Loại bỏ nốt ruồi không cần phẫu thuật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nốt ruồi là các cụm tế bào sắc tố xuất hiện ở dạng đốm nâu hoặc đen trên da. Nếu muốn loại bỏ nốt ruồi an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được xóa nốt ruồi một cách chuyên nghiệp. Tự tìm cách xóa nốt ruồi có thể để lại sẹo xấu hơn so với dấu vết sau phẫu thuật chuyên nghiệp. Mặt khác, nếu thực sự không muốn phải phẫu thuật, bạn có thể làm mờ nốt ruồi bằng nguyên liệu tại nhà (chưa được kiểm chứng).

Các bước[sửa]

Loại bỏ nốt ruồi một cách an toàn[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ da liễu. Bạn sẽ không hối hận khi quyết định loại bỏ nốt ruồi một cách tan toàn. Ngay cả khi vì mục đích thẩm mỹ thì bạn cũng không nên tự ý xóa nốt ruồi mà nên đến gặp chuyên gia để được đánh giá. Bác sĩ có thể xác định xem nốt ruồi có khả năng ung thư tiềm ẩn không. Nếu có, phẫu thuật chuyên nghiệp là cách an toàn duy nhất vì các phương pháp khác sẽ không thể xử lý được tế bào ung thư.
    • Bạn có thể yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến khám bác sĩ da liễu đáng tin cậy.
    • Nếu bảo hiểm không chi trả chi phí xóa nốt ruồi, bạn có thể tìm hiểu xem có phòng khám ngoài nào có dịch vụ xóa nốt ruồi (hay giới thiệu cho bạn đến dịch vụ uy tín) không.
  2. Xác định xem có cần sinh thiết không. Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nốt ruồi có khả năng là ung thư không. Nếu nốt ruồi có triệu chứng thường gặp của ung thư sắc tố hay một loại ung thư da khác, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để kiểm tra có tế bào ung thư không. Nếu không có tế bào ung thư, bác sĩ có thể tiến hành xóa nốt ruồi.
    • Để tiến hành sinh thiết, một mẫu từ nốt ruồi sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm và xét nghiệm.
    • Nếu kết quả dương tính, bạn cần tiếp nhận điều trị thêm. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể lựa chọn để nguyên hoặc xóa nốt ruồi.
  3. Cân nhắc xem phương pháp cạo có phải là một giải pháp không. Phương pháp cạo là quy trình nốt ruồi được cạo khỏi về mặt da. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào gần nốt ruồi nên bạn sẽ không thấy đau (chỉ thấy hơi nhói). Không cần khâu da sau khi cạo nốt ruồi nhưng sẽ có sẹo nhỏ.[1]
    • Trong một số trường hợp, vùng da sau khi xóa nốt ruồi sẽ được đốt bằng dụng cụ giúp đốt cháy các lớp da để giảm nguy cơ nốt ruồi xuất hiện trở lại.
    • Phương pháp này được áp dụng cho nốt ruồi không ung thư và tương đối nhỏ. Nốt ruồi quá lớn không thể được cạo bỏ và đốt.
  4. Tiếp nhận phẫu thuật cắt bỏ nếu cần thiết. Nốt ruồi là ung thư hoặc nốt ruồi lớn và phủ rộng trên bề mặt da cần được phẫu thuật cắt bỏ. Sau khi tiêm thuốc gây tê cục bộ, bác sĩ da liễu sẽ tiến hành một đường cắt sâu để loại bỏ nốt ruồi và mô xung quanh để ngăn nốt ruồi mọc lại. Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu vết cắt lại (chỉ để lại sẹo nhỏ).[1]
    • Mặc dù nghe có vẻ to tát nhưng phẫu thuật cắt bỏ thực chất lại là một quy trình nhanh chóng (thường chỉ mất vài phút) và bạn không cần nhập viện.
    • Vì chỉ được tiêm thuốc gây tê tại chỗ nên bạn có thể tự lái xe về nhà và sinh hoạt như bình thường.
    • Chăm sóc vết thương như bác sĩ hướng dẫn. Có thể bạn sẽ phải tái khám để được cắt chỉ vết khâu.

Biết nên tránh điều gì[sửa]

  1. Tránh dùng kem xóa nốt rồi. Các loại kem này được bán trực tuyến, được quảng bá là cách xóa nốt ruồi ít tốn kém và không xâm lấn. Tuy nhiên, trên thực tế, kem xóa nốt ruồi có thể để lại sẹo rỗ sâu trên da vì kem sẽ ăn sâu vào nốt ruồi cùng phần da bên dưới, gây ra thương tổn không thể khắc phục được. Sẹo để lại sau phẫu thuật sẽ nhỏ hơn so với khi dùng kem.[2]
    • Ngoài ra, dùng kem xóa nốt ruồi sẽ không xác định được nốt ruồi có phải là ung thư hay không. Thoa kem lên nốt ruồi ung thư có thể gây nguy hiểm. Tế bào ung thư còn sót lại sẽ phát triển mất kiểm soát mà bạn không biết.
    • Không tự ý dùng kem hay bất kỳ sản phẩm nào khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  2. Tránh xóa nốt ruồi bằng tia laser. Phương pháp này được áp dụng tại một số salon thẩm mỹ nhưng không phải là lựa chọn thích hợp cho phương pháp loại bỏ nốt ruồi một cách chuyên nghiệp từ bác sĩ. Giống như kem xóa nốt ruồi, xóa bằng laser không xác định được nốt ruồi có phải ung thư hay không. Không những vậy, sẹo để lại có thể tồi tệ hơn sẹo sau phẫu thuật. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để xóa nốt ruồi an toàn.
  3. Không chủ quan với sự thay đổi của nốt ruồi. Nếu không thích phẫu thuật, bạn có thể để nguyên nốt ruồi. Điều này là bình thường, trừ trường hợp nốt ruồi dần thay đổi theo thời gian. Nốt ruồi có sự thay đổi là dấu hiệu của tế bào ung thư. Hướng dẫn ABCDE sẽ giúp bạn kiểm tra nốt ruồi. Nếu thấy nốt ruồi có những dấu hiệu sau, bạn cần đi khám bác sĩ ngay:[3]
    • A là hình dạng không đối xứng (Asymmetrical). Nốt ruồi có hai nửa khác nhau có thể là dấu hiệu ung thư.
    • B là đường viền (Border). Bạn cần quan sát xem nốt ruồi có đường viền bất thường không (đường viền bình thường sẽ mịn hơn).
    • C là màu sắc (Color). Nốt ruồi cần được kiểm tra nếu thay đổi màu sắc, có nhiều hơn một màu hoặc có màu đậm dần.
    • D là đường kính (Diameter). Nốt ruồi cần được kiểm tra nếu có đường kính lớn hơn 0,6 cm và vẫn phát triển.
    • E là sự phát triển (Evolving). Bạn cần quan sát xem nốt ruồi có sự thay đổi nào trong vòng hàng tuần hoặc hàng tháng không.
  4. Bảo vệ da khỏi tia UV để ngăn nốt ruồi mới xuất hiện. Tiếp xúc với tia từ ánh nắng có thể khiến nốt ruồi mới hình thành và nốt ruồi cũ dễ thay đổi, phát triển thành ung thư. Vì vậy, bạn cần bảo vệ da khỏi tia UV để ngăn sự xuất hiện của nốt ruồi mới và duy trì sự khỏe mạnh của nốt ruồi cũ.
    • Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn, ngay cả vào mùa đông.
    • Đội nón hoặc vật có khả năng che phủ để che nốt ruồi lại.
    • Tránh tắm nắng.

Thử nguyên liệu tại nhà chưa được kiểm chứng[sửa]

  1. Thử dùng giấm táo. Mặc dù không có nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng hiệu quả của phương pháp này nhưng một số trường hợp nhận thấy dùng giấm táo có thể giúp làm mờ nốt ruồi. Cách dùng giấm táo:
    • Nhỏ vài giọt giấm táo lên bông gòn.
    • Đặt bông gòn lên nốt ruồi rồi quấn băng gạc xung quanh.
    • Băng khoảng 1 tiếng.
    • Thực hiện quy trình này hàng ngày cho đến khi nốt ruồi biến mất. Ngưng sử dụng nếu da bị kích ứng.
  2. Dùng tỏi. Tỏi có đặc tính chữa bệnh và một số người cho rằng tỏi có thể giúp xóa nốt ruồi. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị tỏi tươi (không dùng tỏi khô) và làm theo các bước sau:
    • Cắt tép tỏi ra làm đôi.
    • Đặt nửa tép tỏi lên nốt ruồi và quấn băng gạc, để qua đêm.
    • Lặp lại nhiều ngày. Ngưng dùng tỏi nếu da bị kích ứng.
  3. Dùng vỏ chuối. Một số người cho rằng thoa vỏ chuối có thể giúp xóa nốt ruồi. Ít nhất thì phương pháp này cũng giúp dưỡng ẩm cho da.
    • Lột vỏ một quả chuối.
    • Thoa vỏ chuối lên nốt ruồi khoảng 1 tiếng.
    • Lặp lại hàng ngày cho đến khi nốt ruồi biến mất. Ngưng dùng nếu da bị kích ứng.
  4. Thử dùng muối nở và dầu thầu dầu. Cho một nhúm muối nở vào vài giọt dầu thầu dầu. Thoa hỗn hợp lên nốt ruồi và để qua đêm. Sau vài ngày, bạn có thể kiểm tra xem nốt ruồi còn hay không. Ngưng dùng nếu da bị kích ứng.
  5. Dùng tinh dầu tràm trà. Dùng tăm bông Q-tip thoa tinh dầu tràm trà lên nốt ruồi 2 lần mỗi ngày. Buổi tối, bạn có thể nhúng bông gòn vào tinh dầu rồi đắp lên nốt ruồi (dùng băng cá nhân cố định miếng bông gòn). Thực hiện phương pháp này khoảng một tháng nhưng cũng có thể lâu hơn (có thể là cả đời) thì nốt ruồi mới biến mất. Ngưng dùng nếu da bị kích ứng.

Lời khuyên[sửa]

  • Nốt ruồi cũng không phải là xấu. Bạn nên tập làm quen với sự hiện hiện của nó. Không có lý do gì để loại bỏ nốt ruồi, trừ khi đó là nốt ruồi ung thư.
  • Không bóp hoặc gãi nốt ruồi.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bóp hoặc gãi nốt ruồi. Nốt ruồi có thể chảy máu, để lại sẹo và xuất hiện trở lại.
  • Không tự ý phẫu thuật xóa nốt ruồi tại nhà.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]