Lúc vãn đời của danh tướng Hoàng Kế Viêm (phần 2)
Vả lại, nước Nam bé như bàn tay, chuyện đi hay ở đâu có dễ dàng. Vì ngay từ khi bị triệu về kinh năm 1884, dù được phong làm Thái tử Thiếu bảo và Cơ mật viện Đại thần, nhưng chẳng bao lâu ông đã xin về trí sĩ mà không được.
[Ông bị] triệu hồi về kinh, quản thúc tại gia là phủ công chúa Hương La (vợ quá cố của ông) dưới sự kìm chế riết róng của bộ máy thực dân thống trị ở Trung Kỳ là tòa Khâm sứ Pháp. Trong cảnh "cá chậu chim lồng", ông lại tiếp tục cái sự "láo" của mình trước mặt những trùm thực dân Pháp như toàn quyền Pôn Be (Paul Bert), trứ sứ Đờ Sămpô (De Champeaux). Sự "láo" này được dân ta hoan nghênh, cảm phục bao nhiêu thì đối với kẻ thù càng cộm lên nhói nhức bấy nhiêu, như cái kim trong họng. Đến nỗi trong nhiều báo cáo của trú sứ Pháp ở Trung Kỳ gửi lên toàn quyền Pháp ở Đông Dương đều dành riêng để nói về Hoàng Kế Viêm. Xin dẫn đôi lời trong đó: “Hoàng Kế Viêm là một kẻ thù không thể tiêu diệt và không thể chế ngự”, “...là một trong những kẻ thù quyết tử nhất của chúng ta”, (Phan Xuyến - Thanh Đồng, “Hoàng Kế Viêm trong con mắt thực dân Pháp xâm lược”).
Mãi đến đời Thành Thái, vào năm 1889, ông mới được nghỉ hưu, rồi sau đó về quê sống cùng người dân lam lũ cho đến khi mất (1909), thọ 89 tuổi. “Xin về trí sĩ mà không được”! Vậy phải chăng đằng sau sự việc ấy còn có cả một âm mưu khủng khiếp nào khác nữa. Có đấy, xin đọc đoạn sau đây về “nhất đẳng thông ngôn” Petrus Key Trương Vĩnh Ký sẽ rõ:
Nhiệm vụ chính của Petrus Key trong giai đoạn này là nắm gọn vua Ðồng Khánh - dạy bảo vua phải biết đưa hai tay ra nắm lấy người Pháp, và lựa chọn vào Viện Cơ Mật những người đồng hóa quyền lợi bản thân với quyền lợi nước Pháp. Ngoài ra, Tổng trú sứ [Paul] Bert muốn Petrus Key khuyên dụ Ðồng Khánh ký một qui ước tách biệt Bắc Kỳ khỏi Huế, thành lập chức Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ, có toàn quyền thay mặt triều đình xử lý mọi việc. (Dụ ngày 3/6/1886) Nguyễn Hữu Ðộ được cử vào chức vụ này. Ðổi lại, Bert chính thức hủy bỏ Qui ước 30/7/1885, tức qui ước đặt phần lãnh thổ còn lại của Ðại Nam dưới chế độ quân quản Pháp, và cho phép 12 tỉnh An-Nam được nhiều quyền tự trị hơn. (ÐNTL,CB, 37:108; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, tập II. Xem thêm thư ngày 25/9/1886, Bert gửi Petrus Key; Trấn, 1993, tr. 83-84). Việc sử dụng Hoàng Kế Viêm, một lão tướng trụ cột của nhà Nguyễn tại Bắc Kỳ trước năm 1883, để “an phủ” [chiêu hồi] các lực lượng Cần Vương là một thành quả khác của Petrus Key. Tuy nhiên, chủ trương đứng ngoài cuộc tranh chấp Giáo-Lương của Bert và Petrus Key không được sự tán thưởng của giới giáo sĩ. Giáo sĩ và giáo dân bất chấp lệnh “an phủ” của Bert, tiếp tục bắt giết các thủ lĩnh Cần Vương về hàng, kể cả thày dạy cũ của Ðồng Khánh là Trần Văn Dữ, (Nguyên Vũ, “Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký”).
Mới hơn trăm năm mà rằng đất trời như mù mịt! Mong sao lòng người sẽ như được vạch đám mây mù mà thấy lại trời xanh. Năm nay cũng là kỉ niệm 100 năm (1909 - 2009) ngày mất của Hoàng Kế Viêm, liệu hậu thế có làm được gì để tưởng niệm một tướng quân oai hùng của dân tộc.
Hoàng Kế Viêm không chỉ là một võ tướng uy dũng. Ông còn là một nhà văn, nhà viết sử. Ông là tác giả của một số tác phẩm có giá trị về văn học và lịch sử như: Phê thị trần hoàn (Ghi chép về đời Tự Đức), Tiên công sự tích biệt lục (Ghi lại thân thế và sự nghiệp của thân phụ ông), Khổn y lục (Ghi lại tiểu sử công chúa Hương La, vợ ông), Bát tiên công gia huấn từ (Ghi lời dạy con cái theo di cảo của thân phụ ông), Chi chi thi thảo, Vân vân văn tập, An phủ trấp lược.
Khi ông mất, nhà soạn tuồng Đào Tấn đã có bài thơ tưởng niệm cảm động thế này:
Tặng Tướng quân Hoàng Kế Viêm
Trong quân không rượu để khuyên sầu
Bến Cát đành cam phụ cặp bầu
Nam Bắc bao năm dong ruổi ngựa,
Quan hà muôn thưở tiễn đưa nhau
Gió hiu nâng gối tan buồn vặc
Trăng lụa xuyên rèm tỉnh mộng thu
Thức giấc, núi xưa người chẳng thấy
Trên sông sáng sớm bóng non cao
Đến
đây
thì
việc
Hoàng
Kế
Viêm
có
xứng
đáng
được
đặt
tên
cho
một
con
đường
hay
con
phố
của
Hà
Nội
hay
quận
Cầu
Giấy
hay
không
là
tùy
ý
Trời
và
bạn
đọc.
Chỉ
biết
rằng
cái
tên
Hoàng
Kế
Viêm
ít
nhất
đã
được
đặt
cho
các
đường
và
phố
ở
Tp.
Hồ
Chí
Minh
(tại
phường
12,
quận
Tân
Bình),
Đà
Nẵng
(tại
phường
Mỹ
An,
quận
Ngũ
Hành
Sơn)
và
thành
phố
Vinh.
Phần
mộ
của
ông
hiện
đang
ở
Quảng
Bình.
Ông
Hoàng
Tư
Phao,
cháu
đời
thứ
tư
của
danh
tướng,
cho
hay:
Lăng mộ này chưa được công nhận là di tích, mọi chuyện coi sóc đều do con cháu đóng góp, không một [cơ quan] chức năng nào góp sức nên rêu phong phủ dày…, (Dương Minh Phong, “Quảng Bình - Chưa phát huy thế mạnh về di tích lịch sử”).
(Hà Nội, 16-18/4/09)
Tài liệu tham khảo chính[sửa]
- Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - số 19/2003.
- Trần Xuân An, “Các trích đoạn đề cập đến phong trào Văn Thân & Cần Vương chống Pháp 1883-1885-1886 từ bài viết ‘Cố điện’ của cố học giả Hoàng Xuân Hãn”.
- Nguyên Vũ, “Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký”.
- Phạm Thị Nhung, “Trầu cau trong đời sống văn hóa dân tộc”.
- Đại Nam Thực Lục, Quốc Sử quán triều Nguyễn.
- Giá Sơn Kiều Oánh Mậu, Bản triều bạn nghịch liệt truyện.
- Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Trung Quốc.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược.
- Hồ Đắc Duy, Đại Việt Sử Thi.
- Các từ điển: Babylon, Britannica, Wapedia, Wikipedia…
Liên kết nội[sửa]
- Về Hoàng Kế Viêm và quan hệ với Lưu Vĩnh Phúc trong các chiến thắng ở Ô Cầu Giấy (phần 1)
- Về Hoàng Kế Viêm và quan hệ với Lưu Vĩnh Phúc trong các chiến thắng ở Ô Cầu Giấy (phần 2)
- Lúc vãn đời của danh tướng Hoàng Kế Viêm (phần 1)
Tác giả[sửa]
- Tác giả: Nhà văn Đặng Thân