Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Loại bỏ nốt ruồi một cách nhanh chóng
Từ VLOS
Hầu hết nốt ruồi đều không nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây mất thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin. Dù bạn muốn loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật hay điều trị tại nhà thì hầu hết nốt ruồi cũng đều rất dễ loại bỏ. Dưới đây là một số bước thực tiễn bạn có thể thực hiện để loại bỏ nốt ruồi không mong muốn càng nhanh càng tốt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Dùng nguyên liệu tại nhà[sửa]
- Thử dùng giấm táo. Giấm táo là nguyên liệu tuyệt vời được dùng trong nhiều liệu pháp tại nhà. Axit trong giấm táo, ví dụ như axit malic và axit tartaric, hoạt động bằng cách hòa tan để loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi. Bạn chỉ cần dùng tăm bông chấm một ít giấm táo lên da sạch mỗi ngày.[1]
- Tỏi cũng có thể đem lại hiệu quả. Tỏi là một nguyên liệu đa dụng khác mà nhiều người cho biết có tác dụng loại bỏ nốt ruồi. Bạn chỉ cần nghiền nát một ít tỏi tươi rồi cẩn thận đắp trực tiếp lên nốt ruồi, tránh đắp lên vùng da xung quanh vì tỏi có thể gây bỏng. Dùng băng gạc băng kín lại và để vài tiếng hoặc qua đêm. Phương pháp này được cho rằng có hiệu quả chỉ sau 5 ngày.[1]
- Dùng I-ốt. I-ốt là lựa chọn tuyệt vời khác cho người có da nhạy cảm vì không gây bỏng như tỏi hoặc giấm táo. Dùng tăm bông thoa I-ốt trực tiếp lên nốt ruồi, tối đa 3 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục hàng ngày đến khi bạn thấy nốt ruồi có sự cải thiện đáng kể.[1]
- Thử dùng nước ép táo chua. Ép nước vài quả táo chua rồi thoa trực tiếp lên nốt ruồi. Giống như giấm táo, axit trong nước ép táo chua hòa tan nốt ruồi. Mặc dù vậy, có thể mất ít nhất 3 tuần thì bạn mới thấy nốt ruồi có sự cải thiện đáng kể. [2]
- Chuẩn bị dứa và muối biển. Nước ép dứa có thể đem thoa trực tiếp lên nốt ruồi nhưng bạn nên hòa nửa cốc nước ép dứa với 1/2 cốc muối biển để tạo hỗn hợp chà mặt. Hỗn hợp này giúp loại bỏ lớp da phía trên nốt ruồi.[2]
- Thử dùng dầu thầu dầu và muối nở. Trộn 1 thìa muối nở với 2 thìa dầu thầu dầu để tạo thành hỗn hợp. Thoa một ít hỗn hợp trực tiếp lên nốt ruồi và để vài tiếng hoặc qua đêm rồi rửa sạch.[2]
- Thử dùng mật ong. Mật ong nổi tiếng là món ăn ngọt ngon miệng, đồng thời còn có đặc tính kháng khuẩn và chữa lành một cách đáng ngạc nhiên. Chấm một ít mật ong trực tiếp lên nốt ruồi để loại bỏ nốt ruồi một cách tự nhiên và an toàn. Hoặc bạn có thể thêm vào vài giọt dầu hạt lanh giúp làm mềm và xoa dịu da nếu muốn.[2]
-
Dùng
nguyên
liệu
tại
nhà
một
cách
có
trách
nhiệm.
Có
nhiều
nguyên
liệu
tự
nhiên
tại
nhà
được
dùng
để
loại
bỏ
nốt
ruồi.
Mặc
dù
có
ít
bằng
chứng
khoa
học
chứng
minh
nhưng
nhiều
người
quả
quyết
về
tính
hiệu
quả
của
các
nguyên
liệu
này.
Mặc
dù
vậy,
bạn
cần
cẩn
thận
khi
dùng
nước
ép
tự
nhiên
có
tính
axit
vì
chúng
có
thể
gây
bỏng
da.
Để
dùng
nguyên
liệu
tại
nhà
an
toàn
mà
hiệu
quả,
bạn
chỉ
nên
thoa
nước
ép
tự
nhiên
ít
nhất
một
lần
và
tối
đa
3
lần
mỗi
ngày.[2]
- Đối với da nhạy cảm, bạn chỉ nên để nước ép trên da 10-15 phút để ngăn kích ứng da.
- Thử thoa một ít sáp dưỡng ẩm lên vùng da quanh nốt ruồi. Cách này ngăn da quanh nốt ruồi bị kích ứng một cách không cần thiết do nguyên liệu điều trị nốt ruồi.
- Thời gian để nốt ruồi sáng màu lên hoặc biến mất sẽ khác nhau tùy từng trường hợp.
- Cần biết rằng nguyên liệu tại nhà không hoạt động nhanh và hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật hoặc kem điều trị y tế. Tuy nhiên, đây sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn tìm giải pháp không tốn kém hoặc tự nhiên.
Dùng kem thuốc[sửa]
-
Thử
dùng
kem
tẩy
nốt
ruồi.
Kem
tẩy
nốt
ruồi
có
mức
giá
vừa
phải
và
khá
hiệu
quả
trong
việc
loại
bỏ
nốt
ruồi
tại
nhà.
- Hầu hết kem hoạt động bằng cách làm sáng nốt ruồi đến khi không còn hiện rõ, thường mất khoảng vài tuần.
- Kem không kê đơn có hoạt tính mạnh hơn sẽ tập trung lột từng lớp da đến khi nốt ruồi được loại bỏ.
- Thử dùng kem làm trắng. Kem làm trắng da thông thường cũng hiệu quả trong việc giảm nốt ruồi. Loại kem này có tác dụng tương tự như kem tẩy nốt ruồi vì nó loại bỏ nốt ruồi trên bề mặt da bằng cách làm sáng da.
Phẫu thuật[sửa]
-
Tham
khảo
bác
sĩ
tổng
quát
hoặc
bác
sĩ
da
liễu.
Bạn
cần
được
bác
sĩ
kiểm
tra
trước
khi
loại
bỏ.
Bác
sĩ
sẽ
xác
định
xem
nốt
ruồi
có
ác
tính
không
và
trao
đổi
với
bạn
về
phương
pháp
tối
ưu
để
loại
bỏ
nốt
ruồi.
- Đa số nốt ruồi là lành tính. Tuy nhiên, các triệu chứng như ngứa, xuất huyết hoặc thay đổi màu sắc và kích thước có thể là dấu hiệu của nốt ruồi ác tính.[3]
- Nốt ruồi ác tính cần được loại bỏ càng sớm càng tốt.
- Nếu nốt ruồi không nguy hiểm thì bạn không nhất thiết phải loại bỏ. Tuy nhiên, nhiều người muốn loại bỏ nốt ruồi vì mục đích thẩm mỹ.
-
Cân
nhắc
các
lựa
chọn.
Có
nhiều
phương
pháp
loại
bỏ
nốt
ruồi
và
bạn
nên
cân
nhắc
cẩn
thận
xem
phương
pháp
nào
là
tốt
nhất.
Cân
nhắc
các
yếu
tố
sau:
- Hiệu quả. Cân nhắc xem tính hiệu quả của từng phương pháp. Phương pháp bạn lựa chọn có loại bỏ nốt ruồi hoàn toàn không? Liệu có nguy cơ nốt ruồi mọc lại không?
- Chi phí. Mỗi phương pháp điều trị khác nhau sẽ tốn chi phí khác nhau nên bạn cần nghĩ xem mức phí nào có thể chi trả được.
- Rủi ro. Mỗi phương pháp điều trị có rủi ro nào đi kèm? Nốt ruồi có nguy cơ nhiễm trùng không? Phẫu thuật có để lại sẹo hoặc tổn thương thần kinh không? Bạn có cần được tiêm thuốc gây mê không?
-
Cân
nhắc
loại
bỏ
nốt
ruồi
bằng
cách
cắt
hoặc
cạo
đơn
giản.
Cách
loại
bỏ
này
hiệu
quả
nhất
đối
với
nốt
ruồi
trên
bề
mặt
da.
Nốt
ruồi
có
thể
được
loại
bỏ
bằng
kéo
phẫu
thuật
hoặc
cạo
bằng
dao
mổ.
- Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ để nốt ruồi không còn nổi trên da.
- Loại bỏ nốt ruồi bằng cách này không nhất thiết phải khâu. Vết thương sẽ được đốt hoặc che phủ bằng kem hoặc dung dịch giúp ngăn máu chảy. Sau đó, bác sĩ sẽ thoa thuốc kháng sinh lên trên.
- Vết thương sẽ được băng lại và bạn có thể xuất viện sau khi điều trị.[4]
-
Cân
nhắc
loại
bỏ
nốt
ruồi
bằng
cách
cắt
bỏ
và
khâu
vết
thương.
Phương
pháp
này
hiệu
quả
nhất
đối
với
nốt
ruồi
đậm
màu
hoặc
nốt
ruồi
phẳng
xâm
nhập
sâu
trong
da.
- Đầu tiên, nốt ruồi và vùng da xung quanh sẽ được khử trùng và gây tê.
- Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng dao để cắt nốt ruồi. Độ sâu của vết rạch phụ thuộc vào kích thước nốt ruồi và tình trạng nốt ruồi ác tính hay lành tính. Đối với nốt ruồi ác tính, một vùng da rộng hơn sẽ được cắt bỏ để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn.
- Tiếp theo, vết thương sẽ được khâu lại. Trong một trường hợp, bạn cần tái khám để cắt chỉ vết thương, một số trường hợp khác chỉ sẽ tự tiêu.[4]
-
Cân
nhắc
loại
bỏ
nốt
ruồi
bằng
phương
pháp
đông
lạnh.
Đây
là
phương
pháp
thay
thế
để
loại
bỏ
nốt
ruồi,
sử
dụng
nitơ
dạng
lỏng
để
đông
lạnh
và
phá
hủy
nốt
ruồi.
Tuy
nhiên,
phương
pháp
này
chỉ
được
áp
dụng
tại
một
số
bệnh
viện.
- Nitơ lỏng có thể được thoa hoặc xịt trực tiếp lên nốt ruồi.
- Nitơ lỏng cần được thoa nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi. Nitơ sẽ tạo một vết phồng rộp trên da và da trở lại bình thường khi vết phồng rộp lành.[3]
-
Cân
nhắc
loại
bỏ
nốt
ruồi
bằng
phương
pháp
điện
đông
hoặc
đốt.
Phương
pháp
điện
đông
sẽ
đốt
nốt
ruồi
bằng
cách
dùng
dòng
điện
gây
sốc.
Dòng
điện
này
phá
hủy
mô
của
nốt
ruồi
sau
nhiều
lần
điều
trị.
Sau
khi
điều
trị,
vết
thương
không
cần
được
khâu
lại
vì
nguồn
nhiệt
từ
dòng
điên
đã
đốt
vết
thương.
- Hai phương pháp đặc biệt khác để loại bỏ nốt ruồi là phẫu thuật phóng xạ (dùng sóng tần số vô tuyến thay cho dòng điện) và điều trị bằng tia laser. Cả hai phương pháp đều hoạt động bằng cách đốt cháy mô nốt ruồi.[3]
Lời khuyên[sửa]
- Theo dõi cơ thể và xem có nốt ruồi nào thay đổi theo thời gian không. Điều này đặc biệt cần lưu ý đối với nốt ruồi tối màu hoặc phẳng. Đi khám bác sĩ nếu lo lắng về nốt ruồi.
- Luôn thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời. Cách này giúp ngăn ngừa phát triển nốt ruồi gây ung thư.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu điều trị nốt ruồi tại nhà, bạn cần biết rằng một số nguyên liệu tại nhà như giấm táo và tỏi có thể gây bỏng da và gây sẹo. Thoa sáp dưỡng ẩm cho vùng da xung quanh để tránh bị bỏng.
- Nhiều người sẽ tìm cách loại bỏ nốt ruồi vì mục đích thẩm mỹ mà không nhận ra rằng từng phương pháp loại bỏ có thể để lại sẹo. Trước khi bạn quyết định loại bỏ nốt ruồi, bác sĩ phẫu thuật có thể cho bạn biết loại sẹo và vị trí vết sẹo sau khi nốt ruồi được loại bỏ.[4]