Luyện tập mắt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe thể chất thông qua hoạt động và duy trì thói quen tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tập cho mắt của mình. Các bài tập mắt có tác dụng tăng cường cơ mắt, cải thiện tập trung, chuyển động mắt, và kích thích trung tâm thị lực của não. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy tập luyện mắt có khả năng cải thiện tầm nhìn, nhưng chúng có thể tác động đến các vấn đề liên quan đến mắt mà bạn đang mắc phải và duy trì mức độ thị lực hiện tại.[1]

Các bước[sửa]

Chuẩn bị tập luyện mắt[sửa]

  1. Trao đổi với chuyên gia thị lực về bài tập mắt. Không có thông tin khoa học nào cho thấy bài tập mắt có tác dụng cải thiện tầm nhìn. Vì thế trước khi áp dụng, bạn nên tìm đến chuyên gia thị lực để kiểm tra mắt. Chuyên gia sẽ phát hiện nếu bạn có vấn đề liên quan đến mắt. Trước khi tập luyện mắt, bạn nên hỏi chuyên gia thị lực xem liệu các bài tập này có hiệu quả đối với mắt bạn hay không.[2]
    • Ghi nhớ rằng bài tập mắt không có tác dụng chữa trị hay khắc phục các vấn đề về mắt như cận thị, lão thị (không có khả năng thay đổi tiêu điểm từ xa đến gần), hoặc loạn thị (mờ mắt do kết cấu giác mạc).[3] Hầu hết chuyên gia thị lực không tin bài tập mắt có thể giúp bạn chữa khỏi tật khúc xạ.[2]
    • Bạn có thể áp dụng những bài tập này trong trường hợp không bị bệnh về mắt có thể trở nên trầm trọng hơn nếu sử dụng mắt liên tục. Tuy nhiên nếu mắc bệnh nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, mù một hoặc hai mắt, hay chấn thương giác mạc đang hồi phục, bạn không nên làm những bài tập này.[2]
  2. Sờ mắt bằng lòng bàn tay. Cách này giúp làm giảm tác nhân kích thích mắt và não. Nhắm mắt và ấn nhẹ giúp phân bố màng nước mắt đều và thư giãn đôi mắt.[4]
    • Ngồi thoải mái trên ghế. Chà xát lòng bàn tay để tạo nhiệt.
    • Nhắm mắt và dùng lòng bàn tay gập lại che hai mắt. Không đè lên nhãn cầu và không bịt kín mũi để tạo sự thông thoáng trong lúc áp lòng bàn tay lên mắt.
    • Không để ánh sáng chiếu vào mắt thông qua kẽ ngón tay hoặc cạnh bên của lòng bàn tay và mũi. Ánh sáng sẽ kích thích, thay vì thư giãn mắt, và ngăn cản quá trình thư giãn. Hình dung bóng đêm sâu thẳm và tập trung vào nó.
    • Thở sâu thật chậm và đều trong lúc mường tượng khung cảnh yên bình, chẳng hạn bãi biển vắng người, hồ nước trong xanh, hay ngọn núi sừng sững. Sau khi nhìn thấy một màu đen, bạn có thể đưa lòng bàn tay ra khỏi mắt.
    • Lặp lại động tác lòng bàn tay ba phút hoặc hơn.
  3. Mát-xa mắt. Cách này giúp cải thiện tuần hoàn máu quanh mắt và khuôn mặt, cũng như để chuẩn bị luyện tập mắt.[5]
    • Dùng gạc nóng và lạnh: Nhúng một khăn vào nước ấm và một khăn vào nước lạnh. Đắp khăn ấm lên mặt sao cho tiếp xúc với lông mày, mắt nhắm lại, và gò má. Sau ba phút, mở khăn ấm ra và đắp khăn lạnh lên mặt. Thay thế hai loại khăn theo ý muốn và kết thúc bằng khăn lạnh. Sự biến đổi nhiệt độ trên khuôn mặt gây co và giãn mạch, thay đổi sinh lý giúp kích thích khuôn mặt cũng như vùng da xung quanh mắt.
    • Mát-xa mặt toàn diện: Nhúng khăn vào nước ấm. Chà xát cổ, trán và má bằng khăn. Sau đó dùng đầu ngón tay mát-xa nhẹ trán và mắt nhắm lại.
    • Mát-xa mí mắt: Rửa sạch tay. Sau đó nhắm mắt và mát-xa theo đường tròn bằng ngón tay từ một đến hai phút. Ấn thật nhẹ lên mắt trong lúc mát-xa. Lực nhẹ giúp kích thích mắt.

Luyện tập mắt[sửa]

  1. Tăng cường tiêu điểm xa và gần mắt. Bài tập này có tác dụng tăng cường cơ mắt và duy trì mức thị lực hiện tại.[6]
    • Ngồi trên ghế hoặc đứng trước tường có bề mặt trống. Đặt ngón tay cái trước mặt khoảng 25 cm và tập trung vào nó. Ngoài ra bạn có thể tập trung vào vật thể cách xa 1,5 đến 3 mét khoảng 10-15 giây.
    • Sau đó tập trung vào vật thể cách 3-6 mét trước mặt bạn nhưng không di chuyển đầu. Tập trung vào vật thể khoảng 10-15 giây.
    • Sau 10-15 giây, tập trung lại vào ngón tay cái. Thực hiện thao tác này 5 lần.
  2. Tập phóng đại với mắt. Đây là bài luyện tập trung mắt có hiệu quả, vì bạn phải liên tục điều chỉnh cách tập trung vào vật thể trong khoảng cách cố định.[6]
    • Ngồi ở tư thế thoải mái.
    • Kéo dãn cánh tay với ngón tay cái ở tư thế tán thành.
    • Tập trung vào ngón tay. Sau đó đưa ngón tay lại gần bạn, tập trung cho đến khi ngón tay ở trước mặt khoảng 15 cm.
    • Đưa ngón tay cái ra xa lần nữa cho đến khi tay kéo dãn hoàn toàn.
    • Lặp lại ba lần nữa, một lần một tuần.
    • Ngoài ra bạn có thể tập bài này bằng cách giữ cây bút chì trước mặt với khoảng cách bằng cánh tay. Sau đó di chuyển cánh tay từ từ lại gần mũi. Đưa mắt theo cây bút cho đến khi không thể tập trung được nữa.
  3. Vẽ hình số tám bằng mắt. Đây là bài tập có tác dụng trong việc rèn luyện kiểm soát chuyển động vật lý của mắt.[6]
    • Tưởng tượng hình số 8 lớn trên sàn nhà cách 3 mét.
    • Dùng mắt vẽ con số 8 chậm rãi.
    • Vẽ theo một đường trong vài phút và sau đó vẽ theo đường ngược lại trong vài phút.
  4. Tập chuyển động mắt nhịp nhàng. Những bài tập này có tác dụng tăng cường mắt và kết hợp tay-mắt.[5]
    • Thực hiện bài chuyển động thanh. Bài này kiểm tra khả năng của não tập trung vào vật thể của mắt và duy trì cân bằng và kết hợp. Đứng trước hàng rào, cửa sổ có thanh chắn, hoặc vật thể có đường ngang cách đều nhau. Tập trung vào vật thể ở khoảng cách xa phía bên kia thanh. Thư giãn cơ thể và chuyển đổi trọng lượng từ chân này sang chân kia. Hít thở đều và thư giãn. Ghi nhớ phải chớp mắt trong lúc thực hiện bài tập này. Tiếp tục từ hai đến ba phút.
    • Thực hiện bài chuyển động tròn. Bài tập này giúp tăng cường tầm nhìn ngoại vi. Tập trung vào vật thể ở khoảng cách gần sát mặt đất. Xoay theo hướng dẫn của Chuyển động Thanh. Tập trung ánh nhìn vào cùng vật thể, dùng tầm nhìn ngoại vi quan sát xung quanh trong lúc xoay. Tiếp tục khoảng 2 đến 3 phút.
  5. Thực hiện bài tập mắt định hướng. Di chuyển mắt theo nhiều hướng khác nhau là cách hiệu quả để luyện tập mắt.[7]
    • Đứng hoặc ngồi thẳng. Nhìn thẳng. Sau đó nhìn sang trái nhưng không xoay đầu. Tập trung vào vật thể mà bạn thấy. Tiếp theo nhìn sang phải. Di chuyển mắt qua lại năm lần. Lặp lại động tác này ba lần.
    • Nhìn xuống như không di chuyển đầu. Tập trung vào vật thể rồi nhìn lên. Tập trung vào đối tượng. Lặp lại ba lần.
    • Nhìn thẳng không di chuyển đầu. Sau đó nhìn xuống và sang trái. Tập trung vào vật thể. Sau đó di chuyển mắt theo đường chéo và nhìn lên trên và bên phải. Tập trung vào đối tượng. Lặp lại năm lần. Sau đó nhìn thẳng và thực hiện tương tự nhìn xuống và sang phải sau đó nhìn lên và sang trái. Lặp lại chu trình ba lần.
  6. Kết thúc bài tập bằng cách sử dụng lòng bàn tay. Luôn kết thúc bằng thao tác lòng bàn tay để thư giãn mắt sau khi hoạt động cường độ cao.[7]
    • Ngoài ra bạn có thể kết thúc bài tập mắt bằng cách nhắm mắt và giữ trong không gian tối, yên tĩnh khoảng vài phút. Sau đó thư giãn và nghỉ ngơi.

Lời khuyên[sửa]

  • Trong trường hợp đau đầu hoặc căng hay mờ mắt trong khi tập, bạn nên ngừng lại và nghỉ ngơi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]