Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Cách lắp ráp một máy tính
Từ VLOS
(đổi hướng từ Lắp ráp một Máy tính)
Đây là hướng dẫn cho người không có kinh nghiệm về lắp ráp máy tính. Nếu hướng dẫn này không giúp được gì bạn, thì hãy tới cửa hàng bán trò chơi gần nhất. Họ sẽ biết phải làm gì nếu bạn không chắc chắn về sự tương thích hay lắp ráp các bộ phận của máy tính. Có một sự gấp gáp khi bạn nhấn nút nguồn lần đầu tiên trên một chiếc máy tính mới. Tiếng thổi nhẹ của quạt, những tiếng bíp làm vững dạ, sự phát sáng của màn hình, tất cả báo hiệu việc hoàn tất lắp ráp thành công một chiếc máy nữa. Cảm giác khó tả và mong chờ này là một trong những động lực cho những người đam mê máy tính, và lắp ráp một bộ máy cho riêng mình là điểm khởi đầu hoàn hảo. Bạn còn có thể tiết kiệm tiền bạc bằng cách tự lắp ráp cho mình một bộ máy tính.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tập hợp các Linh kiện[sửa]
- Xác định chức năng của máy tính. Nếu bạn lắp ráp máy để sử dụng tại phòng làm việc ở nhà cho công việc xử lý văn bản hay email, bạn sẽ có những yêu cầu khác hẳn so với việc lắp ráp máy để chơi trò chơi chất lượng cao. Vai trò của máy tính sẽ chỉ ra cụ thể các linh kiện mà bạn cần. Bất kể chức năng sau cùng của máy tính là gì, mọi máy tính đều cần các linh kiện cơ bản chung.
- Tìm bộ xử lý (CPU). Đây là bộ não của máy tính của bạn. Hầu hết các bộ xử lý đều là đa lõi, có nghĩa về mặt thực chất chúng là nhiều bộ xử lý trong một. So sánh thông số kỹ thuật và kiếm một bộ xử lý có tốc độ cần thiết để chạy các chương trình bạn muốn. Bạn cũng cần để ý tới điện năng tiêu thụ và khả năng làm mát dễ dàng của nó.
-
Tìm
một
bo
mạch
chủ
phù
hợp
với
bộ
xử
lý.
Nếu
bộ
xử
lý
là
bộ
não,
thì
bo
mạch
chủ
là
thân
thể.
Bo
mạch
chủ
là
thứ
kết
nối
mọi
linh
kiện
bên
trong
của
máy
tính.
Bộ
xử
lý
mà
bạn
mua
sẽ
quyết
định
kiểu
bo
mạch
chủ
mà
bạn
cần.
Các
bộ
xử
lý
khác
nhau
có
cỡ
“socket”
(hốc
cắm)
khác
nhau,
và
chỉ
làm
việc
với
các
bo
mạch
chủ
hỗ
trợ
socket
đó.
Ở
đây
lựa
chọn
của
bạn
sẽ
tùy
thuộc
vào
bộ
xử
lý
bạn
có,
dung
lượng
bộ
nhớ
bạn
muốn,
kích
cỡ
của
thùng
máy,
và
số
lượng
ổ
đĩa
bạn
muốn
kết
nối
tới
bo
mạch
chủ.
- Các bo mạch chủ có nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng thông dụng nhất là ATX và MicroATX. ATX là bo mạch chuẩn kiểu toàn phần. Nếu bạn lắp ráp một máy tính điển hình dạng tháp, hãy tìm các bo mạch chủ ATX. Các bo mạch µATX có kích cỡ nhỏ hơn các bo mạch ATX tiêu chuẩn, và tốt hơn nếu như bạn muốn thùng máy nhỏ hơn và không cần tới quá bốn khe cắm mở rộng.
- Hãy đảm bảo rằng bo mạch chủ của bạn hỗ trợ tất cả các linh kiện mà bạn muốn lắp đặt. Nếu bạn dự định lắp đặt một card (thẻ) đồ họa cao cấp, thì bo mạch chủ cần phải hỗ trợ giao tiếp PCI Express. Nếu bạn muốn lắp nhiều RAM, bo mạch sẽ cần phải lắp được ít nhất 4 thanh RAM.
- Đôi khi bạn có thể mua bộ xử lý và bo mạch theo theo một gói kết hợp, giúp tiết kiệm nhiều tiền bạc cho bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không lắp một mẫu bộ xử lý hay bo mạch chủ mà bạn không muốn chỉ để tiết kiệm một chút tiền.
-
Tìm
mua
bộ
nhớ
(RAM)
tương
thích
với
bo
mạch
chủ
của
bạn.
RAM
(Random
Access
Memory
–
Bộ
nhớ
truy
cập
ngẫu
nhiên)
là
nơi
các
chương
trình
lưu
giữ
thông
tin
mà
chúng
đang
sử
dụng.
Nếu
bạn
không
có
đủ
RAM,
các
chương
trình
của
bạn
sẽ
chạy
chậm
hơn
nhiều
so
với
khả
năng
của
chúng.
RAM
bạn
mua
được
quy
định
bởi
kiểu
bo
mạch
chủ
bạn
chọn.
Tốc
độ
RAM
mà
bạn
lắp
phải
được
hỗ
trợ
bởi
bo
mạch
chủ.[1]
- RAM luôn được lắp thành cặp ghép đôi. Tất cả RAM trong hệ thống phải có chung tốc độ, tốt nhất là chung kiểu mẫu. Ví dụ, nếu bạn muốn có 8GB RAM, bạn có thể lắp hai thanh 4GB ghép đôi hoặc bốn thanh 2GB ghép đôi.
- Nếu bạn định dùng nhiều hơn 4GB RAM, bạn sẽ cần phải cài đặt một hệ điều hành 64-bit. Các hệ điều hành 32-bit không nhận diện được lượng RAM quá 4GB, kể cả có lắp đặt nhiều hơn thế.
-
Kiếm
một
ổ
cứng
đủ
lớn
để
lưu
toàn
bộ
dữ
liệu
của
bạn.
Ổ
cứng
của
bạn
lưu
hệ
điều
hành,
các
chương
trình
cài
đặt,
và
toàn
bộ
dữ
liệu
của
bạn.
Không
gian
lưu
trữ
đã
ngày
một
rẻ
hơn
trong
những
năm
qua,
và
rất
dễ
để
mua
được
vài
terabyte
lưu
trữ
với
giá
rẻ.
- Ổ cứng có nhiều tốc độ khác nhau, phổ biến nhất là 5400, 7200, hoặc 10000 vòng/phút (RPM). Còn có cả các ổ dạng rắn (ổ SSD) không chứa các thành phần chuyển động, và cho phép các tốc độ cao hơn. Nhược điểm là chúng khá đắt đỏ và có giới hạn về không gian lưu trữ so với các ổ truyền thống với mức giá tương đương. Các ổ dạng rắn được dùng tốt nhất cho hệ điều hành và các chương trình quan trọng. Hãy để các trò chơi, nhạc và phim lên một ổ HDD riêng biệt. Bằng cách đó bạn sẽ có một máy tính có thể khởi động nhanh, chạy nhanh và có nhiều dung lượng lưu trữ.
- Mua một card (thẻ) video để chơi trò chơi và xem phim HD. Một card đồ họa rời là cần thiết để chơi các trò chơi mới nhất, nhưng lại không phải là một vấn đề lớn cho một máy tính văn phòng. Các bo mạch chủ của Intel có card đồ họa tích hợp sẵn, do đó bạn không cần một card rời nếu bạn chỉ định sử dụng máy để lướt web và email. Nếu bạn xem rất nhiều video HD hoặc chơi nhiều trò chơi, bạn sẽ cần tới một card video rời.
- Hãy chọn một thùng máy vừa đáp ứng chức năng vừa hợp nhãn. Thùng máy chứa tất cả các linh kiện máy tính của bạn. Kích cỡ thùng máy sẽ được quyết định bởi số lượng ổ cứng bạn lắp đặt, cũng như kích thước bo mạch chủ. Có nhiều kiểu thùng máy từ rẻ và đủ chức năng cho tới hào nhoáng và đắt đỏ.[2]. Hãy chọn thùng máy cho phép tối ưu khí lưu, và lắp thêm các quạt phụ nếu cần. Nếu bạn định dùng nhiều linh kiện cao cấp, bạn sẽ phải xử lý nhiều nhiệt lượng hơn so với các linh kiện chậm hơn.
- Hãy đảm bảo là bộ cấp nguồn của bạn có thể đáp ứng được tải. Bộ cấp nguồn cấp điện cho tất cả các linh kiện trong máy tính. Một vài thùng máy đi kèm sẵn một bộ cấp nguồn, nhưng phần lớn đều cần bạn phải cung cấp riêng một bộ. Bộ cấp nguồn cần phải đủ công suất để cấp cho toàn bộ các linh kiện, nhưng không quá lớn để lãng phí điện năng qua việc cấp nhiều hơn lượng cần thiết. Đừng hà tiện bởi chọn sai bộ nguồn có thể gây hỏng các linh kiện trong máy.
-
Nghiên
cứu
mọi
linh
kiện
bạn
định
mua.
Đọc
các
tạp
chí
và
các
trang
đánh
giá
của
người
tiêu
dùng
trên
mạng
để
biết
thêm
thông
tin
chi
tiết.
Các
diễn
đàn
trực
tuyến
như
AnandTech
cũng
vô
cùng
hữu
ích
khi
cần
thông
tin
cụ
thể.
Hãy
nhớ
rằng
đây
là
một
trong
những
bước
quan
trọng
nhất,
bởi
vì
mọi
thứ
sẽ
phụ
thuộc
vào
phần
cứng
của
bạn.
Có
nhiều
hướng
dẫn
và
đánh
giá
từ
các
tạp
chí
và
trang
web
đánh
giá
của
người
tiêu
dùng
trên
mạng.
Một
vài
ví
dụ
như:
- PC World
- PC Magazine
- Maximum PC
- Custom PC
- Tom's Hardware
Bắt đầu[sửa]
- Mở thùng máy. Bạn sẽ cần đeo găng tay chống tĩnh điện hoặc dụng cụ bảo vệ nào đó bởi bên trong thùng máy không có kim loại nối đất và đôi khi rất sắc nhọn.
-
Lắp
đặt
bộ
nguồn.
Vài
thùng
máy
có
sẵn
bộ
nguồn,
trong
khi
những
thùng
máy
khác
đòi
hỏi
bạn
phải
mua
bộ
nguồn
rời
và
tự
lắp
đặt
nó.
Hãy
đảm
bảo
là
bộ
nguồn
được
lắp
đặt
đúng
hướng,
và
không
có
vật
gì
cản
trở
quạt
của
bộ
nguồn.
- Hãy chắc chắn rằng bộ nguồn của bạn đủ mạnh để đáp ứng toàn bộ các linh kiện. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các máy chơi game chất lượng cao, bởi các card đồ họa rời có thể tiêu tốn nhiều điện năng.
- Tự nối đất. Sử dụng một sợi cáp đeo cổ tay chống tĩnh điện để ngăn ngừa hiện tượng phóng tĩnh điện (ESD) làm hỏng các linh kiện điện tử của máy. Nếu bạn không có một sợi dây đeo cổ tay chống tĩnh điện, hãy cắm bộ nguồn đã được nối đất của bạn vào một ổ cắm (nhưng không bật nó lên), rồi giữ tay của bạn lên bộ nguồn bất cứ khi nào bạn chạm tới các linh kiện nhạy cảm với ESD.
Lắp đặt Bo mạch chủ[sửa]
- Tháo bo mạch chủ ra khỏi hộp đóng gói. Đặt nó lên trên hộp. KHÔNG ĐƯỢC đặt nó lên trên túi chống tĩnh điện bởi mặt ngoài có tính dẫn điện. Bạn sẽ lắp thêm linh kiện cho bo mạch chủ trước khi lắp đặt nó vào thùng máy, bởi như thế sẽ dễ dàng thao tác với bo mạch chủ hơn trước khi lắp đặt nó.
- Tháo bộ xử lý ra khỏi hộp đóng gói. Quan sát những chân khuyết trên bộ xử lý và khớp chúng vào các socket (hốc cắm) trên bo mạch chủ. Trên nhiều bộ vi xử lý sẽ có một mũi tên vàng nhỏ ở phía góc mà bạn có thể dùng để định hướng bộ vi xử lý một cách chính xác.
- Gắn bộ xử lý lên bo mạch chủ. Mở hốc cắm CPU rồi gắn bộ xử lý lên một cách cẩn thận (không cần dùng lực). Nếu nó không trượt ngay vào, hoặc bạn cảm thấy cần phải dùng lực, thì có thể bạn đã căn lệch. Đóng hốc cắm lại và đảm bảo là CPU được gắn chắc chắn. Một vài hốc cắm có các tay giữ nhỏ trong khi các hốc cắm khác lại có các khối lắp ráp phức tạp để mở và đóng hốc cắm.[3]
-
Bôi
keo
tản
nhiệt
tốt
lên
CPU.
Chỉ
bôi
một
chấm
keo
tản
nhiệt
lên
CPU.
Thêm
quá
nhiều
keo
tản
nhiệt
sẽ
làm
chậm
việc
truyền
nhiệt,
khiến
cho
việc
giải
nhiệt
nhanh
CPU
trở
nên
khó
khăn
hơn.
- Một vài bộ xử lý đi kèm với bộ tản nhiệt sẽ không cần keo tản nhiệt bởi bộ tản nhiệt đã được bôi keo tản nhiệt sẵn từ xưởng lắp ráp. Kiểm tra bên dưới bộ tản nhiệt trước khi bôi keo lên bộ xử lý.[4]
- Gắn bộ tản nhiệt. Các bộ tản nhiệt rất khác nhau, do đó hãy đọc hướng dẫn. Phần lớn các bộ làm mát đi kèm sẵn sẽ gắn trực tiếp lên bộ xử lý và siết vào bo mạch chủ. Các bộ tản nhiệt mua rời sẽ có các khung đỡ cần được gắn vào bên dưới bo mạch chủ. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn cho bộ tản nhiệt của bạn để biết hướng dẫn lắp đặt chính xác.
-
Lắp
đặt
RAM.
Đặt
RAM
vào
khe
cắm
phù
hợp
bằng
cách
mở
chốt
và
ấn
thanh
RAM
vào
cho
tới
khi
các
lẫy
nhỏ
khớp
nó
vào
vị
trí.
Lưu
ý
cách
RAM
và
các
khe
cắm
khớp
vào
nhau
–
căn
chúng
sao
cho
khớp
một
cách
chính
xác.
Khi
ấn
xuống,
hãy
ấn
cả
hai
đầu
của
thanh
RAM
với
lực
đều
nhau.
Nếu
các
khe
cắm
RAM
có
hai
màu,
thì
điều
này
cho
biết
các
khe
cắm
ưu
tiên
trong
trường
hợp
bạn
không
sử
dụng
hết
các
khe
cắm
có
sẵn.
- Hãy đảm bảo là bạn lắp đặt RAM vào các khe cắm phù hợp. Kiểm tra tài liệu hướng dẫn cho bo mạch chủ để chắc chắn là bạn đã lắp đặt RAM vào đúng vị trí.
-
Lắp
backplate
(tấm
ốp
kim
loại
ở
mặt
sau
thùng
máy)
I/O
lên
mặt
sau
thùng
máy.
Nhiều
mẫu
thùng
hiện
đại
không
có
tấm
ốp
lắp
sẵn,
nhưng
bo
mạch
chủ
của
bạn
có
thể
đi
kèm
tấm
ốp
của
riêng
nó.
Một
vài
thùng
máy
cũ
hơn
có
tấm
ốp
I/O
lắp
sẵn,
nhưng
thùng
máy
có
thể
không
có
tấm
ốp
phù
hợp
với
bo
mạch
chủ
của
bạn.
- Tháo tấm ốp lắp sẵn có thể tốn ít sức. Đôi khi chúng có các ốc vít bắt vào vị trí, nhưng phần lớn chỉ được giữ bằng lực ma sát. Đẩy nó ra bằng cách nhấn vào khung đỡ từ phía sau của thùng máy.
- Gõ bỏ các tấm che linh kiện I/O trên tấm ốp mặt sau của bo mạch chủ. Đưa tấm ốp mới vào vị trí ở mặt sau thùng máy. Đảm bảo là đã lắp đặt đúng hướng.[5]
-
Lắp
các
đế
bắt
vít
vào
đúng
vị
trí.
Hầu
hết
các
thùng
máy
đều
đi
kèm
theo
một
túi
nhỏ
chứa
các
đế
bắt
vít.
Các
đế
bắt
vít
giúp
nâng
bo
mạch
chủ
khỏi
thùng
máy,
và
cho
phép
gắn
ốc
vít
lên
chúng.
- Thùng máy có thể có nhiều lỗ hơn số lượng lỗ bo mạch chủ hỗ trợ. Số lượng miếng chêm cần thiết được xác định bởi số lượng lỗ được bọc trên bo mạch chủ. Đặt bo mạch chủ vào vị trí để xác định chỗ siết các đế bắt vít.
- Gắn chặt bo mạch chủ. Sau khi đã lắp các đế bắt vít, đặt bo mạch chủ vào thùng máy và đẩy nó vào tấm ốp I/O. Mọi cổng phía sau phải vừa khớp với các lỗ trên tấm ốp I/O. Dùng các ốc vít sẵn có để gắn chặt bo mạch chủ vào đế bắt vít thông qua các lỗ vít được bọc trên bo mạch chủ.
-
Cắm
các
bộ
kết
nối
thùng
máy.
Các
bộ
kết
nối
này
được
đặt
cùng
chỗ
trên
bo
mạch
chủ
ở
gần
mặt
trước
thùng
máy.
Thứ
tự
kết
nối
chúng
tùy
thuộc
cái
nào
dễ
nhất.
Đảm
bảo
rằng
bạn
kết
nối
các
cổng
USB,
các
công
tắc
Nguồn
và
Bật
lại,
các
đèn
LED
cho
nguồn
và
ổ
cứng,
và
cáp
âm
thanh
(HDAudio
hoặc
AC97).
Tài
liệu
hướng
dẫn
cho
bo
mạch
chủ
của
bạn
sẽ
cho
bạn
biết
vị
trí
gắn
các
bộ
kết
nối
này
trên
bo
mạch
chủ.
- Thông thường thì chỉ có một cách để các bộ kết nối này gắn với bo mạch chủ. Đừng cố ép bất cứ thứ gì cho vừa.
Lắp đặt Card Đồ họa[sửa]
- Tháo tấm che mặt sau của khe cắm PCI-E. Hầu hết các card đồ họa hiện đại đều dùng chuẩn PCI-E. Một số card đòi hỏi bạn phải bỏ cả hai tấm bảo vệ chứ không chỉ một. Bạn có thể sẽ phải thúc cho tấm bảo vệ rời ra khỏi thùng máy.
- Gắn card đồ họa. Bạn có thể sẽ phải bẻ cong tấm che trên khe để có thể gắn card đồ họa vào. Tấm che giúp giữ card đồ họa ở đúng vị trí (điều này càng quan trọng với các card lớn, cao cấp). Dùng lực nhẹ, đều cho tới khi card được gắn đều, và mặt sau căn chuẩn với nhau.
- Cố định card. Sau khi gắn card, dùng ốc vít để cố định card vào mặt sau thùng máy. Nếu bạn không cố định card, bạn có thể làm hỏng nó trong quá trình hoạt động về sau.
- Lắp đặt các card PCI khác. Nếu bạn có bất kỳ card PCI nào khác cần lắp thêm, chẳng như card âm thanh rời, quy trình lắp đặt cũng tương tự như quy trình lắp card hình.
Thêm ổ cứng[sửa]
- Gỡ bỏ các tấm chắn mặt trước của các ổ đĩa mà bạn định lắp đặt. Hầu hết các thùng máy có các tấm chắn ở mặt trước để bảo vệ các khay cắm ổ đĩa. Tháo bỏ các tấm chắn ở vị trí mà bạn muốn lắp đặt các ổ quang. Bạn không cần tháo bất kỳ tấm chắn nào để lắp ổ cứng.
- Lắp ổ quang vào từ phía mặt trước thùng máy. Hầu hết các thùng máy đều có khung gắn sẵn để ổ đĩa được đỡ và đều nhau. Sau khi ổ đĩa được căn thẳng với mặt trước của máy, gắn chặt nó lại với các ốc vít ở mỗi bên ổ.
- Lắp ổ cứng. Đẩy ổ cứng vào khay 3.5” phù hợp trong thùng máy. Một vài thùng máy có các giá đỡ di chuyển được mà bạn có thể lắp đặt lên ổ cứng trước khi đẩy nó vào. Sau khi ổ cứng đã được lắp đặt vào khung đỡ, gắn chặt nó ở cả hai bên bằng ốc vít.
-
Đấu
nối
cáp
SATA.
Tất
cả
các
ổ
đĩa
hiện
đại
sử
dụng
cáp
SATA
để
kết
nối
ổ
đĩa
vào
bo
mạch
chủ.
Nối
cáp
vào
cổng
SATA
trên
ổ
đĩa,
rồi
nối
đầu
còn
lại
vào
một
cổng
SATA
trên
bo
mạch
chủ.
Các
ổ
cứng
sử
dụng
chung
loại
cáp
như
các
ổ
quang.[6]
- Để xử lý sự cố dễ dàng hơn, kết nối ổ cứng của bạn với cổng SATA đầu tiên trên bo mạch chủ, rồi kết nối các ổ khác tới các cổng SATA kế tiếp. Tránh cắm các ổ đĩa vào các cổng SATA ngẫu nhiên.
- Cáp SATA có hai đầu đấu nối giống nhau. Bạn có thể lắp cáp theo cả hai hướng.
Đấu dây cho máy tính[sửa]
-
Kết
nối
bộ
nguồn
vào
bo
mạch
chủ.
Phần
lớn
các
bo
mạch
chủ
hiện
đại
đều
có
một
đầu
kết
nối
24
chân
và
một
đầu
kết
nối
6
hoặc
8
chân.
Cả
hai
kiểu
này
đều
cần
được
kết
nối
vào
bo
mạch
chủ
để
hoạt
động.
Cáp
nguồn
chỉ
khớp
vào
các
khe
mà
chúng
được
thiết
kế
để
sử
dụng.
Ấn
đầu
kết
nối
vào
hết
cỡ
cho
tới
khi
chốt
đóng
lại.
- Đầu kết nối 24 chân là đầu kết nối lớn nhất trên bộ cấp nguồn.
- Kết nối nguồn tới card hình. Nếu bạn có một card hình rời, thì nó có thể cũng cần phải được cấp nguồn. Một số card đòi hỏi một đầu nối, một số khác cần tới hai đầu. Cổng đấu nối thường nằm trên cùng của card hình.
- Kết nối nguồn tới các ổ đĩa. Tất cả các ổ đĩa đều cần được kết nối tới bộ nguồn sử dụng các đầu kết nối nguồn SATA. Các đầu kết nối nguồn này là như nhau cho cả ổ quang và ổ cứng.
- Điều chỉnh vị trí dây. Một trong những điểm cốt yếu để có luồng khí lưu tốt là đặt các bó dây tránh khỏi luồng khí. Cố đi dây một cách hiệu quả bên trong thùng máy có thể là một trải nghiệm dễ gây bực dọc, đặt biệt là nếu bạn lắp ráp một thùng máy nhỏ. Hãy dùng các dây bó để buộc các dây cáp lại với nhau và đặt chúng vào các khay đĩa chưa sử dụng tới. Đảm bảo là các dây cáp không chắn bất kỳ quạt nào.
Lắp thêm Quạt[sửa]
- Kết nối các bộ quạt làm mát. Hầu hết các thùng máy đều đi kèm một hoặc hai bộ quạt. Các quạt này cần được gắn vào bo mạch chủ để có thể hoạt động.
- Lắp thêm quạt mới. Nếu bạn sử dụng nhiều linh kiện cao cấp, bạn có thể sẽ cần làm mát thêm. Các quạt 120mm thường khá êm và tăng một cách đáng kể khí lưu trong máy.
- Tối ưu hóa việc bố trí quạt. Các quạt gắn phía trước hoặc trên đỉnh thường hút khí vào, trong khi các quạt hai bên và phía sau thường đẩy khí ra. Bố trí này giúp giữ một luồng khí tươi, mát chuyển động qua bo mạch chủ của bạn. Bạn có thể xem hướng quạt thổi bằng cách nghiên cứu phần đỉnh của vỏ quạt. Hầu hết các quạt đều có các mũi tên nhỏ in lên thân để chỉ hướng thổi của chúng.
Khởi động máy[sửa]
- Lắp kín thùng máy lại. Bạn không nên vận hành máy tính mà để thùng máy mở. Thùng máy được thiết kế để tối đa hóa khí lưu, và nếu thùng máy bị mở thì luồng khí lưu sẽ không còn hiệu quả nữa. Hãy đảm bảo là mọi thứ đều được bắt vít kín. Hầu hết các thùng máy sử dụng vít tai hồng (vít có tai vặn) để bạn không cần dùng tới công cụ khi mở và đóng thùng máy.
-
Đấu
nối
máy
tính.
Kết
nối
màn
hình
tới
máy
tính,
thông
qua
card
đồ
họa
hoặc
thông
qua
một
cổng
nằm
sau
tấm
bo
mạch
chủ.
Đấu
bàn
phím
và
chuột
vào
các
cổng
USB
ở
mặt
trước
hay
mặt
sau
máy
tính.
- Tránh đấu nối bất kỳ thiết bị nào khác cho tới khi bạn hoàn tất việc cài đặt hệ điều hành.
- Bật máy tính. Bạn sẽ không thể làm được gì nhiều vì bạn chưa cài đặt hệ điều hành, nhưng bạn có thể kiểm tra xem liệu các quạt có hoạt động không hay máy tính đã hoàn tất quá trình POST (Tự kiểm tra khi khởi động) thành công chưa.
-
Chạy
chương
trình
MemTest86+.
Chương
trình
này
có
thể
tải
về
miễn
phí
và
có
thể
chạy
từ
ổ
CD
hoặc
USB
mà
không
cần
cài
đặt
hệ
điều
hành.
Điều
này
cho
phép
bạn
kiểm
tra
các
thanh
nhớ
trước
khi
bắt
đầu
cài
đặt
hệ
điều
hành.
Các
thanh
nhớ
có
tỉ
lệ
sự
cố
cao
hơn
hầu
hết
các
linh
kiện
máy
tính
khác,
đặc
biệt
nếu
chúng
là
loại
rẻ
tiền,
vì
vậy
kiểm
tra
chúng
trước
là
rất
khôn
ngoan.
- Bạn có thể thiết lập máy tính khởi động từ ổ CD hoặc USB trước, thay vì khởi động từ ổ cứng. Nhập vào thiết lập cho BIOS khi khởi động máy lần đầu, rồi duyệt tới trình đơn Boot (Khởi động). Chọn ổ thích hợp mà bạn muốn máy khởi động từ đó.
- Cài đặt hệ điều hành. Các máy tính tự lắp ráp có thể cài đặt Microsoft Windows hoặc một phiên bản Linux. Windows tốn tiền hơn, nhưng có lợi ở chỗ tương thích với hầu như mọi chương trình và linh kiện phần cứng. Linux miễn phí và được hỗ trợ bởi một cộng đồng các nhà phát triển, nhưng không thể chạy nhiều chương trình được thiết kế cho Windows. Một vài phần cứng độc quyền cũng không thể hoạt động đúng.
- Cài đặt các trình điều khiển. Sau khi cài đặt hệ điều hành, bạn sẽ cần phải cài đặt các trình điều khiển. Hầu hết các phần cứng mà bạn mua sẽ kèm theo đĩa chứa phần mềm trình điều khiển để thiết bị hoạt động. Các phiên bản mới của Windows và Linux sẽ tự động cài đặt hầu hết các trình điều khiển khi kết nối tới Internet.
Lời khuyên[sửa]
- Một vài bộ nguồn kèm sẵn bộ chuyển đổi 115/230V. Nếu bạn sống ở Mỹ hãy dùng thiết lập 115V, nếu không thì dùng 230V.
- Mỗi dây cáp nguồn sẽ chỉ khớp nếu đúng hướng, nhưng vẫn cần dùng lực để đẩy cáp vào. Nếu bạn sử dụng một bộ nguồn mới hơn với kết nối EPS 12V 8 chân và một kết nối PCI Express 8 chân, thì đừng cố dùng lực để đấu cáp vào vị trí.
- Dùng dây bó để bó cẩn thận các sợi cáp với nhau, và định hướng chúng để không ngăn cản luồng khí lưu thông. Nếu có thể, hãy tránh sử dụng các linh kiện IDE như ổ cứng hay ổ quang, bởi cáp ruy băng tiêu chuẩn này sẽ chặn luồng khí lưu thông.
- Nếu bạn lắp ráp hệ thống lại với nhau mà nó không hoạt động, tháo mọi thứ ra trừ bộ nguồn, bo mạch chủ, RAM và bộ tản nhiệt cho bộ xử lý (và card hình nếu bạn không dùng card hình tích hợp sẵn). Đảm bảo rằng máy hoạt động bằng cách theo dõi màn hình khởi động BIOS của bạn. Tắt máy đi, rồi cắm lại ổ cứng và xác định rằng máy hoạt động. Tắt máy, rồi cắm lại ổ CD-ROM và đảm bảo là máy hoạt động. Tắt máy, và tiếp tục cắm từng thiết bị ngoại vi bổ sung thêm cho tới khi mọi thứ được cắm vào và hoạt động. Ý tưởng ở đây là lắp linh kiện tối thiểu để bật được máy, sau đó mỗi lần lại thêm một linh kiện để bạn có thể biết được linh kiện nào gây ra vấn đề.
- Đừng đặt các thiết bị phần cứng lên sàn nhà nhiều ngày trong khi bạn tìm hiểu xem phải làm gì, bởi điều này có thể dẫn tới hiện tượng phóng tĩnh điện làm hư hại hoặc hỏng các linh kiện máy tính (chỉ cần 10 vôn để làm hỏng một số linh kiện máy tính). Khi không được gắn vào bo mạch chủ và thùng máy, tất cả các linh kiện cần phải được đặt trong các túi chống tĩnh điện. Cách khác là bạn có thể đặt chúng lên các bề mặt không dẫn điện, chẳng hạn như bàn gỗ hoặc bàn kính.
- Các ren vít trên thùng máy đôi khi bị trượt ren và không thể giữ được ốc vít một cách thích hợp nữa. Hãy tránh để điều này xảy ra bằng cách chọn các ốc vít chính xác. Ốc vít phải bắt đầu vặn vào dễ dàng, không gặp phải sự khó khăn mà có thể do không đúng loại vít gây ra. Siết chắc ốc nhưng không quá chặt: vặn từng khoảng một phần tư vòng ốc cho tới khi vào hết, hoặc vặn tua vít bằng ngón tay thay vì cả bàn tay là vừa đủ. Nhôm chịu lực không tốt như thép cho nên đặc biệt dễ bị mòn – chỉ cần chặt hơn một chút so với khi hết lay động được là đủ. (Các thùng máy bằng nhôm tốt hơn sẽ có lớp nhôm dày hơn hoặc thậm chí là khung thép hoặc gia cố ở các khu vực quan trọng). Các ốc vít chính ở mặt bên được dùng thường xuyên và phải đỡ mặt bên để tránh cho thùng máy oằn thành hình bình hành, do đó chúng đặc biệt dễ bị hỏng. Một cách để chữa nhanh chóng, khá tin cậy là thay thế chúng bằng vít kích cỡ lớn hơn một chút, không quá dài để đâm xuyên vào linh kiện khác: Ốc vít loại US #6 x 3/8" hoặc vít máy tương tự, ban đầu vặn thẳng vào và dứt khoát (nhưng không phải là vặn xuống quá chặt) , cách này thường sẽ phù hợp cho các chỗ nối bị lỏng của mặt bên sử dụng ốc vít tiêu chuẩn, sẽ tự tạo ra các rãnh mới trên kim loại dạng miếng.
- Nếu bạn mua một bản Microsoft Windows dạng đi kèm thiết bị của nhà sản xuất gốc (OEM) và bạn có một miếng dán giấy phép sử dụng, bạn có thể cần gắn miếng dán đó vào bên cạnh máy tính để tham khảo khi quá trình cài đặt Windows hỏi đến.
- Sẽ rất hữu ích nếu bạn nhờ một người bạn quen với việc lắp ráp máy tính trợ giúp. Nếu không thì ít nhất cũng nên hỏi ý kiến họ về những linh kiện mà bạn định sử dụng.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng cố dùng lực để lắp bất kỳ linh kiện nào vào khe cắm hoặc hốc cắm. Các linh kiện phần cứng mới hơn có thể có dung sai nhỏ, nhưng mọi thứ vẫn phải khớp với nhau mà không cần dùng quá nhiều lực. Các mô đun bộ nhớ nằm trong số ít các linh kiện mà phải cần một chút lực để lắp đặt. Trước khi lắp đặt các mô đun bộ nhớ, hãy đảm bảo là chúng khớp với các khe cắm bộ nhớ bằng cách so sánh các vết khía.
- Hãy thật nhẹ nhàng khi cắm các thiết bị CPU và PATA (IDE). Nếu bạn làm cong một chân cắm, hãy dùng nhíp hoặc kìm hình kim đầu hẹp để uốn thẳng lại nó. Nếu bạn làm gãy một chân cắm, trên hốc cắm CPU hoặc GPU, phần cứng của bạn sẽ không còn hoạt động chính xác nữa. Nếu bạn làm gãy một chân trên một đầu nối IDE, bạn vẫn còn 7 trong 40 cơ hội là bạn đã làm gãy một chân nối đất, là chân không quá quan trọng đối với chức năng của thiết bị.
- Đừng cố ép kết nối cáp. May mắn là các sợi cáp ở phía sau máy tính sẽ chỉ khớp vào đầu nối dành cho chúng. Tất cả các sợi cáp, trừ kết nối đồng trục và một vài kết nối nguồn máy xách tay, sẽ chỉ kết nối khi chúng đặt cùng hướng với đầu kết nối của chúng. Ví dụ, các sợi cáp giao tiếp hình ảnh số (DVI) và mảng đồ họa hình ảnh (VGA) có một đầu nối hình thang, chứ không phải là kiểu chữ nhật.
- Nếu bạn không chắc chắn về bất kỳ vấn đề gì trong việc lắp ráp máy tính của bạn, đừng cố “tùy cơ ứng biến” mà không chuẩn bị gì. Hãy hỏi ai đó hiểu bạn đang làm gì để chỉ điểm cho bạn khi bạn lắp ráp máy hoặc thuê hẳn một chuyên gia làm việc này cho bạn. Một cách khác là tìm kiếm lời khuyên từ những bản hướng dẫn người dùng đi kèm được đóng gói theo từng bộ phận khác nhau của phần cứng máy tính mà bạn đang lắp ráp. Thường thì nếu không có kèm theo hướng dẫn, hoặc có thể linh kiện bạn dùng để lắp máy là sản phẩm đã qua sử dụng, thì bạn có thể tham khảo mục “Hỗ trợ hệ thống” trên trang web của nhà sản xuất để cố kiếm được tài liệu chỉ dẫn cần thiết.
- Cẩn trọng khi thao tác xung quanh những rìa cạnh kim loại sắc mỏng của thùng máy. Bạn sẽ dễ bị cắt xước, đặc biệt là với các thùng máy rất nhỏ.
- Tránh hiện tượng phóng tĩnh điện khi lắp đặt các linh kiện. Hãy đeo vòng tay khử tĩnh điện hoặc nối đất cho bản thân bằng cách chạm vào một phần kim loại của thùng máy trước khi làm việc với các linh kiện. Xem thêm bài viết liên quan trên wikiHow về Cách nối đất bản thân và tránh làm hỏng máy tính do phóng tĩnh điện để biết thêm thông tin.
- Kiểm tra kỹ mọi kết nối trước khi bật máy tính lên lần đầu tiên. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp chỉ có thể gắn một đầu kết nối đúc sẵn theo một hướng, một số khác lại khá mỏng nhẹ và với một lực tương đối nhỏ chúng hoàn toàn có thể bị gắn vào theo hướng ngược 180 độ. Điều này đặc biệt đúng với các mô đun bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên dạng kênh đôi (DIMM), bởi đôi khi đối với người lắp máy chúng trông như là được gắn đúng hướng, nhưng trên thực tế là đã bị gắn sai. Việc lắp sai mô đun bộ nhớ như thế vào một khe cắm DIMM sẽ dẫn tới việc đoản mạch của bộ nhớ hệ thống, khiến cho bảng mạch in của RAM bị hỏng và không thể sử dụng được nữa. Có thể tránh được điều này bằng cách chú ý kỹ tới cái gọi là “các khía căn chỉnh” có trên các mô đun RAM DIMM hiện đại, giúp rõ ràng hơn cho người lắp máy trong việc nhận biết mình đã lắp bộ nhớ đúng cách hay chưa.
- Duy trì nối đất khi lắp ráp máy tính. Điều này có thể thực hiện được bằng cách cắm bộ cấp nguồn của máy vào một ổ điện dân dụng bằng một sợi cáp với công suất ampe được khuyến nghị. Sợi cáp này thường là một dây kiểu giống dây ấm đun được kèm sẵn theo máy tính của bạn từ ban đầu. Hãy chắc chắn là ổ cắm nguồn dân dụng đã được tắt. Điều này giúp đảm bảo rằng các linh kiện điện tử khác nhau trong máy tính mà bạn đang kết nối với nhau không “có điện” (không có dòng điện chạy qua) khi bạn lắp máy. Với ổ cắm nguồn ở vị trí tắt, kết nối đất sẽ được duy trì. Chỉ có hai kết nối cuối khác có dòng điện chạy qua mà bị ngắt mạch, do đó điện năng sẽ không được truyền tải tới các thiết bị ở trên. Đây là một biện pháp an toàn được thiết kế sẵn trong mọi công tắc mạch ở ổ cắm nguồn dân dụng.
- Đừng chạm vào các điện trở và chân cắm trên CPU hoặc hốc cắm.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.ign.com/wikis/pc/Build_a_Computer
- ↑ http://www.geeks.com/techtips/2006/techtips-01july06.htm
- ↑ http://www.pcityourself.com/building/processor.php
- ↑ http://techreport.com/review/23624/how-to-build-a-pc-the-tech-report-guide/3
- ↑ http://www.computershopper.com/feature/75-pc-building-tips-motherboard-case-installation
- ↑ http://www.buildeasypc.com/hw/howto/install_sata_hard_drive.htm