Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Làm dịu lợi bị viêm đỏ
Từ VLOS
Tình trạng lợi bị viêm đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thay đổi hormone trong thời gian mang thai, nhưng thông thường nhất là do viêm lợi.[1] Viêm lợi là một bệnh nhẹ và thường gặp trong các bệnh về lợi do có quá nhiều mảng bám và cao răng. Để làm dịu tình trạng viêm đỏ trong lợi, bạn cần trị bệnh viêm lợi. Có nhiều cách để chữa bệnh này tại nhà. Tuy nhiên việc đến nha sĩ vẫn rất quan trọng, vì chỉ có nha sĩ mới có thể loại bỏ được mảng bám cứng trong răng, nguyên nhân ban đầu gây viêm lợi.
Mục lục
Các bước[sửa]
Giảm nhẹ sự khó chịu[sửa]
- Ăn thức ăn lạnh. Đá hoặc thức ăn lạnh như kem que đá có thể giúp làm tê vùng bị viêm. Nếu chỉ cần bớt đau tạm thời và có điều kiện đến nha sĩ ngay, bạn có thể dùng đá làm tê chỗ đau.
- Bôi chất làm tê lên chỗ đau. Thuốc mỡ benzocaine như các loại thuốc dùng cho trẻ đang mọc răng cũng giúp giảm đau tạm thời. Thuốc này đặc biệt hữu ích để dùng trước khi ăn hoặc đánh răng nếu lợi quá mẫn cảm.[2]
- Uống thuốc giảm đau không kê toa. Ibuprofen là loại thuốc kháng viêm không steroid, có tác dụng giảm sưng. Acetaminophen hoặc aspirin cũng là giải pháp hiệu quả giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Bạn cần đảm bảo dùng theo hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc và chỉ uống theo liều lượng khuyến cáo.
Dùng các liệu pháp tự nhiên[sửa]
- Làm dịu đau bằng trà hoa cúc chamomile. Thả một túi trà hoa cúc vào tách nước sôi. Ngâm trà trong 5 phút và để nguội bớt trước khi uống. Súc miệng để làm dịu đau lợi trước khi nuốt.
-
Pha
nước
muối
súc
miệng.
Súc
miệng
bằng
nước
muối
có
thể
đem
lại
hiệu
quả
chữa
lợi
viêm
đỏ
nhờ
tác
dụng
làm
sạch
và
diệt
vi
khuẩn
gây
bệnh.
Bạn
chỉ
cần
pha
một
thìa
cà
phê
muối
vào
một
cốc
nước
nóng,
khuấy
đến
khi
muối
tan
hết
và
súc
miệng
khi
nước
muối
vừa
nguội.[3]
- Nhớ không nuốt nước muối. Bạn cần nhổ nước muối ra sau khi súc quanh miệng.
-
Dùng
viên
nén
hoặc
viên
con
nhộng
bạc
hà
cay.
Chiết
xuất
bạc
hà
cay
có
0,1-1%
tinh
dầu
menthol
và
menthone.
Các
tinh
dầu
này
có
tác
dụng
giảm
đau
khi
bôi
lên
chỗ
viêm.[5]
- Dùng 3 đến 6 gram viên bạc hà cay và hòa vào 10 ml nước cất để làm nước súc miệng. Dùng mỗi ngày một lần.
- Thận trọng: Nếu bị sỏi mật, bạn cần bác sĩ tư vấn trước khi dùng chiết xuất bạc hà cay.
-
Dùng
lá
xô
thơm.
Lá
xô
thơm
có
thể
được
dùng
để
chữa
viêm
trong
miệng,
cổ
họng
và
a-mi-đan.[6]
Để
pha
nước
súc
miệng,
cho
2
thìa
cà
phê
lá
cắt
nhỏ
vào
nửa
lít
nước
và
đun
sôi.
Để
nguội
khoảng
15
phút
trước
khi
súc
miệng.
Súc
miệng
nhiều
lần
mỗi
ngày,
mỗi
lần
khoảng
5
phút.
- Cây xô thơm có chứa alpha và beta-thujone, cineole, camphor, rosmarinic acid, flavonoid và tannin. Các thành phần này có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm.
-
Pha
nước
súc
miệng
với
cồn
nhựa
thơm
myrrh.
Nước
súc
miệng
cồn
nhựa
thơm
có
tác
dụng
làm
dịu
các
mô
trong
miệng.[7]
Chất
nhựa
thơm
có
thể
được
dùng
để
chữa
viêm
họng,
viêm
a-mi-đan,
viêm
lợi
và
các
vết
loét.
Bạn
có
thể
bôi
trực
tiếp
vào
chỗ
viêm
nhẹ
trong
miệng.
- Chất nhựa thơm có chứa keo nhựa cây, chất gôm và các tinh dầu dễ bay hơi. Keo nhựa cây có đặc tính kháng vi sinh vật, giúp nâng cao hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của đại thực bào (một loại tế bào bạch cầu).
- Để làm nước súc miệng, cho 30 đến 60 giọt cồn nhựa thơm vào nước ấm. Súc miệng trong 30 giây.
- Cồn nhựa thơm cũng có thể bôi trực tiếp lên chỗ đau. Dùng tăm bông bôi chiết xuất nhựa thơm lên lợi.
-
Bôi
lô
hội
lên
lợi
bị
đau.[8]
Lô
hội
có
thể
bôi
trực
tiếp
lên
các
mô
lợi
viêm
đỏ.
Lô
hội
cũng
có
thể
được
dùng
để
chữa
tổn
thương
trong
miệng
do
virus,
viêm
loét
và
áp-xe
lợi.
- Sau khi đánh răng, bôi một lượng nhỏ gel lô hội trực tiếp lên chỗ lợi bị viêm. Bạn sẽ thấy dịu ngay.
- Bôi lô hội mỗi ngày hai lần cho đến khi bớt viêm.
-
Chữa
lành
lợi
bằng
mật
ong
manuka.[9]
Mật
ong
tự
nhiên,
không
chế
biến
từ
New
Zealand
có
tác
dụng
kháng
vi
sinh
vật
và
chữa
lành
vết
thương.
Mật
ong
còn
giúp
giữ
ẩm
cho
lợi
và
tạo
một
lớp
bảo
vệ
trên
lợi.
- Mật ong có thể sinh ra ô-xy già (hydrogen peroxide) và tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm vi khuẩn mất nước. Mật ong được dùng để chữa đau lợi, viêm loét và các vấn đề khác trong miệng.
- Dùng tăm bông bôi một lượng nhỏ mật ong tinh khiết 100% lên chỗ đau trong miệng. Bôi mỗi ngày ba lần trong năm ngày.
Loại trừ bệnh về lợi và viêm lợi[sửa]
- Đến nha sĩ. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng lợi, tìm chỗ mềm, sưng, đỏ, các mảng bám và cao răng ở chân răng.[10] Ngoài ra, nha sĩ có thể tiến hành chụp X-quang để xem bệnh có lan vào xương xung quanh răng không.
-
Làm
sạch
răng
chuyên
khoa.
Nếu
bạn
bị
viêm
lợi,
nha
sĩ
sẽ
cạo
vôi
và
đánh
bóng
răng.
Thủ
thuật
này
nhằm
loại
bỏ
vôi
và
mảng
bám
(cao
răng)
trên
bề
mặt
răng.
Việc
đến
nha
sĩ
để
cạo
vôi
và
đánh
bóng
nên
được
thực
hiện
6
tháng
một
lần.
Nếu
đã
xuất
hiện
các
triệu
chứng
nghiêm
trọng,
có
lẽ
bạn
phải
đến
nha
sĩ
làm
vệ
sinh
răng
miệng
không
chỉ
một
lần.
- Cạo vôi răng: Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ thủ công hoặc siêu âm để làm sạch vôi răng và mảng bám trên răng. Các mảng bám này được vôi hóa nên việc đánh răng thông thường không thể loại bỏ được. Để biết mình có vôi răng hay không, bạn hãy đưa lưỡi rà vào bề mặt sau của răng, nếu thấy ráp nghĩa là có vôi răng. Liệu pháp cạo vôi răng chuyên khoa sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.[11]
- Đánh bóng: Sau khi làm sạch vôi răng, bạn sẽ được đánh bóng răng. Nha sĩ sẽ dùng kem đánh bóng và bàn chải cao su để đánh bóng răng. Kem đánh bóng có chứa fluoride giúp làm chắc răng và ngăn ngừa sâu răng, chất mài mòn như khoáng chất silic để giúp răng nhẵn và bóng. Độ nhẵn trên bề mặt răng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào răng và lợi.[12]
- Dùng kháng sinh theo lời khuyên của nha sĩ. Sau khi làm sạch răng, nha sĩ có thể đề nghị bạn dùng kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng khá nghiêm trọng. Kháng sinh có thể sử dụng dưới hình thức nước súc miệng, gel bôi hoặc thuốc được kê toa.[13]
- Cân nhắc các phương pháp điều trị tiếp theo nếu vẫn còn tình trạng nhiễm trùng hoặc phát triển bệnh về lợi. Nếu tình trạng viêm lợi phát triển thành bệnh về lợi và lan sâu vào răng, có lẽ bạn phải cân nhắc các giải pháp phẫu thuật. Các lựa chọn bao gồm phẫu thuật lật vạt (flap surgery), ghép xương (bone graft) và tái tạo mô có hướng dẫn (guided tissue regeneration).[10] Nhổ răng cũng là một khả năng, do bệnh về lợi sẽ dẫn đến bệnh về xương, mà xương là nơi lưu giữ chân răng.
-
Giữ
gìn
vệ
sinh
răng
miệng
thật
tốt.
Các
tốt
nhất
để
ngăn
ngừa
viêm
lợi
là
giữ
vệ
sinh
răng
miệng
để
loại
bỏ
vi
khuẩn
trong
miệng
và
ngăn
ngừa
các
vấn
đề
khác
về
răng.
- Đảm bảo kỹ thuật đánh răng phải có hiệu quả loại bỏ các mảng bám, và nhớ đến nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng định kỳ.
- Uống nhiều nước sau khi ăn. Nước có thể giúp rửa trôi thức ăn và các vi khuẩn gây hại răng.[14]
Ngăn ngừa bệnh về lợi và viêm lợi[sửa]
-
Đánh
răng
ít
nhất
mỗi
ngày
hai
lần.[15]
Các
nghiên
cứu
cho
thấy
việc
đánh
răng
có
thể
ngăn
ngừa
viêm
lợi.
Động
tác
đánh
răng
hiệu
quả
không
những
phải
len
vào
được
các
kẽ
răng
để
loại
bỏ
màng
bám
mà
còn
phải
mát-xa
trên
lợi
để
kích
thích
tuần
hoàn
mao
mạch
ở
vùng
lợi.
- Kỹ thuật chải răng tốt nhất là phương pháp chải răng Bass cải tiến.[16] Nghiêng bàn chải sao cho đầu bàn chải tạo thành một góc 45 độ so với đường lợi. Điều này cho phép lông bàn chải làm sạch đến 1 mm dưới đường viền lợi. Dùng động tác rung và xoay những vòng tròn nhỏ để loại bỏ mảng bám. Sau 20 vòng xoay, dùng động tác quét về phía mặt nhai của răng. Với mặt nhai, dùng động tác chải tới lui. Lặp lại các bước này với tất cả các răng.
-
Làm
sạch
bằng
chỉ
nha
khoa
trước
khi
đánh
răng.
Chỉ
nha
khoa
giúp
loại
bỏ
mảng
bám
dọc
theo
đường
viền
lợi.
Điều
này
giúp
lợi
không
bị
kích
ứng
bởi
vi
khuẩn
hiện
diện
trong
mảng
bám.[17]
Làm
sạch
bằng
chỉ
nha
khoa
trước,
vì
các
mảng
bám
kẹt
trong
kẽ
răng
sẽ
được
lấy
ra
bằng
chỉ
nha
khoa,
sau
đó
được
làm
sạch
khi
đánh
răng
bằng
bàn
chải.
- Lấy một đoạn chỉ nha khoa bằng chiều dài cẳng tay và quấn hai đầu chỉ quanh ngón giữa ở hai bàn tay. Chừa một đoạn chỉ ít nhất 2,5 cm giữa hai ngón tay để thao tác.
- Dùng ngón trỏ trợ giúp, nhẹ nhàng dịch chuyển chỉ nha khoa giữa các kẽ răng, bắt đầu từ bên trong. Để sợi chỉ ôm quanh bề mặt răng và nhẹ nhàng kéo xuống đường viền lợi. Sau đó kéo sợi chỉ trên bề mặt răng.
- Không cố ấn sợi chỉ vào giữa các kẽ răng vì điều này có thể gây tổn thương lợi và chảy máu. Lặp lại các bước trên cho mọi chiếc răng.
-
Dùng
dung
dịch
muối
súc
miệng.
Hòa
tan
9
thìa
cà
phê
muối
với
3
cốc
nước
ấm.
Súc
miệng
trong
30
giây
và
nhổ
ra.
Thực
hiện
mỗi
ngày
hai
lần.
Súc
miệng
nước
muối
là
một
cách
hiệu
quả
để
giảm
vi
khuẩn
trong
miệng.
Sự
hiện
diện
của
vi
khuẩn
trong
mảng
bám
gây
kích
ứng
cho
lợi.
- Nước muối tạo sự chênh lệch nồng độ trong miệng, làm vi khuẩn bị mất nước và chết.
- Ngừng hút thuốc lá.[18] Những người hút thuốc lá có nhiểu khả năng mắc các bệnh về lợi hơn, vì hút thuốc lá rất có hại cho lợi và răng, có thể khiến rụng răng, do đó càng khó giữ sạch hơn. Thói quen hút thuốc lá có thể gây ra nhiều vấn đề về lợi, bao gồm lợi nhạy cảm, chảy máu lợi hoặc đau lợi.
Cảnh báo[sửa]
- Các liệu pháp tự nhiên nên được dùng một cách thận trọng và chừng mực, vì các tác dụng phụ chưa được ghi nhận đầy đủ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://crest.com/en-us/oral-care-topics/gum-disease/taking-care-of-inflamed-gums
- ↑ http://www.drugs.com/mtm/orajel.html
- ↑ 3,0 3,1 http://www.34-menopause-symptoms.com/gum-problems/articles/5-foods-to-soothe-gum-pain.htm
- ↑ Taheri, J., Azimi, S., Rafieian, N., & Akhavan Zanjani, H. (2011). Herbs in dentistry. International Dental Journal, 61(6) 287-296.
- ↑ http://bodyunburdened.com/top-5-essential-oils-healthy-teeth-and-gums/
- ↑ http://www.healthyandnaturalworld.com/how-to-treat-gum-infection-naturally/
- ↑ http://health.cvs.com/GetContent.aspx?token=f75979d3-9c7c-4b16-af56-3e122a3f19e3&chunkiid=21700
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3200013/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15125017
- ↑ 10,0 10,1 http://www.nytimes.com/health/guides/disease/gingivitis/overview.html
- ↑ Rupesh, S., Winnier, J., Nayak, U., Rao, A., & Reddy, N. (2010). Comparative evaluation of the effects of an alum-containing mouthrinse and a saturated saline rinse on the salivary levels of Streptococcus mutans. Journal of Indian Society of Pedodontics and Preventive Dentistry, 3(28), 138-144.
- ↑ Zanatta, F., Pinto, T., Kantorski, K., & Rosing, C. (2011). Plaque, gingival bleeding and calculus formation after supragingival scaling with and without polishing: A randomised clinical trial. Oral Health & Preventive Dentistry, 9(3), 275-279.
- ↑ http://www.nytimes.com/health/guides/disease/gingivitis/treatment.html
- ↑ http://www.webmd.com/oral-health/guide/gum-problem-basics-sore-swollen-and-bleeding-gums?page=3
- ↑ http://www.webmd.com/oral-health/guide/gum-problem-basics-sore-swollen-and-bleeding-gums?page=2
- ↑ Poyato-Ferrera, M., Segura-Egea, J., & Bullon-Fernandez, P. (2003). Comparison of modified Bass technique with normal toothbrushing practices for efficacy in supragingival plaque removal. International Journal of Dental Hygiene, 1(2), 110-114.
- ↑ Flossing needed to fight gum disease. Oral Health, 8(1), 31.
- ↑ http://www.webmd.com/oral-health/guide/gum-problem-basics-sore-swollen-and-bleeding-gums