Loại bỏ nốt ruồi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nốt ruồi (nevus) là sự phát triển của các cụm tế bào sắc tố trên da. Nốt ruồi thường có dạng đốm hoặc “bớt” màu nâu hay sẫm màu. Hầu hết người trưởng thành đều có từ 10-40 nốt ruồi.[1] Phần lớn các nốt ruồi hoàn toàn vô hại và không cần xử lý, nhưng vì lý do thẩm mỹ hoặc gây phiền toái, chúng có thể được tẩy đi nhờ bác sĩ hoặc các liệu pháp thảo dược. Tuy nhiên, một số nốt ruồi có thể là biểu hiện của khối u ác tính, một căn bệnh ung thư gây chết người, và sẽ dễ chữa trị hơn nhiều nếu được xác định và điều trị sớm.[2]

Các bước[sửa]

Xác định loại nốt ruồi mà bạn muốn loại bỏ[sửa]

  1. Xác định loại nốt ruồi để đánh giá các phương pháp xử lý. Mặc dù có thể dùng các liệu pháp tự nhiên để loại bỏ nốt ruồi vì lý do thẩm mỹ, bạn cũng cần đến bác sĩ để kiểm tra về các nốt ruồi có thể gây ung thư. Nếu bạn có nhiều nốt ruồi và một trong số đó trông khác với các nốt khác, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Luôn đi khám mỗi khi có bất cứ nghi vấn nào về các nốt ruồi.
    • Nốt ruồi thông thường – Các nốt ruồi không gây ung thư thường có màu hồng, màu da hoặc nâu. Nốt ruồi loại này chỉ có một màu, có thể phẳng hoặc nổi, hình tròn hoặc oval, và thường nhỏ hơn cục tẩy gắn đầu bút chì.[3] Nếu có từ 50 nốt ruồi trở lên, mức độ rủi ro ung thư của bạn sẽ tăng và bạn nên đến bác sĩ nhờ tư vấn.
    • Nốt ruồi bất thường (dysplastic) – Đến bác sĩ nếu bạn có bất cứ nốt ruồi nào có kích thước lớn, hình dạng kỳ lạ hoặc có nhiều màu, vì những nốt ruồi này có thể phát triển thành ung thư da.[4]
    • Nốt ruồi bẩm sinh (bớt bẩm sinh) – Các nốt ruồi này có từ khi bạn mới ra đời. Các nốt ruồi bẩm sinh to bất thường có nguy cơ ác tính cao hơn, do đó bạn nên đi khám định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu ung thư da.[5]
    • Nốt ruồi Spitz – Loại nốt ruồi này có vẻ ác tính (ung thư da). Chúng thường có màu hồng hoặc nhiều màu, nổi và có hình vòm. Các nốt ruồi này cũng có thể rỉ máu hoặc dịch. Bạn sẽ cần làm sinh thiết để đảm bảo nốt ruồi đó không gây ung thư. Nốt ruồi Spitz thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành còn trẻ.[6]
    • Nốt ruồi ác tính (melanoma) – Nốt ruồi ác tính là nốt ruồi gây ung thư và cần được loại bỏ. Đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình có nốt ruồi ác tính.
  2. Dùng gương để tự kiểm tra. Mỗi tháng bạn nên kiểm tra các nốt ruồi trên cơ thể một lần. Cởi quần áo và đứng trong phòng có đủ ánh sáng. Nếu có thể, bạn nên dùng cả gương soi toàn thân và gương cầm tay.[7]
    • Nhớ kiểm tra da đầu và đường viền chân tóc, sau tai và dưới nách.
    • Kiểm tra chân, bàn chân, bộ phận sinh dục, gáy, mông và đùi.
  3. Kiểm tra các dấu hiệu ác tính qua hình dạng của nốt ruồi. Quan sát các biểu hiện ác tính với mẹo ghi nhớ ABCDE. Nốt ruồi của bạn càng có khả năng ác tính nếu càng có nhiều điểm tương đồng sau đây:[8][9]
    • Asymmetry (không đối xứng). Nốt ruồi gây ung thư thường không đối xứng hoặc không đồng đều.
    • Borders (đường viền). Nốt ruồi gây ung thư có thể có các đường viền không đều, lởm chởm và không mịn.
    • Color (màu sắc). Nốt ruồi gây ung thư thường có màu đen hoặc đỏ và màu sắc không đồng nhất – có thể có phần đậm hơn những phần khác.
    • Diameter (đường kính). Bất cứ nốt ruồi nào lớn hơn cục tẩy gắn trên đầu bút chì đều đáng lo ngại.
    • Evolving (tiến triển). Quan trọng nhất là, bất cứ nốt ruồi nào đang thay đổi – kích thước, hình dạng hoặc cấu tạo – đều có thể gây ung thư và phải được xử lý như một nốt ruồi ác tính cho đến khi được chứng minh là không phải.
    • Ngoài ra, dạng nốt ruồi ác tính nguy hiểm nhất là ung thư hắc tố dạng nốt (nodular melanoma), với các tiêu chuẩn sau:
      • Elevated (nổi). Các nốt ruồi nổi cục có nhiều khả năng phát triển thành ác tính.
      • Firm (cứng). Nốt ruồi gây ung thư thường trở nên cứng.
      • Growing (phát triển). Các nốt ruồi tiếp tục phát triển là đặc biệt đáng lo ngại.
  4. Liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn nghi ngờ mình có nốt ruồi ác tính. Nếu có bất cứ lý do nào để tin rằng nốt ruồi của mình có thể gây ung thư, bạn cần hẹn bác sĩ để được khám càng sớm càng tốt. Điều trị sớm đóng vai trò rất quan trọng cho thành công trong việc chữa trị u ác tính, và chỉ có chuyên gia y tế mới có thể hướng dẫn bạn về phác đồ điều trị thích hợp.[10]

Nhờ bác sĩ loại bỏ nốt ruồi không gây ung thư[sửa]

  1. Nói chuyện với bác sĩ về bảo hiểm y tế. Mặc dù bảo hiểm y tế không chi trả cho phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng có những lý do khác để phá bỏ nốt ruồi. Bạn nên kiểm tra danh mục bảo hiểm y tế xem có thể được chi trả không.[11]
  2. Cắt bỏ nốt ruồi bằng phẫu thuật. Bác sĩ da liễu có thể loại bỏ nốt ruồi trong một hoặc hai lần khám bằng cách đơn giản là cắt đi. Tùy vào kích thước và độ sâu của nốt ruồi, bác sĩ có thể “cạo” cho phẳng với bề mặt da, hoặc có thể cắt sâu xuống và khâu kín lại. Nếu có nghi ngờ ung thư, nốt ruồi của bạn sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để làm sinh thiết.[11]
    • Đối với các nốt ruồi nhỏ, thủ thuật gây tê tại chỗ là đủ để giảm đau trong quá trình cắt bỏ nốt ruồi.
    • Nếu nốt ruồi mọc trở lại, bạn cần ngay lập tức đi khám, vì đây là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh ung thư.
  3. Phá hủy nốt ruồi bằng tia laser. Một số bác sĩ da liễu dùng tia laser để phá nốt ruồi, tuy nhiên đây không phải là lựa chọn ưu tiên. Mặc dù tia laser có thể phá hủy các tế bào của nốt ruồi, nhưng một số người nói rằng sắc tố quay trở lại sau khi điều trị, thậm chí còn đậm màu hơn trước.[12]
  4. Liệu pháp làm lạnh (cryotherapy). Một số loại u sắc tố hoặc khối u trên da không phải là nốt ruồi, ví dụ như những mảng da dày do tác động của ánh nắng mặt trời, gọi là keratosis. Các loại u sắc tố này có thể được loại bỏ bằng cách làm lạnh và phá hủy. Thông thường quá trình được thực hiện bằng cách dùng bông nhúng trong nitrogen lỏng, và thời gian chỉ mất không quá 1 phút.[13]
    • Với liệu pháp làm lạnh, các nốt phồng rộp hoặc vảy có thể xuất hiện ở vị trí điều trị, nhưng thường sẽ tự lành.
    • Đến bác sĩ nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng – đỏ, sưng hoặc chảy dịch – hoặc nếu khối u trên da xuất hiện trở lại sau khi điều trị.

Nhờ bác sĩ loại bỏ nốt ruồi gây ung thư[sửa]

  1. Làm sinh thiết. Nếu nghi ngờ nốt ruồi của bạn có khả năng gây ung thư, bác sĩ sẽ lấy một phần nốt ruồi và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Xét nghiệm sinh thiết cần cho việc chẩn đoán.[14][15]
    • Xét nghiệm sinh thiết có thể thực hiện nhanh và dễ dàng tại phòng khám.
    • Kết quả sinh thiết sẽ cho biết nốt ruồi có khả năng gây ung thư hay không. Bác sĩ cũng có thể dựa vào đó để chẩn đoán về giai đoạn phát triển của ung thư.
    • Một số trường hợp đòi hỏi sinh thiết hạch bạch huyết bảo vệ (sentinel lymph node biopsy). Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định ung thư tế bào sắc tố đang ở giai đoạn nào.
  2. Làm phẫu thuật cắt lọc. Nếu được phát hiện sớm trước khi lây lan, u sắc tố da có thể được loại bỏ hoàn toàn qua thủ thuật cắt bỏ nốt ruồi ác tính. Quá trình được gọi là cắt lọc này thường chỉ cần gây tê tại chỗ (vùng da tổn thương sẽ được gây tê và bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật), tuy nhiên những khối u sắc tố lớn hoặc sâu có thể đòi hỏi gây mê toàn thân (bệnh nhân được gây ngủ trong quá trình phẫu thuật).[15]
    • Một thủ thuật cắt lọc đặc biệt gọi là phẫu thuật Mohs (Mohs micrographic surgery) chứng tỏ rất có hiệu quả trong việc điều trị hai loại ung thư da phổ biến nhất, ung thư tế bào đáy (basal cell carcinoma) và ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma), cũng như ung thư tế bào sắc tố da.[14] Với phẫu thuật Mohs, bác sĩ sẽ loại bỏ từng phần nhỏ của mô bị ảnh hưởng và kiểm tra trên kính hiển vi cho đến khi không còn các tế bào ung thư.[16]
    • Các phẫu thuật cắt lọc nhỏ chỉ cần khâu, nhưng có thể cần phải ghép da nếu phần cắt lọc có diện tích lớn.[15]
    • Bạn có thể cần người giúp chăm sóc vết thương sau phẫu thuật nếu phần phẫu thuật có diện tích lớn. Trao đổi với bác sĩ về những điều có thể xảy ra. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và đi tái khám đầy đủ.
  3. Điều trị bằng liệu pháp xạ trị, hóa trị, và/ hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác. Các phương pháp điều trị ung thư truyền thống có thể cần thiết nếu ung thư lan ra khỏi nốt ruồi ban đầu và di căn vào hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác. Có các phương pháp hóa trị, xạ trị và nhiều phương pháp khác để điều trị ung thư.[10]
    • Một số phương pháp điều trị có thể đem đến cơ hội chặn đứng căn bệnh, một số khác chỉ là phương pháp giảm nhẹ - nhằm cải thiện và/hoặc kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân trong trường hợp không thể chữa khỏi.
    • Nói chuyện với bác sĩ để xác định các lựa chọn nếu phẫu thuật cắt lọc đơn giản không đủ để chữa khỏi bệnh ung thư sắc tố da.
  4. Hạn chế tiếp xúc tia cực tím (UV) để phòng chống ung thư sắc tố da. Việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV (thông thường dưới dạng ánh nắng mặt trời, tuy nhiên cũng có với liệu pháp làm nâu da, v.v…) là thủ phạm chính khiến nốt ruồi ác tính phát triển.[17] Để giảm rủi ro phát triển loại nốt ruồi này, bạn cần tránh các hoạt động ở dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài như phơi nắng, bơi lội ngoài trời và các hoạt động tương tự.
    • Nếu phải ở dưới nắng, bạn hãy dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 30.
    • Lời khuyên này đặc biệt quan trọng đối với những người có nước da nhạt màu, vì họ có cơ địa dễ bị tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  5. Kiểm tra da thường xuyên. Khi đã có nốt ruồi ác tính, mức độ rủi ro phát triển một nốt ruồi ác tính nữa sẽ cao gấp 5 lần bình thường, do đó việc kiểm tra da định kỳ là điều quan trọng.[17] Đi tái khám đầy đủ và nhờ bác sĩ tư vấn về các biện pháp phòng ngừa có thể cần thiết cho bạn.[18]
    • Bạn cũng cần kiểm tra da định kỳ nếu bạn hoặc người trong gia đình bạn có tiền sử ung thư da.

Tự loại bỏ nốt ruồi với các liệu pháp tự nhiên[sửa]

  1. Không cắt hoặc cạo nốt ruồi ở nhà. Mặc dù các liệu pháp tẩy nốt ruồi tự nhiên hầu như vô hại, nhưng việc cắt nốt ruồi có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu nốt ruồi có chứa các tế bào ung thư, một số sẽ ở lại trong da và lây lan.[11]
    • Bạn cũng nên đến bác sĩ trước khi thử xử lý nốt ruồi bằng bất cứ liệu pháp tự nhiên nào để đảm bảo loại trừ trường hợp ung thư.
  2. Biết rằng việc tự điều trị nốt ruồi có thể để lại sẹo. Tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ da liễu nếu muốn loại bỏ nốt ruồi vì lý do thẩm mỹ. Những phương pháp dưới đây đã được áp dụng nhiều thập kỷ, nhưng chưa được chứng thực về mặt khoa học. Một số cách trị liệu có thể gây kích ứng da, thậm chí gây ra sẹo.
    • Nếu bị kích ứng, bạn cần ngưng ngay lại và nhanh chóng gọi cho bác sĩ.
  3. Dùng chất làm trắng da tự nhiên để làm nhạt màu nốt ruồi. Có một số hoa quả và chiết xuất đã được chứng mình là làm trắng da. Mặc dù tất cả các liệu pháp này đều mất nhiều tuần mới phát huy tác dụng, nhưng cũng là các cách hiệu quả và không để lại sẹo nhằm làm mờ nốt ruồi, nhất là các nốt ruồi phẳng.
    • Nước cốt chanh – các loại hoa quả họ cam quýt chứa nhiều vitamin C, có tác dụng thúc đẩy việc sản xuất collagen (cần thiết cho quá trình tái tạo các tế bào da mới), là một chất chống ô-xy hóa hữu hiệu và đã được chứng minh là giúp ngăn chặn quá trình sạm da do tiếp xúc với tia UV.[19] Kết hợp nước cốt chanh với mật ong và đắp lên nốt ruồi trong 15-20 phút, mỗi ngày một lần. Dùng nước rửa sạch.
      • Cảnh báo: Không phơi nốt ruồi dưới ánh nắng mặt trời khi đang dùng liệu pháp này. Nước cốt trong các loại quả họ cam quýt có thể phản ứng với tia UV và gây bệnh viêm da do ánh sáng (photodermatitis), một căn bệnh gây đau đớn với hiện tượng phát ban, phồng rộp hoặc đóng vảy trên da.[20]
    • Quả lê tàu – một dạng hydroquinone tự nhiên – đã được chứng minh là có tác dụng như một chất ức chế tyrosinase. Tyrosinase là một enzyme giúp sản sinh melanin, một sắc tố làm sạm da, do đó việc ngăn chặn tyrosinase sẽ có hiệu quả làm trắng da.[21][22] Loại lê tốt nhất là lê Yaquang, Hongpi, Quingpi, hoặc Guifei.[23] Xay quả lê cả vỏ với mật ong như một chất kết dính và đắp 15-20 phút mỗi ngày, rửa lại bằng nước ấm. Ngừng sử dụng nếu da bị kích ứng.
    • Dứa – Quả dứa chứa các hợp chất có vai trò như chất ức chế tyrosinase, do đó có thể giúp làm trắng da.[24] Dùng máy xay thực phẩm xay bốn lát dứa với nửa thìa canh mật ong. Đắp mỗi ngày 15-20 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
    • Dầu quả lý gai, chiết xuất quả dâu gấu hoặc chiết xuất hạt bưởi. Các loại tinh dầu trên đều chứa chất ức chế tyrosinase giúp làm trắng da,[25] nhưng bạn cần cẩn thận khi sử dụng vì nếu dùng quá nhiều có thể gây dị ứng. Hòa vài giọt dầu hoặc chiết xuất tinh dầu với mật ong và đắp lên nốt ruồi mỗi ngày 15-20 phút.
  4. Đắp tỏi lên nốt ruồi. Tỏi giàu lưu huỳnh và các loại enzyme giúp phá hủy các tế bào sản sinh sắc tố và làm sáng nước da. Tỏi cũng có thể giúp làm sáng màu nốt ruồi. Cắt một nhánh tỏi, đắp mặt cắt lên nốt ruồi, dùng băng dính dán cố định và để qua đêm. Nốt ruồi có thể bắt đầu biến mất trong vòng 5 ngày.[26]
    • Cảnh báo: Tỏi có thể gây kích ứng và làm đỏ da.
    • Bảo vệ da bằng cách bôi sáp petroleum jelly lên vùng da xung quanh nốt ruồi.
  5. Dùng giấm táo. Dùng nước ấm rửa nốt ruồi, sau đó dùng bông nhúng vào giấm táo và đắp lên nốt ruồi. Bạn có thể dùng băng dính băng cố định và để qua đêm, nhưng nếu muốn đỡ bị kích ứng da, bạn có thể đắp lên nốt ruồi mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10 -15 phút. Nốt ruồi có thể biến mất sau khoảng 10 ngày.[27]
    • Cảnh báo: Lúc đầu giấm táo có thể khiến nốt ruồi trông tệ hơn.
    • Giấm táo có thể để lại sẹo sau khi nốt ruồi đã được tẩy.
    • Bôi sáp petroleum jelly lên vùng da xung quanh nốt ruồi để bảo vệ da.
  6. Thử dùng dầu thầu dầu hoặc dầu hạt lanh. Mặc dù các bằng chứng về tính hiệu quả chưa thuyết phục, nhưng cả hai loại dầu này từ lâu đã được sử dụng để làm mềm và làm tan nốt ruồi. Chúng đặc biệt hữu ích cho những nốt ruồi nổi.
    • Dầu thầu dầu – trộn một nhúm muối nở với vài giọt dầu thầu dầu và đắp lên nốt ruồi mỗi ngày hai lần. Phương pháp này hầu như không để lại sẹo, nhưng có thể phải mất từ một tháng trở lên nốt ruồi mới bắt đầu mờ.
    • Dầu hạt lanh – trộn hạt lạnh xay mịn và mật ong thành bột nhão. Đắp lên nốt ruồi khoảng một tiếng, mỗi ngày ba lần. Có thể mất nhiều tuần nốt ruồi mới nhạt đi.
  7. Bôi lô hội. Dùng gạc cotton để đắp lô hội lên nốt ruồi cho đến khi thấm hoàn toàn, sau đó đắp thêm lần nữa. Nốt ruồi của bạn có thể mờ đi sau vài tuần.[28]

Cảnh báo[sửa]

  • Đến gặp bác sĩ ngay khi thấy nốt ruồi thay đổi nhanh chóng.
  • Không dùng kem phá nốt ruồi. Các loại kem này thường bán trên mạng, được quảng cáo là một biện pháp ít tốn kém và không xâm lấn thay thế cho phẫu thuật. Thực ra, các loại kem phá nốt ruồi rốt cuộc có thể để các lỗ sâu trên da, vì kem đi qua nốt ruồi, đào sâu vào lớp da bên dưới và gây tổn thương không thể sửa chữa được. Nếu đem so sánh, các sẹo nhỏ do phẫu thuật loại bỏ nốt ruồi để lại là không đáng kể.[29]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.cancer.gov/types/skin/moles-fact-sheet
  2. http://www.aafp.org/afp/2000/0715/p357.html
  3. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/m---p/moles/signs-symptoms
  4. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/moles.html
  5. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/m---p/moles/who-gets-types
  6. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/m---p/moles/who-gets-types
  7. http://www.melanoma.org/understand-melanoma/preventing-melanoma/self-screening-guide
  8. http://www.skincancer.org/skin-cancer-information/melanoma/melanoma-warning-signs-and-images/do-you-know-your-abcdes
  9. http://www.melanoma.org/understand-melanoma/diagnosing-melanoma/detection-screening/abcdes-melanoma
  10. 10,0 10,1 http://www.cancer.gov/publications/patient-education/skin.pdf
  11. 11,0 11,1 11,2 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/m---p/moles/diagnosis-treatment
  12. http://www.nevus.org/treatment-options_id598.html
  13. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007506.htm
  14. 14,0 14,1 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/m---p/melanoma/diagnosis-treatment
  15. 15,0 15,1 15,2 http://www.cancer.org/cancer/skincancer-melanoma/detailedguide/melanoma-skin-cancer-treating-surgery
  16. http://www.skincancer.org/skin-cancer-information/mohs-surgery/mohs-overview
  17. 17,0 17,1 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/m---p/melanoma/tips
  18. http://www.cancer.org/cancer/skincancer-melanoma/detailedguide/melanoma-skin-cancer-after-follow-up
  19. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16029672
  20. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25317269
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25384245
  22. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25035992
  23. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24444971
  24. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20843530
  25. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24557876
  26. http://www.naturalnews.com/029083_moles_removal.html#
  27. http://www.naturalnews.com/029083_moles_removal.html#
  28. http://www.naturalnews.com/029083_moles_removal.html#ixzz3f2quyIKK
  29. http://www.dailymail.co.uk/femail/beauty/article-1214879/Leave-moles-More-women-resorting-dangerous-DIY-removal-kits--lethal.html