Liên đoàn Ả Rập
Bản mẫu:Infobox Country Liên đoàn Ả Rập (tiếng Ả Rập: الجامعة العربية al-Jāmiʻa al-ʻArabiyya), tên gọi chính thức là Liên minh các Quốc gia Ả Rập (tiếng Ả Rập: جامعة الدول العربية Jāmiʻat ad-Duwal al-ʻArabiyya), là một tổ chức của các quốc gia Ả Rập tại Tây Nam Á, Bắc và Đông Bắc Phi. Tổ chức này được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1945 tại Cairo với sáu thành viên: Ai Cập, Iraq, Transjordan (sau được đổi tên thành Jordan sau năm 1946), Liban, Ả Rập Xê Út và Syria. Yemen gia nhập tổ chức ngày 5 tháng 5 năm 1945, liên minh Ả Rập hiện có 22 thành viên. Mục đích của liên minh là "thắt chặt mối quan hệ và gia tăng hợp tác giữa các quốc gia, nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền, xem xét các vấn đề chung và các mối quan tâm của các quốc gia Ả Rập".
Thông qua một số cơ quan như Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên minh Ả Rập (ALESCO) hay Hội đồng Thống nhất Kinh tế Ả Rập (CAEU), Liên minh Ả Rập phát triển các chương trình về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học nhằm nâng cao mối quan tâm của thế giới Ả Rập. Nó còn đóng vai trò là một diễn đàn cho các quốc gia thành viên để nâng cao vị thế chính sách và cân nhắc các vấn đề chung cần quan tâm, nhằm giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế những xung đột chẳng hạn như Cuộc khủng hoảng Liban 1958. Liên minh cũng giữ vai trò đi đầu trong việc soạn thảo những văn bản quan trọng nhằm nâng cao sự hội nhập kinh tế.
Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu tại Hội đồng Liên minh, trong đó những quyết định được rằng buộc bởi những quốc gia đã bầu ra. Những mục tiêu chính của liên minh năm 1945 là củng cố và phát triển những chương trình về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa của các thành viên nhằm điều chỉnh những mâu thuẫn giữa các thành viên và các bên liên quan. Thêm nữa, việc kí kết hiệp đình Đồng hợp tác Kinh tế và Quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1950, đã gắn kết các thành viên vào một sự hợp tác đồng phát triển các phương pháp an ninh quốc phòng.
Liên minh Ả Rập đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những chương trình giảng dạy tại các trường học, nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, đẩy mạnh phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, khuyến khích các chương trình về thể thao, bảo tồn các di sản Ả Rập, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các thành viên. Những chiến dịch xóa mù chữ được phát động, nhiều thuật ngữ và các tác phẩm khoa học kĩ thuật hiện đại đã được dịch giữa các quốc gia thành viên. Liên minh khuyến khích những biện pháp chống lại tội phạm và nghiện hút, giải quyết những vấn đề về lao động - đặc biệt là với lao động nhập cư Ả Rập.
Lịch sử[sửa]
Theo sau phê chuẩn nghị định thư Alexandria Protocol năm 1944, liên đoàn Ả Rập được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1945. Liên đoàn nhằm mục đính trở thành một tổ chức khu vực của các quốc gia Ả Rập tập trung vào phát triển kinh tế, giải quyết tranh chấp, và phối hợp các mục tiêu chính trị.[1] Các quốc gia khác gia nhập vào liên đoàn vào các thời điểm sau đó.[2] Mỗi quốc gia cử một thành viên bỏ phiếu vào hội đồng. Hành động can thiệp đầu tiên, bị cáo buộc theo đại diện của phần lớn dân cư Ả Rập là đã bật gốc nhà nước Israel nổi lên vào năm 1948 (và để đáp ứng lại sự phản đổi của đa số trong thế giới Ả Rập), mặc dù thực tế rằng một người than gia trong sự can thiệp này là Transjordan đã đồng ý với Israel để phân chia nhà nước Ả Rập Palestine theo Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trong khi Ai Cập can thiệp chủ yếu để ngăn chặn đối thủ của nó ở Amman để hoàn thành mục tiêu của nó.[3] Tiếp theo đó là việc tạo ra một hiệp ước phòng thủ chung hai năm sau đó. Một thị trường chung được thành lập vào năm 1965.[1][4]
Các quốc gia thành viên[sửa]
Xem thêm[sửa]
Tham khảo[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.history.com/this-day-in-history/arab-league-formed
- ↑ “Arab League - HowStuffWorks”. HowStuffWorks. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Avi Shlaim, Collusion Across the Jordan: King Abdullah, the Zionist Movement, and the Partition of Palestine. Oxford, U.K., Clarendon Press, 1988; Uri Bar-Joseph, Uri, The Best of Enemies: Israel and Transjordan in the War of 1948. London, Frank Cass, 1987; Joseph Nevo, King Abdullah and Palestine: A Territorial Ambition (London: Macmillan Press; New York: St. Martin’s Press, 1996.
- ↑ (Robert W. MacDonald, The League of Arab States: A Study in Regional Organization. Princeton, New Jersey, USA, Princeton University Press, 1965.)