Kim tự tháp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:All Gizah Pyramids.jpg
Các kim tự tháp cổ Ai Cập

Kim tự tháp (chữ Hán: 金字塔, có nghĩa là tháp hình chữ "kim" 金) là một hình chóp có đáy là hình vuông, bốn mặt bên hình tam giác đều. Bốn mặt Kim Tự Tháp tượng trưng cho bốn yếu tố cấu thành vũ trụ: Thiêng Hỏa, Đại Thủy, Thần Phong, Thổ Mộc.[1]

Các công trình có hình kim tự tháp được xây dựng ở nhiều nền văn minh. Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là các kim tự tháp Ai Cập — các kim tự tháp vĩ đại được xây dựng bằng gạch hay đá. Ngành khảo cổ học cho rằng chúng được xây lên để làm lăng mộ cho các pharaoh. Đại kim tự tháp Giza là một trong những kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập và trên thế giới. Nó và hai kim tự tháp nhỏ hơn Khafra Menkaura là một trong Bảy kỳ quan thế giới, và là kỳ quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay. Người Ai Cập cổ đại dùng vàng chụp lên đỉnh các kim tự tháp và ốp các mặt ngoài bằng đá vôi trắng đánh bóng, dù nhiều tấm đá như vậy đã bị lấy đi sử dụng vào mục đích khác hoặc đã rơi mất trong lịch sử hàng nghìn năm của kim tự tháp

Kim tự tháp[sửa]

Ai Cập[sửa]

Ở phía nam Ai Cập, người Nubia cũng xây dựng các kim tự tháp. Họ xây chúng ở địa điểm xa hơn so với người Ai Cập nhưng chúng có kích thước nhỏ hơn. Các kim tự tháp Nubia được xây với góc dốc lớn hơn các kim tự tháp Ai Cập và chúng cũng không phải là các lăng mộ mà là nơi kỷ niệm những vị vua đã chết. Các kim tự tháp còn được tiếp tục xây dựng ở Nubia tới tận thập niên 300.

Lưỡng Hà[sửa]

Người Lưỡng Hà cũng xây dựng các kim tự tháp bậc, hay các ziggurat. Ở thời cổ đại, chúng được sơn màu sáng. Vì được làm bằng gạch bùn, hiện chúng còn sót lại rất ít. Tháp Babel theo kinh thánh được cho là một ziggurat của người Babylon.

Mexico[sửa]

Các kim tự tháp ở Mexico được coi là những địa điểm cúng tế (được dùng để giết các nô lệ, hiến tế cho những vị thần quyền uy).

Ấn Độ[sửa]

Rất nhiều ngôi đền bằng đá granite được xây ở Nam Ấn Độ từ thời Chola, rất nhiều trong số đó vẫn dùng để thờ ngày nay.Chẳng hạn như những ngôi đền hình tam giác như đền Brihadishwara, đền Gangaikondacholisvaram và đền Airavatesvara.Nhưng đền lớn nhất trong khu vực là đền Sri Rangam.Đền Brihadisvara được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1987.Đền Gangaikondacholisvaram và đền Airavatesvara cũng được công nhận vào năm 2004.

Các kim tự tháp khác[sửa]

Một số nền văn minh Mesoamerica cũng xây các công trình có hình kim tự tháp. Các kim tự tháp Mesoamerica cũng thường kiểu bậc, với các đền đài trên đỉnh, giống với kiểu ziggurat của người Mesopotamian hơn là các kim tự tháp Ai Cập. Kim tự tháp lớn nhất theo khối lượng là Đại kim tự tháp Cholula, ở bang Puebla tại México. Kim tự tháp này cũng được coi là đài kỷ niệm lớn nhất từng được xây dựng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, nhưng nó hiện vẫn còn đang được khai quật. Có một kim tự tháp hình tròn tại Cuilcuilco, hiện bên trong Thành phố Mexico và đa phần vẫn bị dung nham bao phủ sau vụ phun trào từ xa xưa của núi lửa Xictli.

Có một số công trình cổ có hình dáng kim tự tháp khác được tìm thấy ở nhiều nơi tại Georgia.

Có một kim tự tháp ở Roma cổ. Kim tự tháp Cestius cao 27m được xây dựng vào cuối thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên vẫn tồn tại ngay nay, gần Porta San Paolo.

Có một số ít kim tự tháp đỉnh phẳng ở Trung Quốc. Tần Thuỷ Hoàng (221 TCN~), đã được chôn cùng với các tượng binh sĩ bằng đất nung bên dưới một kim tự tháp lớn ngoài Tây An ngày nay. Trong những thế kỷ tiếp sau, hơn mười vị vua nhà Hán cũng được chôn cất bên dưới các công trình xây dựng hình kim tự tháp bằng đất.

Chú thích[sửa]

  1. Vòng quanh thế giới - Du lịch Ai Cập, Nhà xuất bản Thanh Niên (năm 2003) trang 34

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Vòng quanh thế giới - Du lịch Ai Cập, Nhà xuất bản Thanh Niên (năm 2003) trang 34

các thánh địa trên thế giới (sách);sn:Dumba

Liên kết đến đây