Lịch sử Phân loại học - History of Taxonomy

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Taxonomy có gốc từ là tiếng Hy Lạp cổ, cấu tạo bởi: τάξις, taxis; “arrangement (tiếng Anh)", “sắp xếp (tiếng Việt)”; và νομία, nomia; “method (tiếng Anh)", “phương pháp (tiếng Việt)”. Taxonomy thường được dịch là “Phân loại học” (hoặc “Khoa học sắp xếp”).

Biological classification (Phân loại sinh học) là một Khoa học phân loại trong Sinh học, là phương pháp mà các nhà khoa học nhóm và xếp các sinh vật theo các tên loại sinh học như chi, loài. Phân loại sinh học là một dạng của Phân loại học.

Phân loại học là một lý thuyết và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện việc phân loại và nhận biết các mối quan hệ sinh vật. Sự phân loại hàn lâm bắt đầu khoảng năm 1753 ở phương Tây, nhưng con người từ xưa đã luôn gắn các sinh vật với những nhóm tên gọi cụ thể.

DẪN NHẬP[sửa]

Lịch sử phân loại học song hành cùng lịch sử loài người. Tất cả các nền văn hóa đều có sự phân loại thực vật và động vật khá phức tạp và thường có sự tương đồng trong việc đặt tên cho các nhóm động-thực vật chính. Hơn nữa, có sự tương đồng khá gần giữa các loài được nhận biết khá nổi bật với người địa phương và loài được nhận biết bởi các nhà phân loại học Châu Âu. Thời Hy Lạp cổ, Aristotle và Theophrastus xây dựng bộ sưu tập quan sát vô cùng phong phú về lịch sử tự nhiên và ngành trồng trọt, với tác phẩm Dioscorides lưu những thông tin về dược tính các loài thực vật đã được sử dụng trong gần hai thiên nhiên kỷ. Cho đến thời kỳ Phục Hưng, các công trình của Gesner, Brunfels và Bock có thêm những quan sát và minh họa nguồn gốc có chất lượng tốt hơn. Các vấn đề phân loại gia tăng khi các nhà thực vật học Tây Âu quan tâm đến y học và muốn di nhập các loại thảo dược nêu trong thư văn cổ. Các cuộc hải trình của người Châu Âu sớm tạo ra một “cơn lũ di nhập” động-thực vật và những mô tả dần được thực hiện. Các quan điểm về sự ngẫu sinh và dị sinh (heterogenesis) dần biến mất, mặc dù thành lập được trật tự sắp xếp cho thế giới côn trùng từ sự giải thích của Jan Swammerdam về sự biến thái từ sâu thành bướm. Tuy nhiên, việc so sánh dựa vào tên gọi với dung lượng thông tin lớn đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

LINNAEUS VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG PHÂN LOẠI[sửa]

Mục đích của Linnaeus và bạn của ông-Petrus Artedi là giải quyết vấn đề này bằng cách xếp loại và đặt tên cho tất cả động vật, thực vật và chất khoáng (mineral) – như Linnaeus nói, và đây là một phát kiến cho lịch sử của tự nhiên. Mặc dù Artedi đã qua đời sớm, nhưng Linnaeus về sau đã xếp loại tất cả các sinh vật trong tác phẩm rất thành công của ông là Hệ thống tự nhiên (Systema naturae) với nội dung chính về thực vật. Đến năm 1753 Linnaeus tạo ra danh pháp 2 từ, ví dụ Homo sapiens, Taraxacum officinale, ban đầu chỉ có mục đích như là một cách để hỗ trợ ghi nhớ (aide-mesmoire) cho các tên dài, tên thật mà vẫn thể hiện được ý nghĩa của sinh vật đó. Nhưng về sau danh pháp 2 từ - binomial sớm trở thành tên gọi của các sinh vật. Linnaeus cũng đưa ra những hướng dẫn để phân loại và đặt tên, danh sách các khóa thực vật (botanical term), v.v. Hơn nữa, lý thuyết lõi-vỏ (cortex-medulla theory) của ông với ý tưởng rằng tất cả sinh vật được tạo từ một vỏ bọc bên ngoài, và sau này nó sẽ tạo ra phần lõi bên trong, đã cho phép ông giải thích được nhiều hiện tượng sống.

Cuối thế kỷ 18, Antonie-Laurent de Jussieu, Michael Adanson và Lamarck đã quan tâm đến bậc phân loại trên chi-genus. Cây Genera plantarum của Jussieu được sử dụng rộng rãi và xếp trong hệ thống tự nhiên. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quan sát tất cả các đặc điểm, mặc dù chúng không có giá trị ngang nhau trong phân loại; cụ thể ở thực vật các đặc điểm hữu dụng là tất cả những gì lộ diện ra bên ngoài. Ông đề xuất rằng hệ thống tự nhiên nên được xây dựng bằng cách tổng hợp, thêm loài mới vào cùng các loài đã có. Lamarck đưa ra những chỉ dẫn các từ khóa (hỗ trợ cho việc định nghĩa) và phác thảo phương pháp số để phân tích mối quan hệ của sinh vật, trong khi Adanson đề nghị rằng tất cả các đặc điểm nên được đối xử công bằng-có mức độ quan trọng như nhau. Lamarck và Jussieu lại tin rằng mối quan hệ sinh vật được tạo ra bởi một số dạng liên hoàn của đặc điểm cấu tạo, các nhóm phân loại vẫn mang ít nhiều hạn chế.

George-Louis Leclerc, Comte de Buffon, bác bỏ nhiều ý tưởng của Linnaeus về danh pháp và cách phân loại, tuy nhiên tác phẩm vĩ đại của Buffon Lịch sử tự nhiên (Hisoire naturelle) đã giúp hệ thống hóa một cách vững chắc xứng tầm với tác phẩm Hệ thống tự nhiên (Systema naturae) của Linnaeus. Buffon định nghĩa lịch sử của tự nhiên chỉ là sự mô tả, định danh và tìm hiểu về thói quen và tập tính của sinh vật, và về nội dung thì quyển Lịch sử tự nhiên chỉ tập trung vào động vật, nên theo ông lịch sử của tự nhiên của được suy xét dựa trên các khảo sát về động vật. Người cộng tác với Buffon là Louis-Jean-Marie Daubenton luôn cố gắng tích hợp ngành giải phẫu so sánh – với trọng tâm là các cơ quan lớn và bộ xương – vào lịch sử tự nhiên, ngày nay được coi là nghiên cứu về cấu tạo bên ngoài. Daubenton cũng phân biệt nghiên cứu của ông với các nghiên cứu giải phẫu chi tiết và tập trung vào cơ thể người và ngành y học.