hay còn gọi là triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc hoàn toàn (, đui). Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày. Riêng mắt người bị mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối, không thấy được những gì xung quanh. Chứng mù mắt có thể do rối loạn bẩm sinh, sinh lý hay thần kinh.

Người bị mù một mắt gọi là chột. Người bị lòa hay mờ mắt có thể nhìn thấy một ít, phân biệt được sáng tối hay hình dáng chung chung.

Trong bản báo cáo Dữ liệu toàn cầu về suy giảm thị lực năm 2002 (Global data on visual impairment in the year 2002) vào tháng 11 năm 2004 của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến năm 2002 có trên 161 triệu người bị yếu mắt, trong đó 124 triệu bị lòa và 37 triệu bị mù hoàn toàn.[1]

Dấu hiệu và triệu chứng[sửa]

Khiếm thị được định nghĩa theo WHO khi thị lực của một người có mắt tốt dưới 20/500 hoặc thị trường nhỏ hơn 10 độ.[2] Định nghĩa này được đưa ra năm 1972, và vẫn còn đang thảo luận liệu nó nên được thay đổi một chút.[3]

Các bệnh đi kèm[sửa]

Khiếm thị có thể xuất hiện cùng với các bệnh như chậm phát triển tinh thần, rối loạn phổ tự kỷ, bại não, suy giảm thích giác, và động kinh.[4][5] Trong một nghiên cứu 228 trẻ em bị suy giảm thị lực ở vùng đô thị Atlanta trong các năm 1991 và 1993, 154 (68%) trẻ đã có khuyết tật thêm ngoài suy giảm thị lực.[4]

Ước tính có hơn phân nửa trong tổng số người mù bị rối loạn ngủ-thức khác 24 giờ, là tình trạng mà đồng hồ sinh học của một người kéo dài hơn 24 tiếng.[6][7]

Nguyên nhân[sửa]

Tập tin:Caoguia2006.jpg
Một người mù được chó dẫn đường ở Brasília, Brazil.

Suy giảm thị lực nghiêm trọng có thể do nhiều nguyên nhân:

Bệnh[sửa]

Theo ước tính của WHO, các nguyên nhân gây mù phổ biến nhất (không tính tật khúc xạ) trên toàn thế giới năm 2002 là:[8]

  1. đục thủy tinh thể (47,9%),
  2. tăng nhãn áp (12,3%),
  3. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (8,7%),
  4. mờ giác mạc (5,1%), và
  5. bệnh vỏng mạc tiểu đường (4,8%),
  6. mù từ nhỏ (3,9%),
  7. đau mắt hột (3,6%)
  8. onchocerciasis (0,8%) (hay mù lòa đường sông).

Chú thích[sửa]

  1. “Global data on visual impairment in the year 2002”. Tổ chức Y tế Thế giới (2004). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. Maberley, DA; Hollands, H, Chuo, J, Tam, G, Konkal, J, Roesch, M, Veselinovic, A, Witzigmann, M, Bassett, K (March 2006). "The prevalence of low vision and blindness in Canada.". Eye (London, England) 20 (3): 341–6. doi:10.1038/sj.eye.6701879. PMID 15905873.
  3. http://www.who.int/blindness/Change%20the%20Definition%20of%20Blindness.pdf
  4. 4,0 4,1 “Causes of Blindness”. Lighthouse International. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. “Autism and Blindness”. Nerbraska Center for the Education of Children who are Blind or Visually Impaired. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. “Circadian Rhythm Sleep Disorder” định dạng (PDF). American Academy of Sleep Medicine (2008). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  7. Sack RL, Lewy AJ, Blood ML, Keith LD, Nakagawa H (July 1992). "Circadian rhythm abnormalities in totally blind people: incidence and clinical significance". J. Clin. Endocrinol. Metab. 75 (1): 127–34. doi:10.1210/jc.75.1.127. PMID 1619000. http://jcem.endojournals.org/cgi/pmidlookup?view=long&pmid=1619000.
  8. “Causes of blindness and visual impairment”. World Health Organization. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]


Liên kết đến đây