Lý trí bảo vệ chúng ta trước ảo giác như thế nào?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Hơn 300 năm trước, nhà bác học René Descartes từng hỏi: “Nếu giác quan của chúng ta không phải lúc nào cũng đáng tin cậy thì làm sao có thể tách rời ảo giác với hiện thực?”

Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Yale cho thấy chúng ta có khả năng đó, bởi não bộ con người thường hay lưu giữ những mảng thực tại thông qua quá trình truy vấn liên tục về những kỳ vọng và niềm tin trong quá khứ. Khi quá trình tự kiểm chứng nội tại đó thất bại, ảo giác sẽ phát sinh.

Ảo giác sinh ra do những niềm tin và kỳ vọng. Nguồn: The Conversation.

Con người không phải lúc nào cũng có khả năng nhận thức về thế giới, mặc dù họ thấy hoặc nghe được về nó. Năm 1890, những nhà khoa học tại Yale đã làm thí nghiệm khi họ liên tục phát cho những tình nguyện viên thấy một hình ảnh, đi kèm với một giai điệu. Khi âm thanh ngừng phát, những người tham gia dường như vẫn “nghe” thấy giai điệu đó khi hình ảnh xuất hiện. Một ảo giác tương tự cũng hay xảy ra trong đời sống thường ngày: nhiều người cho rằng họ nghe thấy tiếng chuông điện thoại hay tiếng buzz, nhưng thực tế là điện thoại của họ đang tắt. Những ví dụ trên cho thấy ảo giác phát sinh khi não bộ của chúng ta phải xử lý quá nhiều những kỳ vọng và niềm tin về thế giới bên ngoài so với những gì mà nó thực sự cảm nhận được.

Phát hiện mới này góp phần khẳng định: khi chúng ta nhận thức về thế giới, những ý tưởng và niềm tin có thể dễ dàng chiến thắng khả năng của những giác quan. Những nghiên cứu mở rộng hơn trong tương lai có thể tiếp tục làm rõ: liệu có sự khác biệt nào giữa não bộ của người mắc chứng tâm thần với người khỏe mạnh trong khi đang nghỉ ngơi? Những nghiên cứu hứa hẹn mang tới triển vọng giúp các bác sĩ dự đoán chính xác ở giai đoạn lâm sàng nguy cơ diễn tiến sang chứng tâm thần phân liệt ở người bệnh, để từ đó sớm có những phác đồ điều trị.

Phát hiện này có thể trở thành cơ sở cho những phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn đối với những bệnh nhân bị chứng tâm thần phân liệt hay những rối loạn khác.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này