Louis Armstrong
Bản mẫu:Infobox musical artist
Louis[1] Armstrong (sinh 4 tháng 8, 1901[2] – 6 tháng 7, 1971), nghệ danh Satchmo[3], Sachimo hay Pops, là nghệ sĩ kèn trumpet và ca sĩ nhạc jazz của Mỹ.
Louis Armstrong bắt đẩu nổi tiếng từ thập niên 1920, sử dụng kèn cornet và trumpet điệu luyện. Ông đặt nền móng và tạo ảnh hưởng lớn cho phong trào nhạc jazz, chuyển hướng chơi nhạc từ trình diễn sáng tác tùy hứng chung sang hình thức trình diễn độc tấu. Ngoài cách bấm và thổi kèn độc đáo, ông còn có giọng hát khàn rất đặc biệt, thường uốn vặn âm điệu, lời ca của bài hát nhiều kiểu, với mục đích biểu cảm. Louis Armstrong còn có khả năng hát scat[4] rất tài tình.
Ảnh hưởng của Louis Armstrong không chỉ trong lãnh vực nhạc jazz mà còn lan sang nhạc pop trong thập niên 1960. Theo bình luận gia âm nhạc Steve Leggett thì Armstrong "có thể là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nền ca nhạc Mỹ trong thế kỷ 20." [5]
Tiểu sử[sửa]
Louis Armstrong sinh ra và sống thời thơ ấu trong khu nghèo nhất của New Orleans, Louisiana, ông nội là nô lệ gốc Phi. Cha mẹ ông không cưới mà có con. Khi ông cò nhỏ, cha ông William Armstrong (1881–1922) bỏ nhà đi theo người đàn bà khác. Mẹ ông Mayann Armstrong (1886–1942) sau đó bỏ ông cho bà nội nuôi. Khi Armstrong lên 5 thì mẹ ông về sống với gia đình, ông chỉ gặp cha mình những lần lễ lạc. Ông theo học trường Fisk School và bắt đầu thích nghe nhạc Creole. Louis Armstrong cố gắng kiếm tiền bằng cách bán báo, lượm thức ăn bán lại cho nhà hàng nhưng gia đình ông quá túng thiếu mẹ ông phải làm nghề mại dâm. Armstrong làm nghề kéo xe chở than đến Storyville và lai vãng các sàn nhảy, nhà chứa, để hóng nghe các ban nhạc trình tấu.
Armstrong lớn lên từ giai cấp xã hội hèn mạt nhất, trong một thị trấn bị kỳ thị, nhưng lại có nền âm nhạc sâu đậm, nóng bỏng - lúc bấy giờ gọi là nhạc "ragtime" (thời đói rách) chứ chưa gọi là nhạc jazz. Tuy thời thơ ấu ông sống trong cảnh đói nghèo, Louis Armstrong không cho rằng đó là điều đáng buồn mà là nguồn cảm hứng vô biên, ông từng nói: "Mỗi khi tôi nhắm mắt thổi cái kèn của tôi - tôi nhìn thẳng vào trái tim của thành phố New Orleans xa xưa... Nó đem lại cho tôi một cái gì đó để tôi bám vào mà sống."[6]
Qua đời[sửa]
Armstrong chết vì đau tim khi đang ngủ vào ngày 6 tháng 7 năm 1971 lúc 69 tuổi,[7] 11 tháng sau khi trình diễn ở một chương trình nổi tiếng tại phòng nhạc Waldorf-Astoria.[8] Ông sống tại Corona, Queens, thành phố New York, lúc ông qua đời.[9] Ông được an táng tại Nghĩa trang Flushing, Flushing, ở Queens, thành phố New York.[10] Tham gia đưa tiễn ông gồm có Bing Crosby, Ella Fitzgerald, Dizzy Gillespie, Pearl Bailey, Count Basie, Harry James, Frank Sinatra, Ed Sullivan, Earl Wilson, Alan King, Johnny Carson và David Frost.[11] Peggy Lee đã hát bài The Lord's Prayer ở đám tang, còn Al Hibbler hát bài "Nobody Knows the Trouble I've Seen" và người bạn lâu năm của ông, Fred Robbins, đọc điếu văn.[12]
Chú thích[sửa]
- ↑ Ông thích được gọi là Louie. Theo Louie Bellson [1]. Armstrong đăng ký tên "Lewie" trong cuộc thống kê dân số Mỹ năm 1920.
- ↑ Armstrong không rõ ngày sinh của mình, thường ăn mừng sinh nhật mình ngày 4 tháng 7 quốc khánh Mỹ. Theo sổ an sinh xã hội Mỷ thì ông khai sinh năm 1901, nhưng khi báo chí phỏng vấn thì ông khai sinh năm 1900. Theo hồ sơ nhà thờ rửa tội thì ông sinh ngày 4 tháng 8 năm 1901.
- ↑ Từ chữ tiếng Anh "satchel-mouth": mồm trông như cái túi da.
- ↑ Loại hát không lời, dùng giọng phát những âm thanh vô nghĩa nhưng có âm điệu, thường để xen kẽ giữa các đoạn trong bài hát hay bản nhạc.
- ↑ allmusic The Essential Louis Armstrong {Columbia\Legacy} Overview.
- ↑ Bergreen, Laurence (1997). Louis Armstrong: An Extravagant Life. New York: Broadway Books. p.6. ISBN 0-553-06768-0.
- ↑ Meckna, Michael; Satchmo, The Louis Armstrong Encyclopedia, Greenwood Press, Connecticut & London, 2004.
- ↑ Bergreen, 1997, p. 491.
- ↑ Krebs, Albin. "Louis Armstrong, Jazz Trumpeter and Singer, Dies", The New York Times, ngày 7 tháng 7 năm 1971. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009. "Louis Armstrong, the celebrated jazz trumpeter and singer, died in his sleep yesterday morning at his home in the Corona section of Queens."
- ↑ Bản mẫu:Find a Grave
- ↑ Collier, James Lincoln (1985). Louis Armstrong. Pan. tr. 333. ISBN 0-330-28607-2.
- ↑ “Louis Armstrong Dies: 1971 Year in Review”. Upi.com (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..