Làm lành vết trầy xước

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm lành Vết Trầy xước)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trầy xước có vẻ chỉ là sự kích ứng nhẹ trên da, nhưng cũng có thể trở thành nỗi phiền toái lớn. Da bị khô và trầy do liên tục chà xát với nhau hoặc với chất liệu khác, như quần áo. Qua thời gian, sự ma sát này làm bong tróc da hoặc thậm chí gây chảy máu. Nếu da bạn thường xuyên bị trầy xước vì chơi thể thao hoặc dù cho hiếm khi bị thì bài viết sau đây cũng sẽ giúp bạn biết cách điều trị và phòng tránh trong tương lai.

Các bước[sửa]

Điều trị Vết Trầy xước[sửa]

  1. Làm sạch vùng da bị trầy. Rửa vết trầy bằng chất tẩy rửa nhẹ một cách nhẹ nhàng, sau đó làm sạch lại với nước, rồi dùng khăn sạch thấm cho khô. Việc rửa vết trầy xước đặc biệt quan trọng sau khi bạn vừa chơi thể thao hoặc đổ mồ hôi nhiều, vì cần phải rửa sạch mồ hôi trước khi điều trị vùng da tổn thương.[1]
    • Tránh lau mạnh bằng khăn, vì như vậy sẽ gây kích ứng, làm cho da khô và bong tróc.
  2. Sử dụng phấn bột. Rắc phấn lên da để làm giảm độ ma sát. Bạn có thể sử dụng phấn rôm trẻ em không chứa bột talc, bột muối nở, bột ngô, hoặc những loại phấn toàn thân khác. Tránh dùng phấn có chứa bột talc, vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất này có thể gây ung thư.[2]
  3. Sử dụng kem bôi. Sử dụng các sản phẩm như mỡ dưỡng ẩm, kem dưỡng thể, kem chống hăm, hoặc sản phẩm chống trầy xước da bằng cách làm giảm độ ma sát trên da, ngoài ra, còn có vài sản phẩm chuyên biệt dành cho vận động viên. Sau khi bôi kem lên vùng da bị thương, bạn nên dùng băng hoặc gạc y tế để che lại.[3]
    • Nếu vùng da trầy xước quá đau hoặc bị chảy máu, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn thuốc bôi vết thương. Bạn có thể bôi thuốc này lên vùng da tổn thương như bôi mỡ dưỡng ẩm.[4]
  4. Sử dụng túi giữ lạnh. Làm mát vùng da bị trầy xước bằng cách chườm lạnh ngay sau khi tập luyện thể thao hoặc khi nhận thấy da bị kích ứng. Không chườm đá hoặc chườm lạnh trực tiếp lên da, vì như vậy có thể làm da bạn tổn thương nhiều hơn. Thay vì vậy, bọc túi giữ lạnh trong khăn hoặc mảnh vải và giữ nó gần vùng da bị thương trong 20 phút. Cảm giác mát lạnh sẽ làm bạn dễ chịu hơn ngay lập tức.[5]
  5. Sử dụng gel hoặc dầu dưỡng da. Bôi gel lấy trực tiếp từ cây lô hội lên vùng da bị trầy xước. Bạn có thể mua loại gel này, nhưng hãy chắc chắn rằng nó chứa ít chất phụ gia nhất có thể. Gel lô hội sẽ giúp làm dịu da của bạn. Bạn cũng có thể dùng tinh dầu trà bằng cách nhỏ hai giọt lên bông gòn, sau đó bôi lên vết trầy để chống nhiễm trùng và làm da bạn lành lại nhanh hơn.
  6. Tắm trị liệu. Pha hỗn hợp làm dịu vết thương bao gồm 2 cốc muối nở và 10 giọt tinh dầu hoa oải hương. Sau đó xả nước ấm vào bồn hòa chung với hỗn hợp. Tránh dùng nước quá nóng, vì như vậy sẽ làm khô da hoặc gây kích ứng da nhiều hơn. Ngâm mình trong ít nhất 20 phút, rồi dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau khô cơ thể. [5]
    • Bạn cũng có thể pha nước tắm từ trà để làm dịu vết thương. Đầu tiên đun sôi 2 lít nước với 1/3 cốc trà xanh, 1/3 cốc cúc vạn thọ khô, và 1/3 cốc cúc la mã khô. Đợi đến khi hỗn hợp nguội, lọc lấy nước và hòa vào bồn tắm.
  7. Gặp bác sĩ khi cần thiết. Vùng da bị trầy xước có thể bị nhiễm trùng và cần được chăm sóc y tế. Nếu bạn nhận thấy sự viêm nhiễm hoặc các nốt đỏ đóng vảy, hãy gặp bác sĩ ngay. Bạn cũng nên đi khám nếu vết thương gây đau đớn hoặc làm cơ thể bạn suy yếu và mẫn cảm.

Phòng tránh Trầy xước Da[sửa]

  1. Giữ da khô. Trước khi chơi thể thao và đổ mồ hôi, bạn nên thoa một chút phấn rôm, loại ko có bột talc, cùng với bột phèn chua lên những khu vực nhiều mồ hôi nhất. Nếu da đẫm nước sẽ làm vết trầy tệ hơn, vì vậy bạn nhớ thay quần áo ướt ngay sau khi tập luyện.[1]
  2. Mặc quần áo phù hợp. Quần áo quá bó sát sẽ gây kích ứng và làm trầy da. Bạn nên chọn quần áo chất liệu tổng hợp vừa vặn thoải mái để da không bị cọ sát mạnh dẫn đến trầy xước.[6]Khi luyện tập, không nên mặc áo cotton và hạn chế mặc loại áo này nhất có thể.[1]
    • Quần áo của bạn không nên có các đường may nổi và miếng đắp gây cọ xát và kích ứng da. Nếu bạn mặc những quần áo này, sau vài giờ da của bạn có thể bị trầy xước. Tốt hơn hết bạn nên chọn quần áo thoải mái để không làm da tổn thương.
  3. Uống nhiều nước. Phương pháp này đặc biệt giúp ích khi bạn tập luyện thể thao, vì uống nhiều nước giúp cơ thể dễ đổ mồ hôi hơn, giúp ngăn chặn sự hình thành của các tinh thể muối trên da, một nguyên nhân gây ra ma sát và làm cho da bị trầy xước.[7]
  4. Tự chế kem bôi trơn. Bạn cần có kem A & D, loại kem thường được dùng để chống hăm da cho em bé, và mỡ dưỡng ẩm. Đầu tiên, trộn mỗi thứ 1 chén trong bát, sau đó thêm vào 1/4 cốc kem vitamin E và 1/4 cốc kem lô hội, rồi khuấy hỗn hợp thật đều. Loại kem tự chế này khá đặc, nhưng bạn có thể bôi nó lên vùng da bị trầy xước.[8]
    • Bôi kem lên vùng da tổn thương trước khi bạn định tập thể thao và đổ nhiều mồ hôi. Nó có thể giúp làm lành vết thương và ngăn ngừa phồng da.[8]
  5. Giảm cân. Thừa cân sẽ làm bạn dễ bị trầy xước hơn, nhất là ở hai bắp đùi. Giảm bớt trọng lượng sẽ tránh được sự cọ xát da vào nhau trong tương lai.[9]
    • Bạn nên bắt đầu luyện tập kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chơi một số môn thể thao ít chà xát da như bơi lội, cử tạ hoặc chèo thuyền.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Khi da bạn bắt đầu bị nhiễm trùng và chảy máu, việc đầu tiên là rửa sạch khu vực đó bằng xà bông diệt khuẩn, sau đó bôi thuốc mỡ Neosporin lên vùng da viêm nhiễm. Bạn nên chờ trong vài ngày để nó bớt chảy máu và bắt đầu lành lại trước khi áp dụng bất cứ phương pháp chữa trị tự nhiên nào.
  • Tới gặp bác sĩ nếu sau vài ngày tình trạng vết thương vẫn không đỡ hơn hoặc xấu đi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây