Loại bỏ tình trạng đầy hơi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đầy bụng, ợ hơi, và xì hơi là triệu chứng tự nhiên và nguyên nhân thường là do không khí bị nuốt vào trong bụng hoặc thức ăn bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa.[1] Mặc dù, xì hơi được xem là điều cấm kỵ trong xã hội, đây là hành động hoàn toàn bình thường mà một người khỏe mạnh nào cũng gặp phải mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị tích khí trong bụng quá nhiều, điều này có thể khá bất tiện hoặc gây đau đớn cho bạn. Bạn có thể thực hiện theo lời khuyên trong bài viết này để giảm thiểu hoặc tránh tích khí và tránh gặp phải cơn đau bụng do đầy hơi.

Các bước[sửa]

  1. Thay đổi thói quen của bạn. Hầu hết tình trạng đầy hơi là do bạn nuốt phải quá nhiều không khí. Có thể là do ăn quá mức, uống rượu bia, nhai kẹo cứng và kẹo cao su và hút thuốc lá. Nếu bạn thường xuyên thực hiện những điều này, bạn nên giảm thiếu chúng vì lợi ích của bạn.
  2. Viết nhật ký về thực phẩm mà bạn đã dùng. Sự thật là một vài loại thực phẩm, chẳng hạn như đậu, có thể khiến bạn bị đầy hơi, tuy nhiên, cơ thể của bạn cũng có thể đặc biệt nhạy cảm với một số loại thực phẩm nào đó. Liệt kê danh sách tất cả những loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ mỗi ngày trong vòng một tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi số lần mà bạn xì hơi mỗi ngày. Bạn sẽ có thể nhanh chóng nhận ra mối tương quan giữa thói quen ăn uống và số lần mà bạn xì hơi trong ngày.
  3. Uống thuốc. Bạn có thể uống thuốc không cần kê toa có chứa simethicone, chúng có thể giúp bạn loại bỏ tình trạng sôi bụng. Bạn có thể tìm mua thuốc có chứa simethicone dưới nhiều dạng, bao gồm thuốc viên, thuốc nhai và thuốc nước. Bạn cũng có thể tìm kiếm các loại thuốc chống đầy hơi khác được bày bán tại tiêm thuốc tây trong khu vực.
  4. Sử dụng thuốc làm từ than hoạt tính. Bạn có thể tìm mua thuốc giúp giảm thiểu lượng khí mà nhiều loại thực phẩm sản sinh. Than hoạt tính cũng sẽ giúp làm giảm mùi hôi của lượng khí thỉnh thoảng đi kèm với chứng đầy hơi.
  5. Tập thể dục nhẹ. Khi bạn cảm thấy bị đầy hơi, tập thể dục nhẹ, hoặc thực hiện bất kỳ một chuyển động thể chất nào, sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng tích tụ khí trong ruột (đầy bụng). Đi dạo 10 phút ngay sau mỗi bữa ăn có thể khá hữu ích.
  6. Hạn chế dùng thực phẩm gây đầy hơi. Để giảm thiểu tình trạng xì hơi và đầy bụng, bạn có thể hạn chế ăn thực phẩm sản sinh nhiều khí. Bạn không cần thiết phải ngừng sử dụng chúng hoàn toàn mà chỉ cần hạn chế tiêu thụ chúng.
    • Đậu nướng, các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn, cải brussel và bông cải trắng, thức uống có chứa carbon, kẹo cao su (đặc biệt nếu nó có chứa sorbitol), táo, chuối, đào, kẹo cứng, và khoai tây đều gây đầy hơi.
    • Tránh thực phẩm đã được chế biến sẵn. Cơ thể của bạn sẽ không thể tiêu hóa hoàn toàn chất hóa học được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm này và thường sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi.
    • Tích tụ khí quá mức trong bụng cũng có thể là do khả năng hấp thực thức ăn kém, chẳng hạn như khi bạn không dung nạp được lactose.
  7. Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm. Nếu bạn ăn quá nhanh, bạn sẽ nuốt nhiều không khí vào bụng hơn, và gây nên tình trạng đầy hơi. Ăn chậm sẽ giúp bạn thư giãn và giúp bạn có thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
  8. Uống nước cả ngày. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ ngăn ngừa tình trạng đầy bụng và táo bón, nhưng hớp trọn một ngụm nước thật sự có thể tích tụ không khí trong bụng và gây đầy bụng nhiều hơn. Bạn nên tập trung vào việc uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt bữa ăn và trong cả ngày hoạt động.
  9. Uống trà. Nhiều loại trà đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu và loại bỏ tình trạng tích khí. Bạn có thể uống trà bạc hà, trà gừng tươi, hoặc trà chanh một lần mỗi ngày và đón chờ kết quả. Bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu khô hoặc tươi vì chúng cũng đem lại kết quả tương tự.
  10. Nhai một vài loại hạt. Hạt cây hồi và hạt cây carum (caraway) giúp không khí di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn. Nếu bạn có thể chịu được hương vị của chúng, bạn có thể nhai một nắm hạt trong ngày và theo dõi kết quả.[2]
  11. Giảm lo lắng. khi bạn lo âu hoặc căng thẳng, nhịp thở của bạn gia tăng và khiến bạn nuốt nhiều không khí vào bụng hơn. Luyện tập cách hít thở sâu khi bạn lo lắng để giảm thiểu tình trạng đầy hơi.[3]

Lời khuyên[sửa]

  • Tình trạng tích khí và đầy bụng có thể gia tăng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữa, và đây là tác dụng phụ thông thường.
  • Nếu bạn đang bị táo bón hoặc tiêu chảy, bạn có thể gặp phải tình trạng đầy bụng.
  • Nằm ép bụng có thể giúp bạn loại bỏ lượng khí tích tụ.

Cảnh báo[sửa]

  • Ngay cả khi đầy hơi là một trạng thái khá bình thường và phổ biến, bạn nên đi khám bệnh nếu vấn đề này không thuyên giảm. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong thói quen đi vệ sinh của bạn hoặc nếu bạn giảm cân một cách kỳ lạ. Tình trạng tích khí mãn tính gây đau đớn có thể là dấu hiệu cho nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như hội chứng Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS).

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây